Cho học sinh làm bài tập chuyển đổi câu giữa borrow and lend

Một phần của tài liệu SKKN KỶ NĂNG DÙNG TỪ TIẾNG ANH GIẢI B TỈNH (Trang 20 - 29)

Câu trên có thể diễn đạt cách khác với borrow: Tom borrows my bicyle. (Tom mượn xe của tôi).

Ex 2: Tom, Can I borrow your bicycle? (Tom, tôi có thể mượn xe đạp của bạn không?).

Hoặc câu trên cũng có thể diễn giải với Lend: Tom, Can you lend me your bicyle? (Tom bạn có thể cho tôi mượn xe được không?)

2/Complete the sentences with loan, lend or borrow.

1. Can you ____ me some money? I need to pay my rent!

2. I'd ____ you the money if I could 3. I need to ____ your pen, mine is broken

4. Who ____ my camera? I can't find it anywhere?

5. This library ____ books and CDs

6. We could apply for a ____ to buy a car.

7. This chair is so heavy! Please ____ me a hand so I can move it 8. Last week I ____ you my English book. I need it back today Giải pháp 11: Giúp học sinh phân biệt below “ và “ under”

“Below” và “under” có ý nghĩa giống nhau nhưng cách sử dụng và từ loại lại khác nhau.

a/ Giống nhau:

- “Below” và “under” đều là giới từ, có nghĩa là “bên dưới” hoặc “ở thấp hơn một vật khác”. Trong trường hợp này, hai giới từ này có thể được dùng để thay thế cho nhau.

Example:

+ She put all of the letters under her pillow.(Cô ấy giấu tất cả thư xuống dưới gối).

+ The ice crackled under his feet.(Băng dưới chân anh ấy rạn nứt).

+ He dived below the surface of the water.(Anh ấy lặn xuống nước).

+ Please do not write below this line.(Không viết dưới dòng kẻ này).

- Cả “below” và “under” đều có nghĩa là thấp hơn, ít hơn.

Example:

+ The temperature remained below freezing all day.(Cả ngày nhiệt độ vẫn thấp dưới 0 độ C).

+ Nobody under 18 is allowed to buy alcohol.(Trẻ em dưới 18 tuổi không được phép mua rượu).

b/ Khác nhau: Tuy nhiên giữa “below” và “under”có một vài sự khác biệt trong cách sử dụng.

- “Below” được sử dụng khi so sánh với một mốc cố định, một tiêu chuẩn với nghĩa là “thấp hơn”.

Example:

+ It hurts here – just below the knee.(Chỗ đau ở ngay phía dưới đầu gối).

+ The temperature is below zero last night.(Tối qua nhiệt độ xuống dưới 0 độ C).

- “Below” còn là phó từ chỉ vị trí thấp hơn.

Example:

+ They live on the floor below.(Họ sống ở tầng dưới).

+ Read the sentences below carefully. (Đọc kỹ những câu sau đây).

- “Under” có nghĩa là “ít hơn” và được dùng với số tiền, tuổi và thời gian.

Example:

+ All our goods are under $20.(Giá của tất cả hàng hóa của chúng tôi đều dưới 20 đô la).

+ Football players of Olympic team must be under 23 years old.(Các cầu thủ trong đội tuyển Olympic đều phải dưới 23 tuổi).

+ It took us under 2 hours to go to Saigon by air.(Bay từ đây vào Sài Gòn mất gần 2 tiếng).

- “Under” còn có nghĩa là “dưới sự lãnh đạo của ai” hoặc “theo quy định gì” hoặc “đang ở trong tình trạng gì”.

Example:

+ She has a staff of 19 working under her. (Cô ấy có 19 nhân viên dưới quyền).

+ Under the terms of the lease you had no right to sublet the property.(Theo các điều khoản của hợp đồng cho thuê ông không có quyền cho thuê tài sản này).

+ The road is under construction.(Con đường này đang được sửa chữa).

Giải pháp 12: Phân biệt cách dùng “ make of ” và “make from”

Các em thường không phân biệt được khi nào thì dùng made of và khi nào thì dùng made from trong tiếng Anh. Tôi đưa ra một số ví dụ minh họa để học sinh nhận xét cách dùng của từ:

* Quan sát :

Chúng ta hãy xem các ví dụ sau với made of:

This shirt is made of cotton.

This house is made of bricks.

The keyboard I use on my computer is made of plastic.

Và chúng ta cũng có các ví dụ khác với made from:

Paper is made from trees.

Wine is made from grapes.

This cake is made from all natural ingredients.

* Nhận xét:

- Vậy nếu chúng ta nhìn vào các ví dụ trong nhóm đầu sẽ thấy là chúng có chung một dạng.

