PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH TAI NẠN BOM MÌN Ở CẤP TIỂU HỌC (Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên cấp tiểu học) (Trang 50 - 53)

- Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước, đặc biệt không được tắm trong những hố bom.

- Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện.

II. Đồ dùng dạy- học:

- SGK trang 36, 37

- Tranh vẽ các bạn nhỏ đang tắm ở hố bom cho hoạt động 1 - Phiếu hỗ trợ cho hoạt động 3.

III. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (3 phút):

2. Bài mới:

Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi (12 phút)

Bước 1: HS hoạt động cặp đôi thảo luận, trả lời câu hỏi: Em hãy quan sát các hình vẽ 1; 2; 3 ở trang 36 và cho biết việc nào nên làm và việc nào không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước? Vì sao?

Bước 2: GV tổ chức trao đổi

HS quan sát tranh rồi chia sẻ với bạn được các ý sau:

- Không chơi đùa gần ao hồ hoặc cúi xuống bờ ao để rửa tay

- Giếng nước hoặc bể nước phải có nắp đậy - Khi ngồi trên thuyền phải chấp hành các quy định về an toàn giao thông đường thủy

Vì: Chơi đùa gần ao hồ hoặc cúi xuống ao hồ để rửa tay có thể trượt chân hoặc ngồi trên thuyền mà thò chân hoặc tay xuống sông dẫn đến tai nạn chết đuối;

trước lớp.

Bước 3: GV treo bức tranh bạn nhỏ đang tắm ở hố bom, yêu cầu HS quan sát tranh và tổ chức cho HS trao đổi, chia sẻ được các khả năng có thể xẩy ra ở tình huống đó.

Hoạt động 2: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi (10 phút).

Bước 1: Hướng dẫn HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:

1. Em hãy mô tả những gì đang diễn ra trong các hình 4 và 5 trang 37/SGK?

2. Theo em nên tập bơi hoặc bơi ở đâu và cần chú ý những điều gì để đảm bảo an toàn?

Bước 2: GV tổ chức cho các nhóm trao đổi trước lớp và gợi ý cho HS rút ra bài học:

Bước 3: GV yêu cầu HS đọc lại mục bạn cần biết ở trang 37, SGK Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (10 phút).

Bước 1: Phát phiếu và thảo luận nhóm để xử lý các tình huống

HS trình bày ý kiến của mình, HS khác nhận xét, bổ sung được những ý đã chia sẻ trên.

HS quan sát và nêu được lý do tại sao không nên tắm ở hố bom :

- Có thể chết đuối.

- Có thể bị tai nạn đứt tay, chân do mảnh bom còn sót lại hoặc có thể đụng vào bom mìn, VLCN còn sót lại và làm chúng phát nổ gây thương vong.

HS quan sát tranh rồi chia sẻ với các bạn trong nhóm để trả lời các câu hỏi theo những ý sau:

- Hình 4 cho biết các bạn nhỏ đang tập bơi ở bể bơi; hình 5 cho biết các bạn nhỏ cùng với những người thân đang tắm biển

- Tập bơi hoặc bơi ở nơi có người lớn và tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi

Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung

HS rút ra bài học:

- Tập bơi hoặc bơi ở nơi có người lớn và tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi

- Tránh tập bơi hoặc bơi ở ao, hồ, sông, suối, hố bom.

HS đọc các nội dung trong SGK theo yêu cầu của GV

trong phiếu.

✓ Tình huống 1: Đi học về Nga thấy mấy em nhỏ đang tranh nhau cúi xuống ao hồ/hố bom gần đường để lấy quả bóng. Nếu là Nga em sẽ làm gì ?

✓ Tình huống 2: Nhà Linh và Lan ở xa trường, cách một con suối. Đúng lúc đi học về thì trời đổ mưa to, nước suối chảy mạnh và đợi mãi không thấy ai đi qua. Nếu là Linh và Lan em sẽ làm gì ?

(Lưy ý GV chuẩn bị sẵn phiếu hỗ trợ nếu các nhóm không đưa ra được các khả năng có thể xẩy ra trong mỗi tình huống)

Bước 2: GV tổ chức cho các nhóm trao đổi trước lớp và gợi ý cho HS rút ra những nội dung như ở phần chia sẻ ở bên.

Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò (2 phút).

HS đọc thông tin trong từng tình huống, chia sẻ với các bạn trong nhóm và nhóm rút ra được các ý như sau:

1. Những khả năng có thể xẩy ra trong mỗi tình huống:

- Tình huống 1:

+ Nếu là ao hồ: Có thể trượt chân hoặc ngã chúi xuống ao hồ dẫn đến dễ chết đuối

+ Nếu là hố bom: Ngoài khả năng trên còn có thể bị tai nạn đứt tay, chân do mảnh bom còn sót lại hoặc đụng phải bom mìn, VLCN làm chúng phát nổ gây thương vong.

- Tình huống 2: Nếu liều đi qua có thể trượt chân hoặc nước chảy mạnh cuốn cả người trôi theo dòng nước dễ bị chết đuối

2. Đưa ra cách xử lý tình huống:

- Tình huống 1:

+ Can ngăn các bạn nhỏ không được cúi xuống ao hồ/hố bom để lấy quả bóng và khuyên các bạn ấy không chơi đùa, đá bóng gần ao hồ/hố bom vì dễ bị tai nạn.

+ Đi tìm người lớn đến giúp lấy quả bóng cho các bạn nhỏ

- Tình huống 2: Em sẽ quay lại tìm người lớn nhờ giúp đỡ hoặc xin họ điện thoại về cho cha mẹ đến để đưa về.

Phụ lục bài 17

4.2. MÔN ĐẠO ĐỨC

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH TAI NẠN BOM MÌN Ở CẤP TIỂU HỌC (Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên cấp tiểu học) (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)