Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết tách anthocyanin từ củ khoai lang tím và ứng dụng của nó (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu hóa lí của khoai lang tím 2.3.1.1. Xác định độ ẩm

Để xác định độ ẩm, chúng tôi dùng tủ sấy và sấy mẫu ở nhiệt độ 100oC. Tiến hành thí nghiệm với 5 mẫu và lấy kết quả trung bình.

- Chuẩn bị các chén sứ có kí hiệu sẵn, các chén được rửa sạch và sấy khô trong tủ sấy, làm nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng, đem cân lại đến khối lượng không đổi m0.

- Mẫu khoai lang tím đem sấy là mẫu tươi đã được xay nhỏ, trộn đều và lấy ngẫu nhiên. Cân một lượng m(g) khoai lang tím trên cân phân tích, cho vào các chén sứ đã chuẩn bị sẵn, đem cân lại cốc đã đựng mẫu được m1.

- Mẫu được sấy trong tủ sấy và điều chỉnh ở nhiệt độ 100oC. Cứ sau 2 giờ lấy ra để trong bình hút ẩm đến nguội rồi cân, lặp đi lặp lại như vậy đến khi khối lượng cốc và mẫu không đổi ta được m2.

Độ ẩm trung bình được tính ra phần trăm theo công thức sau:

W = m1−m2

𝑚1−𝑚0 . 100%

Trong đó: mo: khối lượng cốc (g)

m1: khối lượng mẫu và cốc trước khi sấy (g) m2: khối lượng mẫu và cốc sau khi sấy (g)

2.3.1.2. Xác định hàm lượng hữu cơ bằng phương pháp tro hóa mẫu

Chúng tôi dùng phương pháp tro hóa mẫu để xác định hàm lượng hữu cơ tổng và các nguyên tố vô cơ trong thực vật.

Đem các cốc đựng mẫu khoai lang tím sau khi đã xác định độ ẩm đốt thành than trên bếp điện. Mẫu được nung ở 500-530oC trong chén sứ đến khi thu được tro trắng.

SVTH: Phan Thị Diệu Hiền Page 28 Sau đó, lấy mẫu ra làm nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng, cân đến khối lượng không đổi có khối lượng m’.

Hình 2.2 . Khoai lang tím sau khi tro hóa

Khối lượng chất hữu cơ tổng được tính là tổng chất hữu cơ bị đốt cháy chính là hiệu số giữa khối lượng mẫu sau khi xác định độ ẩm và khối lượng mẫu sau khi đem tro hóa. Từ đó tính được hàm lượng chất hữu cơ tổng theo công thức sau:

% Hàm lượng hữu cơ = 𝑚2−𝑚′

𝑚𝑎 . 100%

Trong đó: ma: khối lượng mẫu khoai lang tím tươi (g) m1: khối lượng mẫu và cốc trước khi sấy (g)

m2: khối lượng mẫu và cốc sau khi xác định độ ẩm (g) m’: khối lượng mẫu và cốc sau tro hóa (g)

2.3.2. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết Anthocyanin Anthocyanin là một hợp chất màu. Do đó, để khảo sát các điều kiện tối ưu cho quá trình chiết, chúng tôi dùng phương pháp trắc quang phân tử UV-VIS.

Nguyên tắc: dựa trên cơ sở định luật Lambert - beer đối với hợp chất màu:

độ hấp thụ màu của chất màu tỉ lệ với nồng độ hợp chất màu – độ hấp thụ càng cao thì nồng độ càng lớn.

SVTH: Phan Thị Diệu Hiền Page 29 2.3.2.1. Khảo sát ảnh hưởng tỉ lệ dung môi

Để khảo sát tỉ lệ của hệ dung môi tối ưu cho quá trình chiết tách Anthocyanin, chúng tôi cân mỗi mẫu 20g khoai lang tím và tiến hành ngâm trong 50mL dung môi vừa khảo sát được ở trên ưng với các tỉ lệ khác nhau ngâm trong vòng 60 phút, ở nhiệt độ phòng. Sau khi ngâm chiết xong, lọc chân không thu được dịch chiết.

Đem dịch chiết thu được pha loãng 25 lần, sau đó tiến hành đo mật độ quang . So sánh kết quả thu được để lựa chọn ra tỉ lệ dung môi thích hợp cho quá trình chiết. Từ kết quả thu được, chúng tôi sử dụng tỉ lệ dung môi tối ưu này trong các quá trình nghiên cứu tiếp theo.

2.3.2.2. Khảo sát thời gian

Để khảo sát thời gian tối ưu cho quá trình chiết tách Anthocyanin, chúng tôi tiến hành chiết tách ở một số mốc thời gian khác nhau.

Cân mỗi mẫu 20g khoai lang tím cho vào 6 cốc thủy tinh khô đã chuẩn bị sẵn và tiến hành ngâm trong các mốc thời gian khác nhau: 30 phút, 45 phút, 60 phút, 75 phút, 90 phút, 105 phút ở nhiệt độ phòng. Sau khi ngâm chiết trong 50mL xong, lọc chân không thu được dịch chiết.

Đem dịch chiết thu được pha loãng 25 lần, sau đó tiến hành đo mật độ quang . So sánh kết quả thu được để lựa chọn ra thời gian thích hợp cho quá trình chiết. Từ kết quả thu được, chúng tôi sử dụng thời gian tối ưu này trong các quá trình nghiên cứu tiếp theo.

2.3.2.3. Khảo sát tỉ lệ rắn/lỏng

Để khảo sát tỉ lệ tối ưu cho quá trình chiết tách Anthocyanin, chúng tôi tiến hành chiết tách với tỉ lệ rắn/lỏng khác nhau.

Cân mỗi mẫu khoai lang tím cho vào 4 cốc thủy tinh khô đã chuẩn bị sẵn với tỉ lệ rắn/lỏng (g/mL) như sau: 1:1, 1:2, 1:3, 1:4 và tiến hành ngâm trong thời gian đã

SVTH: Phan Thị Diệu Hiền Page 30 khảo sát ở trên ở nhiệt độ phòng. Sau khi ngâm chiết xong, lọc chân không thu được dịch chiết.

Đem dịch chiết thu được pha loãng 25 lần, sau đó tiến hành đo mật độ quang . So sánh kết quả thu được để lựa chọn ra tỉ lệ thích hợp cho quá trình chiết. Từ kết quả thu được, chúng tôi sử dụng tỉ lệ này trong các quá trình nghiên cứu tiếp theo.

2.3.2.4. Khảo sát nhiệt độ

Để khảo sát nhiệt độ tối ưu cho quá trình chiết tách Anthocyanin, chúng tôi tiến hành chiết tách ở một số mốc nhiệt độ khác nhau.

Cân mỗi mẫu 20g khoai lang tím cho vào 6 cốc thủy tinh khô đã chuẩn bị sẵn và tiến hành ngâm trong các mức nhiệt độ khác nhau: nhiệt độ phòng, 45oC, 55oC, 65oC,75oC,85oC. Sau khi ngâm chiết xong, lọc chân không thu được dịch chiết.

Đem dịch chiết thu được pha loãng 25 lần, sau đó tiến hành đo mật độ quang . So sánh kết quả thu được để lựa chọn ra nhiệt độ thích hợp cho quá trình chiết. Từ kết quả thu được, chúng tôi sử dụng nhiệt độ tối ưu này trong các quá trình nghiên cứu tiếp theo.

SVTH: Phan Thị Diệu Hiền Page 31 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết tách anthocyanin từ củ khoai lang tím và ứng dụng của nó (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)