The cotton - vải - trong ví dụ về chiếc áo sơ mi thì khi thành chiếc áo vẫn là vải - still is cotton. Nó không thay đổi dạng thức hay trở thành một chất liệu khác.

Cũng tương tự, the brick - viên gạch - trong ví dụ Ngôi nhà làm bằng gạch, cũng không thay đổi và vẫn là gạch. Và nhựa làm bàn phím máy tính cũng vẫn là nhựa - plastic.

Vì thế chúng ta nói

This shirt is made of cotton.

This house is made of bricks.

The keyboard I use on my computer is made of plastic.

- Còn trong trường hợp các ví dụ ở nhóm sau, cây - trees - trong ví dụ The paper is made from trees thì khi đó cây cối - trees - không còn là cây nữa, mà đã trở thành giấy.

- Nếu chúng ta nói Wine is made from grapes - trái nho - thì những quả nho đã không còn là nho khi được làm thành rượu vang, tức nó đã chuyển từ một thứ này sang thành một chất khác, mà trong trường hợp này là từ nho thành rượu vang.

Tương tự bột - flour - và trứng - eggs - với đường - sugar - đã làm thành bánh ngọt trong ví dụ This cake is made from all natural ingredients.

Tóm lại quy tắc chung là:

- Nếu một chất liệu nào đó vẫn giữ nguyên dạng thức của nó thì chúng ta dùng made of.

- Nhưng nếu dạng thức của chất liệu đó thay đổi trong quá trình làm ra hay chế biến, chúng ta dùng made from.

* Cách giải quyết:

Giáo viên cho học sinh vận dụng từ làm bài tập sau:

Complete the sentences with “ make of ”or “make from”

1. We use ……… when we are identifying the material used to make something.

2. This necklace is …… gold.

3. What is your bag ……..?

4. These shoes are …….. leather.

5. We usually use …… when the process of making changes a material into something completely different.

6. Paper is …….. wood.

7. She …….. wine ……. grapes.

Giải pháp 13: Giúp học sinh phân biệt “work” and “job”

Trong tiếng Việt hai từ job và work đều có nghĩa là việc, công việc. Tuy nhiên trong tiếng Anh nó có sự phân biệt trong cách sử dụng. Vậy sự khác nhau giữa job và work là gì?

* Quan sát ví dụ và nhận xét:

1. I have finished this morning work. - Đúng 2. I have finished this morning job. - Sai 3. I have had a good job for 3 years. - Đúng 4. I have had a good work for 3 years. - Sai

+ Chúng ta sử dụng job khi nói tới công việc giống nhau hàng ngày hoặc là công việc người ta làm thường xuyên để kiếm tiền.

+ Chúng ta sử dụng work khi ta muốn nói tới việc mà kết thúc nó ta sẽ làm một việc khác.

Ví dụ: You have to finish this work by 2:00 pm. Tomorrow you'll have some new work.

Và work là danh từ không đếm được do đó ta không thể nói “I have a good work” mà phải nói “I have a good job”

Giải pháp 14: Phân biệt cách dùng “say / tell / talk / speak”

* Quan sát:

1. Cô ấy nói tôi đẹp.

2. Họ nói chuyện với nhau một cách bí mật nên không ai nghe thấy gì.

3. Cô ấy nói tôi phải ở nhà học tiếng Anh.

4. Cô ấy nói tiếng Anh rất thành thạo.

Chúng ta có thấy điều gì đặc biệt trong 4 câu nói trên không? Đúng vậy, cả bốn câu đều chứa động từ “nói”. Nhưng vấn đề là tiếng Việt thì chỉ có một từ “nói”

nhưng tiếng Anh lại có đến bốn động từ mang nghĩa là “nói”. Bốn từ đó là ‘say”,

“tell”, “talk” và “speak”. Phân biệt cả bốn từ tưởng chừng như là một việc dễ

làm nhưng thực tế lại là một dấu chấm hỏi cho các em học sinh học ngữ pháp tiếng Anh và kể cả giao tiếp tiếng Anh hằng ngày. Sau đây là điểm khác nhau giữa chúng:

* Cách giải quyết:

a/ Say: “say” là động từ mang nghĩa “nói ra” hoặc “nói rằng”, chú trọng nội dung được nói ra.

Example:

+ She said (that) she had a flu.

+ You’ve said “I love you” in Korean. Could you say that again?

