Phân tích tình hình doanh số thu nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại ngân hàng công thương chi nhánh cần thơ (Trang 60 - 64)

4.2. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng

4.2.3. Phân tích tình hình doanh số thu nợ ngắn hạn

a) Phân tích tình hình doanh số thu nợ ngắn hạn theo

Bảng 4.9: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế.

(2006 – 2008)

Chênh lệch 2006 – 2007 2007 – 2008 Chỉ tiêu

Năm Năm Năm

Số Số

2006 2007 2008 tiền % tiền %

Cá thể 409.163 305.863 386.411 -103.3 -25,22 80.548 26,33 DNNN 1.062.135 738.457 509.243 -323.678 -30,47 -229.214 -31,04 CT TNHH 771.239 1036 1.181.146 264.761 34,33 145.146 14,01 DNTN 453.297 340.697 444.337 -112.6 -24,84 103.64 30,42 Tổng 2.695.834 2.421.017 2.521.137 -274.817 -10,19 100.12 4,14

(Nguồn: Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp)

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000

2006 2007 2008 Năm

Triu đồng

Cá thể DNNN CT TNHH DNTN

Hình 4.12: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế.

(2006 – 2008)

Nhìn chung, doanh số thu nợ ngắn hạn có nhiều biến động. Năm 2006, doanh số thu nợ đạt 2.695.834 triệu đồng, chỉ tiêu này giảm 10,19% vào năm sau. Sang năm 2008 tình hình tăng trở lại, nhưng chỉ tăng 4,14%. Tình hình đã diễn biến cụ thể như sau:

- Cá thể: Trong 3 năm thì chỉ tiêu này cao vào năm 2006. Năm 2007, doanh số thu nợ giảm 25,22%, nhưng tình hình được cải thiện trong năm 2008 khi doanh số thu nợ tăng trở lại 26,23%. Đặc điểm của đối tượng vay vốn kinh doanh cá thể là số lượng người vay nhiều nhưng lượng vốn vay trên từng cá thể lại không lớn, ít bị ảnh hưởng từ quyết định bất lợi của Ngân hàng nhà nước do đó rủi ro trong thu hồi các khoản nợ là không đáng lo ngại.

- Doanh nghiệp nhà nước: Ngược lại với doanh số cho vay, doanh số thu nợ giảm điều qua các năm, khoảng 30% mỗi năm. Nguyên nhân là do tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này hiệu quả chưa cao do những tác động khách quan lẫn chủ quan, các khoản vay vốn cho đối tượng này chủ yếu là đầu tư vào cơ sở, trang thiết bị. Các yếu tố vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra gặp không ít khó khăn, đi đôi với nó là sự trở ngại trong thu hồi nợ của Ngân hàng đối với đối tượng này. Trong năm 2009, Ngân hàng cần xem xét lại kỹ hơn công tác thu hồi nợ cũng như công tác thẩm định, tài sản đảm bảo của đối tượng này.

- Công ty Trách nhiệm hữu hạn: Việc thu nợ đối với đối tượng này tăng trưởng ổn định từ 15% đến 30% qua các năm. Nguyên nhân một phần là do tổng doanh số cho

vay ngắn hạn tăng lên, một phần là do từ năm 2006 đến nay tình hình sản xuất kinh doanh đã đi vào ổn định, các doanh nghiệp có kinh nghiệm quản lý và có chiến lược kinh doanh hiệu quả. Cộng vào đó là Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác thẩm định nên doanh số thu nợ tăng lên trong những năm gần đây. Cụ thể đạt 1.036.000 triệu đồng vào năm 2007, 1.181.146 triệu đồng vào năm 2008, qua đó cho thấy doanh số thu nợ lĩnh vực này chiếm tỷ trọng cao, gần 47% trên tổng doanh số thu nợ ngắn hạn.

