SỰ TUÂN THỦ PHÁP LÝ

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Quản trị kinh doanh: Đề án kinh doanh của Be Fresh– Chuỗi cửa hàng Eat clean theo hình thức ăn nhanh (Trang 43 - 46)

I. Đăng ký kinh doanh

Nhà đầu tư cần liên hệ với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, nơi Doanh nghiệp sẽ đặt trụ sở để làm thủ tục đăng ký Doanh nghiệp và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng Mã số Doanh nghiệp. Mã số Doanh nghiệp đồng thời là Mã số đăng ký kinh doanh và Mã số thuế của Doanh nghiệp. Thủ tục đăng ký kinh doanh thực hiện theo Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và đầu tư.

II. Các thủ tục về thuế.

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng Mã số doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để thực hiện:

Khai thuế môn bài: Cơ sở kinh doanh mới thành lập phải khai, nộp thuế môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động SXKD, trường hợp chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp.

Doanh nghiệp thành lập trong 6 tháng đầu năm phải nộp tiền thuế môn bài cả năm, nếu thành lập trong 6 thỏng cuối năm (từ 01/7) phải nộp thuế ẵ năm. Hồ sơ là tờ khai thuế Mụn bài theo mẫu số 01/MBAI ban hành theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/01/2013 của Bộ Tài chính. Mức nộp thuế môn bài hiện nay được thực hiện theo Thông tư số 42/2003/TT-BTC ngày 07/5/2003 của Bộ Tài chính, cụ thể:

Thuế môn bài Vốn đăng ký Mức thuế môn bài cả năm

Bậc 1 Trên 10 tỷ 3.000.000

Bậc 2 Từ 5 tỷ đến 10 tỷ 2.000.000

Bậc 3 Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ 1.500.000

Bậc 4 Dưới 2 tỷ, các chi nhánh, văn phòng, cửa hàng trực thuộc

1.000.000 Bảng 4 - Chính sách thuế

Thời hạn nộp tờ khai và thuế môn bài:

Với Doanh nghiệp mới thành lập thì chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được cấp giấp phép kinh doanh

Thời hạn nộp Tờ khai thuế môn bài (trường hợp phải nộp tờ khai) và nộp thuế môn bài năm chậm nhất là ngày 30 tháng 01 tài chính hiện hành..

III. Các quy định về treo bảng hiệu

1. Các nội dung cần có trên biển hiệu của công ty

Theo điều 34 Luật Quảng cáo năm 2012 về Biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh thì biển hiệu phải có các nội dung sau:

Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có).

T r a n g 36 Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

Địa chỉ, điện thoại.

Trong đó, tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có); Tên gọi đầy đủ bằng chữ Việt Nam đúng với quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp;

Loại hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã; Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính (đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ); Địa chỉ giao dịch, số điện thoại (nếu có).

Trên biển hiệu/ bảng hiệu được thể hiện biểu tượng (logo) của DN đã đăng ký với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, diện tích logo của DN không quá 20% diện tích biển hiệu/ bảng hiệu, nội dung của biển hiệu DN không được thể hiện thông tin, hình ảnh quảng cáo cho bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào khác ngoài lĩnh vực DN đăng ký kinh doanh.

2. Quy định về ngôn ngữ và kích thước biển hiệu của công ty

Căn cứ tại Điều 18 của Luật quảng cáo quy định về việc thể hiện chữ viết trên biển hiệu/ bảng hiệu như sau:

Biển hiệu/ bảng hiệu của doanh nghiệp phải bảo đảm mỹ quan;

Biển hiệu/ bảng hiệu của doanh nghiệp phải được viết bằng chữ Việt Nam.

Trong trường hợp doanh nghiệp muốn thể hiện tên viết tắt; tên giao dịch quốc tế; tên, chữ nước ngoài thì phải ghi ở phía dưới và có kích thước nhỏ hơn tên chữ Việt Nam.

Đối với biển hiệu/ bảng hiệu ngang: Thì chiều cao tối đa là hai mét (2m), chiều dài không được vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;

Đối với biển hiệu/ bảng hiệu dọc: Thì chiều ngang tối đa là một mét (1m), chiều cao tối đa là bốn mét (4m) nhưng không được vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu/ bảng hiệu của DN.

Về mỹ quan, chữ viết, vị trí và nội dung biển hiệu được hướng dẫn tại Điều 23 Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 6/11/2009 ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.

3. Địa chỉ trụ sở công ty

Căn cứ Điều 43 Luật Doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp có địa chỉ được xác định gồm:

Số nhà +tên đường +tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh.

Ví dụ: 569 Trần Hưng Đạo, Phường Cầu Kho, Quận 1, TPHCM

Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Nếu địa chỉ dự định thuê làm trụ sở văn phòng trong tòa nhà, bạn nên kiểm tra xem giấy tờ căn hộ đó có chức năng thương mại/ làm văn phòng hay không trước khi tiến hành ký hợp đồng thuê.

T r a n g 37 IV. Bảo hiểm

Với nguồn nhân lực trong công ty thì sẽ có các nhân viên tại văn phòng, giám đốc và quản lý cửa hàng được hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật như sau:

Hình 21 – Khoản trích bảo hiểm

V. Quy định pháp lý về Bảo hộ sở hữu trí tuệ Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

2- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Để được đăng kí thương hiệu tại Việt Nam, thương hiệu phải đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Cụ thể, thương hiệu đăng ký phải có tính chất phân biệt, không được tương tự gây nhầm lẫn với thương hiệu của một chủ thể đã đăng ký trước đó.

T r a n g 38

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Quản trị kinh doanh: Đề án kinh doanh của Be Fresh– Chuỗi cửa hàng Eat clean theo hình thức ăn nhanh (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)