Ở cả 2 ví dụ trên, ta thấy rằng sau “say” là đại từ “that” nhằm mục đích nhắc lại cụm danh từ ở phía trước, hoặc là một mệnh đề. Chúng ta dùng “say” để nhấn mạnh những gì chúng ta muốn nói. Đó chính là nội dung được nói ra.

b/ Tell: “tell” là động từ mang nghĩa “kể, nói với ai điều gì đó (tell somebody something), bảo ai làm gì (tell somebody to do something), cho ai biết điều gì (tell somebody about something)”

Example:

+ My grandmother is telling me a fairy story.(Bà tôi đang kể cho tôi nghe một câu chuyện cổ tích)

+ Please tell me the truth.(Làm ơn cho tôi nghe sự thật)

+ Tell him to clean the floor as soon as possible.(Bảo cậu ta lau nhà càng sớm càng tốt)

+ Tell me something about yourself.(Cho tôi biết vài thông tin về bạn)

c/ Speak: Đối với động từ này, khi chúng ta dùng nó là khi chúng ta nhấn mạnh đến việc “phát ra tiếng, phát ra lời” mang nghĩa “nói chuyện với ai (speak to somebody), phát biểu, nói ra lời”. “speak” thông thường theo sau nó không có tân ngữ. nếu có thì đó là danh từ chỉ thứ tiếng.

Example:

+ She is muted. She can’t speak. (Cô ấy không nói (ra lời) được vì cô ấy bị câm) + She’s going to speak in public about her new MV. (Cô ấy sắp phát biểu trước công chúng về MV mới của cô ấy)

+ She can speak English fluently. (Cô ấy nói tiếng Anh thành thạo)

+ “Can I speak to Susan?” (Tôi có thể nói chuyện với cô Susan được không?)

d/ Talk: Và cuối cùng, “talk” thì sao? “talk” cũng mang nghĩa là “nói chuyện với ai”, “trao đổi với ai về chuyện gì” nhưng khác “speak” ở chỗ nó nhấn mạnh đến động tác “nói” hơn.

Example:

+ They are talking about you. (Họ đang nói về bạn đấy) (chú trọng động tác nói) + They are Vietnamese American, so sometimes they talk to each other in

Vietnamese. (Họ là Việt kiều Mỹ nên thỉnh thoảng họ chuyện trò với nhau bằng tiếng Việt).

Vậy bây giờ yêu cầu học sinh tự đưa ra đáp án cho 4 câu tiếng Việt ở đầu bài bằng tiếng Anh:

1. She said that I was beautiful.

2. They talk in private, so no one can hear anything.

3. She told me that I had to practice English For Communication at home.

4. She speaks English very fluently.

Giải pháp 15: Cách phân biệt để sử dụng một số từ theo sau là động từ thêm “-ing” (V-ing ) hay động từ nguyên mẫu có “To” (To-infinitive):

Đây là một trong những vần đề mà học sinh thường nhầm lẫn nhiều nhất. Tôi đã liệt kê ra các động từ mà học sinh thường nhầm về cách dùng V-ing hay To- infinitive ( To-inf) để giải thích và cho ví dụ cụ thể để học sinh phân biệt rõ ràng.

1. Forget, remember

+ V-ing : Nhớ (quên) chuyện đã làm.

I remember meeting you somewhere last year. (Tôi nhớ đã gặp bạn ở đâu đó hồi năm ngóai )

+ To inf : Nhớ (quên ) để làm chuyện gì đó.

Don't forget to buy me a book : Đừng quên mua cho tôi quyển sách nhé (chưa mua )

2. Regret

+ V-ing : Hối hận chuyện đã làm.

I regret lending him the book : Tôi hối hận đã cho anh ta mượn quyển sách.

+ To inf : Lấy làm tiếc để ...

I regret to tell you that ...( Tôi lấy làm tiếc để nói với bạn rằng ...)- chưa nói - bây giờ mới nói.

3. Try

+ V-ing : Nghĩa là thử

I try eating the cake he makes ( tôi thử ăn cái bánh anh ta làm ) + To inf : cố gắng để ...

I try to avoid meeting him (tôi cố gắng tránh gặp anh ta ) 4. Need

+ Need nếu là động từ đặc biệt thì đi với Bare infinitive ( động từ nguyên mẫu không To)

I needn't buy it ( need mà có thể thêm not vào là động từ đặc biệt ) + Need là động từ thường thì áp dụng công thức sau :

- Nếu chủ từ là người thì dùng to inf I need to buy it (nghĩa chủ động )

- Nếu chủ từ là vật thì đi với V-ing hoặc to be P.P The house needs repairing (căn nhà cần được sửa chửa ) The house needs to be repaired

5. Mean

+ Mean + to inf : Dự định

I mean to go out (Tôi dự định đi chơi ) + Mean + V-ing :Mang ý nghĩa

Failure on the exam means having to learn one more year.( Thi rớt nghĩa là phải học thêm một năm nữa)

