Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.4. Xu hướng mua bán, sáp nhập ngân hàng thương mại
Với sự gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và xu hướng toàn cầu hóa, hoạt động mua bán, sáp nhập NHTM đang trở thành xu hướng tất trong bối cảnh đầy khó khăn của thị trường trong thời gian qua. Về mặt pháp lý, sáp nhập là hình thức các công ty thống nhất kết hợp, gộp chung cổ phần với nhau.
Còn mua bán là một công ty tiến hành mua bán hoạt động kinh doanh và chiếm lĩnh hoàn toàn một công ty khác với tư cách là người chủ sở hữu mới. Những công ty lớn sẽ mua bán các công ty nhỏ và yếu hơn, nhằm tạo nên một công ty mới có sức cạnh tranh hơn và giảm thiểu chi phí. Các công ty sau khi mua bán, sáp nhập sẽ có cơ hội mở rộng thị phần và đạt đƣợc hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
Vì thế, những công ty nhỏ là đối tượng bị mua thường sẵn sàng để công ty khác mua và mình đồng ý bán vì sẽ tốt hơn so với việc bị phá sản hoặc rất khó khăn tồn tại trên thị trường.
1.4.1. Trên thế giới
Giá trị từ hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng có thể nhận thấy rất rõ đó là đƣợc cải thiện tình hình tài chính. Ngân hàng sau khi mua bán, sáp nhập sẽ
17
đƣợc tăng thêm nguồn vốn sử dụng và khả năng tiếp cận nguồn vốn, chia sẻ rủi ro, tăng cường tính minh bạch về tài chính; Giảm nhân viên, tinh gọn bộ máy vì thông thường, khi hai hay nhiều bên sáp nhập lại đều có nhu cầu giảm việc làm, nhất là các công việc gián tiếp. Đồng thời thông qua mua bán, sáp nhập, bên mua cũng đƣợc tiếp nhận nguồn lao động có kỹ năng tốt và nhiều kinh nghiệm.
Đây cũng là dịp để các ngân hàng sàng lọc và sa thải những vị trí làm việc kém hiệu quả. Đƣợc trang bị công nghệ mới: Thông qua việc mua bán, sáp nhập, ngân hàng mới có thể tận dụng công nghệ hay kỹ thuật của nhau để tạo lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, nguồn vốn dồi dào cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để họ trang bị những công nghệ hiện đại phục vụ cho việc kinh doanh của mình; tăng khả năng cạnh tranh, củng cố vị thế trên thị trường: Sau khi thực hiện mua bán, sáp nhập, hai bên có thể khai thác đƣợc những lợi thế lẫn nhau, tăng thị phần, tận dụng quan hệ khách hàng, khả năng bán chéo sản phẩm, dịch vụ, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo ra các cơ hội kinh doanh mới.
Từ những lợi ích và giá trị đó, hoạt động mua bán, sáp nhập trong ngân hàng diễn ra rất sôi động. Tại Mỹ, Bank of America mua bán Merrill Lynch - công ty nổi tiếng với 99 năm tuổi, với giá 50 tỷ USD và gần đây phải kể đến thương vụ mua bán của Wells Fargo với ngân hàng Wachovia với giá trị 15,1 tỷ USD. Tiếp theo phải kể đến thương vụ sáp nhập thành công trong Ngành Ngân hàng Nhật Bản khi Mitsubishi UFJ Financial Group là kết quả của sự sáp nhập giữa hai ngân hàng UFJ Holding và Mitsubishi Tokyo Financial Group. Đại ngân hàng này đã chính thức đƣợc thành lập và đi vào hoạt động vào 1/10/2005.
Một thương vụ sáp nhập lớn nhất chưa từng thấy trong lịch sử Ngành Ngân hàng Châu Âu là vụ ABN Amro của Hà Lan và Barclays PLC của nh đã sáp nhập với nhau với trị giá thương vụ lên tới hơn 91 tỷ USD. Khu vực Châu Á cũng nằm trong xu thế đó với tổng giá trị các thương vụ MUA BÁN, SÁP NHẬP ở Châu Á (trừ Nhật Bản) trong năm 2014 đạt 802,2 tỷ USD, tăng 48% so với năm 2013 (theo Tổ chức Tài chính Goldman Sach). Các thương vụ này diễn ra đều có
18
sự góp mặt của các định chế tài chính lớn nhƣ Goldman Sach, Morgan Stanley và Citigroup.
