I. Kế hoạch chuỗi cung ứng
Hình 16 - Quản lý Chuỗi cung ứng
1. Nguồn nguyên liệu
Các thực phẩm rau củ quả tươi được nhập trực tiếp từ Đà Lạt, gà từ nông trại gà ở Quảng Nam, riêng cá hồi phải nhập khẩu từ nước ngoài, hộp giấy đựng thức ăn lấy từ các đại lý ở Hà Nội.
Nguyện liệu đầu vào: Quá trình này được bắt đầu sau khi Đầu Bếp và Cửa Hàng Trưởng thống nhất về các món ăn có mặt trên menu. Danh sách các món ăn sẽ quyết định tới các nguyên liệu thành phần, và dựa vào đó, bạn Thu Mua sẽ đi tìm các nhà cung cấp các nguyên liệu trên. Khi đạt được sự thống nhất với nhà cung cấp, người Thu Mua sẽ phải thực hiện quá trình đặt hàng và quản lý kho đảm bảo nguồn nguyên liệu luôn sẵn sàng để đưa vào chế biến.
Lựa chọn mô hình: Mua từ nhà phân phối
Đặc điểm của nhà phân phối là họ có đa dạng nhiều loại mặt hàng để có thể lựa chọn. Hiện ở Việt Nam có nhiều nhà phân phối đồ ngoại nhập, nên sẽ dễ dàng cho các nhà hàng đa dạng các món ăn trong menu mà không phải lo ngại việc phải nhập hàng số lượng lớn từ nước ngoài.
Ưu điểm: Thay vì có nnhà cung cấp cho nguyên liệu, nay người Thu Mua chỉ cần đặt nguyên liệu đó từ 1 hay 2 nhà phân phối mà thôi. Điều đó thuận tiện hơn trong việc quản lý đơn đặt hàng, quản lý nhà cung cấp. Điều này cũng có nghĩa rằng đơn hàng không cần quá lớn mà chỉ cần biết phân phối số lượng đơn hàng cho từng nguyên liệu để đạt được lượng giao hàng tối thiểu.
T r a n g 24 Hơn thế nữa, nếu mua nhiều nguyên liệu từ một nhà phân phối, với nhu cầu ổn định và tiềm năng, thì sức mạnh trong đàm phán giá cả, hợp đồng của cửa hàng sẽ lớn hớn. Vì thế mà đòi hỏi nhà cung cấp phải luôn có dịch vụ khách hàng tốt, giao hàng đúng chất lượng, đúng giờ cho cửa hàng.
Nhược điểm: Vì là mua từ bên trung gian nên giá mà bạn Thu Mua nhập vào sẽ có khoản chênh lệch cho bên đại lý phân phối.
Nhiệm vụ kiểm kê hàng hóa mỗi lần giao nhận hàng sẽ phức tạp hơn vì số lượng nguyên liệu lớn. Đồng thời đòi hỏi việc giám sát chất lượng, nguồn gốc của từng nguyên liệu cũng sát sao hơn, tránh việc nhà phân phối giao hàng sai.
2. Logistics kho bãi và sản xuất: outsourcing
Những nguồn nguyên liệu hay sản phẩm sau khi được chế biến sơ sẽ được các hãng logistics vận chuyện đến từng cửa hàng. Tại mỗi nhà hàng, khi các món ăn được phục vụ khách hàng mới chính thức được làm chín và phục vụ người tiêu dùng trong vòng 5-10 phút.
a. Hệ thống phân phối:
Các cung đường ở Đà Nẵng Dịch vụ giao hàng tận nơi
b. Dòng thông tin:
Lập các trang web, facebook,..để tiếp nhận phản hồi từ khách hàng để cải thiện chất lượng phục vụ, gia tăng giá trị cho khách hàng.
II. Kế hoạch hệ thống các quy trình 1. Quy trình cốt lõi
Hình 17 - Quy trình cốt lõi
Kết thúc Khách đặt đơn Nấu
Đóng gói
Giao cho khách
Thu tiền
T r a n g 25 III. Kế hoạch giảm rủi ro
Thường xuyên kiểm tra, lau chìu khu vực bếp để tránh trường hợp cháy nổ
Lắp đặt máy nổ và thường xuyên kiểm tra hệ thống làm lạnh thực phẩm, tránh tình trạng mất điện hoặc máy làm lạnh không hoạt động làm hỏng thực phẩm.
Đảm bảo cửa hàng thường xuyên được vệ sinh làm sạch và thiết bị làm lạnh như tủ lạnh hoặc phòng lạnh được bảo dưỡng liên tục, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, để ngăn ngừa khả năng khách hàng bị ngộ độc và có thể dẫn đến ngừng hoạt động hệ thống.
Lắp đặt camera và hệ thống kế toán để tránh bị trộm cắp từ bên ngoài và bên trong.
Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để có thể dễ dàng quản lý được hiệu quả bán hàng của nhân viên, giám sát được mọi hoạt động liên quan đến bán hàng của nhân viên mà không cần tốn thời gian cho việc quan sát. Với mọi tác nghiệp của nhân viên, các số liệu sẽ được thay đổi ngay trên phần mềm giúp quản lý dễ dàng biết được nhân viên nào đang làm gì, kiểm soát được hóa đơn từng nhân viên tạo ra, qua đó có thể nâng cao được ý thức và trách nhiệm của từng nhân viên bán hàng.
T r a n g 26