4.2. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng
4.2.4. Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn
Dư nợ chính là nguồn thu lợi nhuận cho Ngân hàng. Chính vì vậy mà dư nợ càng cao thì quy mô tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng càng lớn. Tuy nhiên với sự tăng cao về tình hình dư nợ thì Chi nhánh cần quan tâm đến chất lượng tín dụng nhằm đạt được mức dư nợ cao, thu lãi nhiều nhưng vẫn thu hồi được nợ, hạn chế được rủi ro.
a) Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế Bảng 4.11: Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế.
(2006 – 2008)
ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2006 – 2007 2007 – 2008 Chỉ tiêu Năm
2006 Năm
2007 Năm
2008 Số tiền % Số tiền % Cá thể 127.617 -172.211 -384.948 -299.828 -2,35 -212.737 1,24 DNNN 91.406 683.943 659.501 592.537 6,48 -24.442 -0,04 CT TNHH 139.623 -216.233 -360.860 -355.856 -2,55 -144.627 0,67 DNTN 61.310 131.924 385.680 70.614 1,15 253.756 1,92 Tổng 419.956 427.423 299.373 7.467 0,02 -128.050 -0,30
(Nguồn: Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp) DNNN: Doanh nghiệp nhà nước CT TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn
DNTN: doanh nghiệp tư nhân
-600 -400 -200 0 200 400 600 800
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
năm
số tiền Cá thể
DNNN CT TNHH DNTN
Hình 4.14: Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế.
(2006 – 2008)
- Cá thể: Trong lĩnh vực cho vay, Ngân hàng đặc biệt chú trọng và hướng đến khách hàng nhỏ lẻ. Đối với cá thể sản xuất kinh doanh hoặc cho vay vốn ngắn hạn phục vụ tiêu dùng được Chi nhánh đặc biệt quan tâm và tiếp tục mở rộng cho vay loại hình này. Tuy lượng vốn vay trên mỗi khách hàng không nhiều nhưng số lượng khách hàng này rất lớn, tập trung đông tại trung tâm thành phố. Đặc điểm kinh doanh là cần luân chuyển vốn liên tục, do đó lượng vay của các cá nhân kinh doanh rất nhiều lần trong năm mặc dù phải chấp nhận lãi suất tương đối cao. Chính vì thế dư nợ đối với các đối tượng này rất lớn và giảm liên tục qua các năm Đây là nguồn thu lớn của Chi nhánh.
Năm 2006, dư nợ này đạt 127.617 triệu đồng, năm 2007 giảm -299.828 triệu đồng, tương ứng -2,35% so với năm 2006. Bước sang năm 2008, tình hình dư nợ tiếp tục lại giảm - 1,24%. Nguyên nhân của sự giảm này một phần cũng là do trong năm 2007 và năm do Ngân hàng thực hiện chính sách giảm dư nợ.
- Doanh nghiệp Nhà nước và Doanh nghiệp tư nhân: Theo bảng 4.11 và hình 4.14, ta thấy tình hình dư nợ của hai loại hình này biến động đồng bộ qua các năm. Cụ thể, trong năm 2007, dư nợ DNNN tăng 6,48% và số tăng 592.537 triệu đồng, còn dư nợ đối với DNTN tăng 1,15% và số tăng tuyệt đối là 70.614 triệu đồng. Nguyên nhân làm cho dư nợ tăng là do tình hình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp trong những năm
gần đây có điều kiện không thuận lợi và khả năng thích ứng với môi trường cạnh tranh thì lại kém nên các doanh nghiệp vay vốn thường trả nợ không đúng hạn. Điều đó cũng có ảnh hưởng đến sự gia tăng của tổng dư nợ cho vay năm 2007. Bước sang năm 2008, tình hình dư nợ tăng trưởng trở lại so với năm trước. Cụ thể, dư nợ DNNN giảm -0,04
% và tỷ lệ giảm tuyệt đối là -24.442 triệu đồng, còn dư nợ DNTN tăng 1,92% đạt mức 253.756 triệu đồng. Nguyên nhân trong năm 2008, doanh số cho vay hai loại hình này tăng trưởng không ổn định, còn tình hình thu nợ gặp nhiều khó khăn hơn đặc biệt là đối với DNNN như đã phân tích ở trên đã làm cho tổng dư nợ trong năm tăng trở lại.