1.4.2. Ở nước ta hiện nay
Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng các giải pháp đƣa ra là phải kêu gọi các nhà đầu tư, nhà đầu tư chiến lược (trong và ngoài nước) tiếp tục đầu tƣ, góp vốn, mua cổ phần tại các NHTM để trở thành các cổ đông chiến lƣợc của các ngân hàng, qua đó tăng thêm sức mạnh về vốn, hỗ trợ nghiệp vụ, kinh nghiệm quản trị, quản lý... cho các ngân hàng cho phép mua bán, sáp nhập các ngân hàng nói chung, nhất là các ngân hàng nhỏ để tạo sức cạnh tranh, gia tăng thị phần, qua đó có thể hình thành các ngân hàng lớn, thậm chí là các tập đoàn tài chính - ngân hàng Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực. Trong thời gian vừa qua, Nhà nước phải có giải pháp “xây dựng kế hoạch và cơ sở pháp lý cho hoạt động mua bán và sáp nhập giữa các ngân hàng.
Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt Đề án 254 "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015" với mục đích tái cấu trúc Ngành Ngân hàng, tinh giảm số lƣợng ngân hàng để lành mạnh hệ thống. Theo đó đến năm 2017 hệ thống ngân hàng chỉ còn khoảng 15 - 17 ngân hàng, giảm một nửa so với hiện tại.
Đầu năm 2015, Chính phủ tiếp tục có Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 3 tháng 1 năm 2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015. Trong đó Chính phủ yêu cầu NHNN và các cơ quan, bộ, ngành tạo điều kiện thúc đẩy nhanh các phương án mua bán, sáp nhập các tổ chức tín dụng dựa trên cơ sở tự nguyện và đúng pháp luật.
Mục tiêu giảm số lƣợng ngân hàng trong toàn hệ thống đòi hỏi các ngân hàng phải có sự nỗ lực rất lớn trong hoạt động mới có thể nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh và tồn tại trên thị trường. Do đó, trong thời gian tới, hoạt động
19
của Ngành Ngân hàng cũng đòi hỏi phải có sự thay đổi về mọi mặt, cả quản trị lẫn công tác quản lý rủi ro. Sau gần 4 năm thực hiện tái cơ cấu theo Đề án 254, đến thời điểm này, hệ thống ngân hàng đã đạt đƣợc kết quả khả quan. Các ngân hàng đã thực hiện tái cơ cấu thông qua việc sáp nhập hoặc nhận vốn đầu tư nước ngoài. Minh chứng là việc tái cơ cấu ngân hàng yếu kém. Trong 9 NHTM đã cơ bản tái cơ cấu xong đều do sáp nhập và tự các ngân hàng giải quyết nhƣ: Tái cơ cấu của Ngân hàng SCB, Đệ Nhất và Đại Tín; sáp nhập Tiên Phong Bank - Doji, Habubank - SHB, PVcomBank - Ngân hàng Phương Tây, Navibank…
Năm 2015, đánh dấu một bước tiến mạnh mẽ trong hoạt động mua bán, sáp nhập với hàng loạt vụ sáp nhập đang và sẽ diễn ra, đặc biệt có sự tham gia của các ngân hàng hàng đầu trong Ngành Ngân hàng. Tiêu biểu nhƣ NHNN đã chấp thuận sáp nhập Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) vào BIDV; Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB) sáp nhập vào Maritime Bank hay sắp tới là thương vụ sáp nhập của Southern Bank vào Sacombank…
Qua đó cho thấy hoạt động mua bán, sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng sẽ tiếp tục mạnh mẽ để quyết tâm đạt mục tiêu tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đảm bảo đƣợc tính thanh khoản hệ thống, tạo ổn định Ngành, ổn định kinh tế vĩ mô.
20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua phân tích trên ta có thể thấy pháp luật về mua bán, sáp nhập Ngân hàng thương mại là vô cùng quan trọng và các tác động mạnh đến hoạt động của các TCTD ở Việt Nam hiện nay.
Trong thời kỳ kinh tế hội nhập quốc tế với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường việc mua bán, sáp nhập Ngân hành thương mại là điều không thể tránh khỏi. Việc giảm số lƣợng ngân hàng trong toàn hệ thống đòi hỏi các ngân hàng phải có sự nỗ lực rất lớn trong hoạt động mới có thể nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh và tồn tại trên thị trường. Do đó, trong thời gian tới, hoạt động của Ngành Ngân hàng cũng đòi hỏi phải có sự thay đổi về mọi mặt, cả quản trị lẫn công tác quản lý rủi ro.
Pháp luật về mua bán, sáp nhập NHTM bao gồm những nguyên tắc, nội dung điều chỉnh chủ yếu đối với hoạt động mua bán, sáp nhập NHTM. Khung pháp lý về mua bán, sáp nhập NHTM bao gồm các nhóm quy định về điều kiện mua bán, sáp nhập NHTM, trình tự, thủ tục mua bán, sáp nhập, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể tham gia mua bán, sáp nhập NHTM... nhằm đảm bảo quyền lợi của NHTM và các chủ thể liên quan khác.
21