- Doanh nghiệp tư nhân: Doanh số thu nợ biến động tương tự như sự biến động ở cá thể và chiếm tỷ trọng trên 15% trên tổng doanh số thu nợ qua các năm. Trong năm 2007, chỉ tiêu này giảm bớt 24,84% chỉ còn 340.697 triệu đồng, gây khó khăn trong việc thu hồi nợ của Ngân hàng. Nguyên nhân giảm là trong năm này do sự cạnh tranh gay gắt với hàng hóa nước ngoài đa dạng, phong phú về mẫu mã, giá cả và chất lượng, được sự ưa chuộng của người dân hơn là hàng hóa trong nước. Năm 2008 tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được cải tiến nhiều mặt nên doanh số thu nợ đối với đối tượng này tăng 30,42% làm cho chỉ tiêu này đạt gần 444.337 triệu đồng.

b) Phân tích tình hình doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề Bảng 4.10: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề.

(2006 – 2008)

ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2006 – 2007 2007 – 2008 Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm

2008 Số tiền % Số tiền %

Nông Nghiệp 285.471 251.041 362.081 -34.430 -12,06 111.040 44,23 Công Thương 1.822.000 1.504.689 1.629.232 -317.311 -17,42 124.543 8,28 Tiêu dùng 588.363 665.287 529.824 76.924 13,07 -135.463 -20,36 Tổng cộng 2.695.834 2.421.017 2.521.137 -274.817 -10,19 100.120 4,14

(Nguồn: Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp)

- Nông Nghiệp: Doanh số thu nợ trong cho vay nông nghiệp có chiều hướng tăng trở lại sau một năm ngành nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Trong năm 2007 do thiên tai, dịch bệnh làm ảnh hưởng đến các yếu tố đầu vào cũng như đầu ra sản phẩm.

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 1800000 2000000

2006 2007 2008 Năm

Triu đồng Nông Nghiệp

Công Thương Tiêu dùng

Hình 4.13: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề.

(2006 – 2008)

Mặt khác, trong năm này nền nông nghiệp đặc biệt được sự quan tâm với nhiều chính sách hỗ trợ của Chính phủ và ngân hàng, nên công tác thu nợ đối với ngành không được tập trung đẩy mạnh làm chỉ tiêu này chỉ đạt 251.041 triệu đồng, giảm 12,06% so với năm trước. Trong năm 2008, nền nông nghiệp tăng trưởng khá như đã phân tích ở trên nên việc thu nợ có phần thuận lợi hơn đối với Ngân hàng và đạt mức 362.081 triệu đồng, tăng 44,23% so với năm trước.

- Công Thương: Trong lĩnh vực cho vay Công Thương chủ yếu là cho vay sản xuất kinh doanh và các dịch vụ khác, tình hình thu nợ mặc dù biến động liên tục nhưng nhìn chung có xu hướng tăng trở lại. Nếu xét về cơ cấu thì doanh số thu nợ cho vay lĩnh vực này vẫn luôn chiếm trên 60% tỷ trọng doanh số cho vay. Năm 2007, doanh số thu nợ của Ngân hàng giảm đi một khoản 317.311 triệu đồng so với năm 2006 không phải do hiệu quả của công tác cho vay, mà một phần là do sự biến động của tình hình kinh tế thị trường, lạm phát tăng không đồng bộ với tăng trưởng kinh tế làm chi phí đầu vào cho hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp tăng cao. Trong năm 2008, tình hình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp, cá nhân dần được cải thiện và đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn năm trước làm cho doanh số thu nợ của Chi nhánh có tăng lên 124.543 triệu đồng nhưng chỉ với tỷ lệ 8,28%.

- Tiêu dùng: Chỉ tiêu này biến động ngược lại với doanh số cho vay. Năm 2006 chỉ tiêu này đạt 588.363 triệu đồng, năm 2007 tăng 13,07% đạt 665.287 triệu đồng, sang năm 2008 chỉ tiêu này giảm 20,36% chỉ còn 529.824 triệu đồng. Nhìn chung tình

hình thu nợ cho đối tượng tiêu dùng ít gặp khó khăn, tỷ trọng doanh số thu nợ tiêu dùng luôn chiếm trên 20% tổng doanh số thu nợ qua các năm, nên tình hình biến động của chỉ tiêu này không đáng lo ngại.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại ngân hàng công thương chi nhánh cần thơ (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)