BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu SKKN KỶ NĂNG DÙNG TỪ TIẾNG ANH GIẢI B TỈNH (Trang 30 - 35)

Qua thực tế trực tiếp giảng dạy bộ môn tiếng Anh trên lớp, hướng dẫn học sinh thi Olympic tiếng Anh trên mạng và bồi dưỡng học sinh tham gia các kì thi học sinh giỏi bộ môn những năm qua, tôi nhận thấy rằng trước hết là phải bồi dưỡng các em tính tự học, mang đến cho các em học sinh những hiểu biết nhất định về môn học. Từ đó nhấn mạnh cho các em thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của việc học tiếng Anh. Tạo cho các em thấy hứng thú với bộ

môn, yêu thích và hăng say tìm tòi khám phá những điều mới lạ. Từ sự hứng thú với bộ môn các em mới nỗ lực học tập và phấn đấu. Tạo hứng thú và yêu thích môn học không có nghĩa là chúng ta chỉ nói và động viên các em, mà còn phải bằng những hoạt động và việc làm thực tế. Đầu tiên các thầy cô phải tạo sự thân thiện, gần gũi với các em, tìm hiểu về những sở thích môn học của các em. Từ đó nắm bắt được tâm lý của các em rồi có những cách thu hút sự hứng thú của các em đến với môn tiếng Anh. Bên cạnh đó chúng ta còn phải nhiệt tình giải đáp những thắc mắc của các em, để các em có cơ sở niềm tin vững chắc vào môn học.

1. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp:

Mỗi giáo viên đều có suy nghĩ và phong cách giảng dạy khác nhau. Song đều có chung một mục đích là truyền thụ cho các em học sinh đúng, đủ kiến thức giúp các em hiểu bài và khắc sâu kiến thức một cách nhanh nhất. Tuy nhiên để thành công trong giờ dạy tiếng Anh thì đòi hỏi người giáo viên phải có một phương pháp dạy học thật phù hợp nhằm lôi kéo hết mọi đối tượng học sinh cùng tham gia với mình. Cũng giống như một nghệ sĩ, chỉ cần họ diễn thật hay thì dù một người không am hiểu gì về nghệ thuật cũng sẽ thích thú ngồi xem đến những giây cuối cùng.

Tiếng Anh cũng như các ngôn ngữ khác, việc nói và viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng là điều hết sức quan trọng, giúp người đọc, người nghe hiểu chính xác ý của người trình bày. Trên đây là một số trường hợp học sinh hay mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh mà trong quá trình giảng dạy tôi đã phát hiện ra. Tôi hy vọng sáng kiến nhỏ này sẽ góp phần giúp các em học sinh khắc phục được những lỗi thông thường khi nói và viết tiếng Anh, giúp các em đạt kết quả tốt hơn trong môn học này. Trong quá trình viết và vận dụng sáng kiến chắc chắn còn có những hạn chế và thiếu sót nhất định, tôi rất mong sự góp ý của quí thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện hơn.

2. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp:

Tóm lại vận dụng như thế nào là tùy thuộc vào mỗi bài học và mục đích của người dạy. Với phương pháp dạy và học như thế này, chắc chắn trong một tương lai không xa mỗi lớp học sẽ là một “xã hội thu nhỏ”, ở đó học sinh chúng ta sẽ nâng cao trình độ tiếng Anh một cách toàn diện bởi vì các em không chỉ được rèn luyện về từ vựng, ngữ pháp, kĩ năng đọc, viết mà các em còn có một “môi trường tiếng Anh” thực sự để phát triển khả năng giao tiếp, ứng xử với các bài học nghe và nói đầy hấp dẫn và mang lại nhiều hiệu quả. Như vậy sự thành công của mỗi giáo viên cũng chính là sự thành công của nền giáo dục Việt Nam với mong muốn đổi mới phương pháp dạy ngoại ngữ - dạy ngoại ngữ theo hướng giao tiếp.

Với kết quả đã đạt được, tôi sẽ tiếp tục vận dụng sáng kiến này cho những năm học tiếp theo. Đồng thời tôi cũng đã chia sẽ kinh nghiệm này với các bạn đồng nghiệp trong trường cũng như những người bạn của tôi đang dạy ở các trường khác với mục đích giúp học sinh chúng ta sử dụng tiếng Anh chính xác trong một số trường hợp nêu trên và hy vọng sẽ đạt được những kết quả khả quan hơn.

3. Tác động xã hội tích cực, cải thiện môi trường, điều kiện lao động.

Có thể thấy việc giúp học sinh hạn chế dùng nhầm từ và biết dùng từ đúng ngữ cảnh, không chỉ mang lại kết quả mỹ mãn cho người dạy lẫn người học, mà nó còn tác động rất lớn đến môi trường học tập. Tôi nhận thấy khi học sinh có được sự tự tin khi dùng từ, không khí lớp học trở nên nóng hẳn lên. Các em học sinh sôi nổi, hăng say hoạt động, làm việc tích cực hơn, đôi khi các em hồi hộp, bồn chồn khi chờ đợi kiểm nghiệm thành quả, rồi vỡ òa ra trong sự vui sướng khi thấy những kết quả mình đạt được. Hòa trong không khí đó, giáo viên chúng ta cũng sẽ cảm thấy yêu nghề hơn, tự thấy mình phải có trách nhiệm hơn, nghiêm túc hơn, nhiệt tình hơn trước ánh mắt khát khao kiến thức mới của lớp lớp đàn em thân yêu.

4. Đề xuất, kiến nghị:

4.1. Đối với học sinh:

- Động viên, khuyến khích các em học tập theo nhóm và thành lập các buổi nói tiếng Anh hay câu lạc bộ tiếng Anh trong lớp hoặc khối để dần dần năng động, tự tin hơn.

- Yêu cầu các em luôn luôn có thói quen ôn tập để khắc sâu kiến thức cũ.

4.2. Đối với giáo viên:

- Tạo cho các em có một tình yêu, đam mê với môn tiếng Anh cũng như nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh trong cuộc sống.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng như khen ngợi, động viên nhắc nhở kịp thời.

- Không ngừng đầu tư, mở rộng kiến thức và đổi mới phương pháp dạy học.

4.3. Đối với các cấp lãnh đạo:

- Tôi hy vọng rằng, trong những năm học tới phòng giáo dục đào tạo sẽ tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn hiệu quả hơn nữa để chúng tôi có được những phương pháp dạy học hay, hiệu quả.

Một phần của tài liệu SKKN KỶ NĂNG DÙNG TỪ TIẾNG ANH GIẢI B TỈNH (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w