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn: Tương tự như tình hình biến động doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ cho vay đối tượng này giảm liên tục qua các năm, luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ ngắn hạn. Năm 2007 dư nợ giảm -2,55 % so với năm 2006, năm 2008 lại tiếp tục giảm 0,67% đưa dư nợ đối với đối tượng này giảm đến -144.627 triệu đồng.
b) Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành nghề
Bảng 4.12: dư nợ ngắn hạn theo ngành nghề. (2006 – 2008)
ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2006 – 2007 2007 – 2008 Chỉ tiêu Năm
2006 Năm
2007 Năm
2008 Số tiền % Số tiền %
Nông Nghiệp 38.330 69.680 77.282 31.350 81,79 7.602 10,91 Công Thương 270.046 -165.397 -566.407 -435.443 -161,25 -401.010 242,45 Tiêu dùng 111.580 523.140 788.498 411.560 368,85 265.358 50,72 Tổng cộng 419.956 427.423 299.373 7.467 1,78 -128.050 -29,96
(Nguồn: Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp)
38.33 69.68 77.282 270.046
-165.397
-566.404 111.58
523.14
788.499
-800 -600 -400 -200 0 200 400 600 800 1000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
năm
số tiền Nông Nghiệp
Công Thương Tiêu dùng
Hình 4.15: dư nợ ngắn hạn theo ngành nghề.
(2006 – 2008)
- Nông nghiệp: Dư nợ ngắn hạn trong sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Do đó sự tăng giảm của chỉ tiêu này qua các năm thường ít ảnh hưởng đến tình hình biến động của tổng dư nợ ngắn hạn. Năm 2007, tình hình dư nợ tăng 81,78% làm cho dư nợ đối tượng này tăng lên 31.350 triệu đồng. Sau một năm gặp nhiều khó khăn thì nền sản xuất nông nghiệp tăng trưởng trở lại làm cho dư nợ đối tượng này tăng 10,91
% và tỷ lệ tăng là 7.602 triệu đồng trong năm 2008. Nguyên nhân của sự biến động này chủ yếu là do các yếu tố khách quan của nền kinh tế xã hội trong năm.
- Công Thương: Do sự phát triển ngày càng lớn mạnh trong lĩnh vực đầu tư thương mại – dịch vụ, ta thấy dư nợ cho vay Công Thương chiếm tỷ trọng cao nhất trên tổng dư nợ ngắn hạn. Năm 2007, dư nợ đối với đối tượng này giảm là 435.443 triệu đồng, đã giảm 161,25% so với năm 2006. Trong năm này, Ngân hàng đẩy mạnh công tác thu nợ nhưng thu nợ vẫn giảm so với năm trước tuy nhiên vẫn ở mức cao. Năm 2008, chỉ số này lại giảm 242,45% so với năm 2007, nguyên nhân là do Ngân hàng luôn hướng và mở rộng hoạt động tín dụng đến từng khách hàng mà đối tượng chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cao, bên cạnh đó là các khoản thu khác từ việc cung ứng thêm các dịch vụ như thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển tiền cho các đối tượng này.
- Tiêu dùng: Dư nợ cho vay tiêu dùng cũng chiếm vị trí khá lớn trong tổng dư nợ ngắn hạn của Chi nhánh. Khoản cho vay này có giảm vào năm 2007 nhưng không đáng kể. Đến năm 2008, tình hình dư nợ này tăng 50,72% làm cho chỉ tiêu này lên tới 265.358 triệu đồng. Điều đó cho thấy Ngân hàng đã không ngừng nỗ lực tìm kiếm khách hàng có uy tín để nắm bắt kịp thời nhu cầu vay vốn của các tầng lớp dân cư.