6. Suggest

+ S + suggest + S + (should) do: Gợi ý ai đó nên làm gì (mình không tham gia cùng)

Lan has toothache. (Lan bị đau răng) => Ba suggested Lan should go to dentist (Ba gợi ý Lan đến nha sĩ)

+ S + suggest + Ving: Gợi ý ai đó cùng làm gì (mình cũng tham gia)

I suggested playing soccer (Tôi gợi ý chơi đá bóng và tôi cũng tham gia chơi) Lan suggested going shopping (Lan gợi ý đi mua sắm và Lan cũng đi mua sắm) 7. Go on

+ Go on + V-ing : Chỉ sự liên tục của hành động.

My father went on working until he he was nearly 70.

+ Go on + to inf : Tiếp tục làm điều gì sau khi hoàn tất 1 công việc.

Go on to paint the windows when you have repaired the door.

Giải pháp 16: Một số lỗi sai khác mà học sinh thường mắc phải:

Tương tự tôi cũng đã thành lập những chuyên đề bồi dưỡng về những lỗi mà học sinh thường hay sai phạm khi sử dụng tiếng Anh trong khi học và sử dụng ngôn ngữ. Sau đây là những giải pháp thiết thực để học sinh tiếp cận và vận dụng vào quá trình học tập.

Thứ nhất tôi nêu ra những câu ví dụ mà học sinh thường bị sai phạm. Sau đó yêu cầu học sinh nhận xét và giáo viên giải thích rõ ràng. Từ đó học sinh sẽ khắc sâu nhiều hơn.

1. Everybody are happy.

Những từ như everybody, somebody, anybody, nobody thực ra là số ít chứ không phải số nhiều mặc dù chúng nói về nhiều người.

Everybody is happy.

2. I’ll explain you the problem.

Trong câu này có 2 objects. Trong đó "the problem" là direct object, "you" là indirect object. Sau explain chúng ta phải dùng to trước indirect object - người mà ta đang giải thích vấn đề cho họ. Direct object thường được đặt trước nên câu đúng sẽ là :

I'll explain the problem to you.

3. I have the possibility to study in Canada next year.

Từ possibility chỉ thường được dùng với "there is" như "There's a possibility I may study in Canada next year."

Với "have", chúng ta dùng "opportunity" mới đúng.

I have the opportunity to study in Canada next year.

4. I think she doesn’t like tomatoes.

Mặc dù câu này không mắc lỗi về ngữ pháp nhưng thường người ta sẽ dùng cách nói sau:

 I don't think she likes tomatoes.

5. Do you want that I make breakfast?

Ta không thường dùng "that" phía sau "want"

 Do you want me to make breakfast?

6. I’m thinking to buy a new car.

Phía sau "think" không sử dụng "to infinitive"

I'm thinking of/about buying a new car.

7. They enjoyed the baseball game despite of the rain.

"Despite" và "in spite of" có cùng nghĩa nhưng học sinh bị lẫn lộn cách dùng.

Sau "despite" ta không bao giờ sử dụng "of"

 They enjoyed the baseball game despite the rain.

They enjoyed the baseball game in spite of the rain.

8. My ten-years-old daughter loves to dance.

Khi đi phía sau động từ "to be" thì ta dùng "years". Nhưng khi sử dụng như trên thì ta chỉ dùng "year" mà thôi.

 My ten-year-old daughter loves to dance.

9. Our house is near to the beach.

"Near" và "close to" mang cùng một nghĩa nhưng "near" không bao giờ đi với

"to"

 Our house is near the beach.

Our house is close to the beach.

10. I very like soccer.

Câu này các em rất dễ bị sai. Không ai nói như vậy cả.

 I like soccer very much.

11. Gary gave to Joan the keys.

Cũng giống như "explain" ở phía trên.

 Gary gave Joan the keys.

Gary gave the keys to Joan.

12. I don't know what is her name.

Chỉ đảo ngữ 1 lần thôi.

 I don't know what her name is.

13. They left without say goodbye.

Khi sử dụng động từ sau conjunctions và prepositions như: after, before, since, when, while, without, instead of, in spite of ... ta thường sử dụng Ving.

 They left without saying goodbye.

14. I need to finish this project until Friday.

Khi nói về deadlines như hạn nộp bài, hạn làm một việc gì đó, phải hoàn thành xong trước thời điểm đó ta dùng "by"

 I need to finish this project by Friday.

Một phần của tài liệu SKKN KỶ NĂNG DÙNG TỪ TIẾNG ANH GIẢI B TỈNH (Trang 20 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w