CÓ CHÍ THÌ NÊN (Tiết 2)

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH TAI NẠN BOM MÌN Ở CẤP TIỂU HỌC (Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên cấp tiểu học) (Trang 61 - 64)

- Hiểu trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách.

Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì có thể vượt qua được khó khăn để vượt lên trong cuộc sống.

- Biết xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình, biết đề ra kế hoạch vượt khó của bản thân, biết giúp đỡ những người có khó khăn hơn mình.

- Biết cảm phục và học tập những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người con có ích cho gia đình, cho xã hội.

- Biết cảm phục và học tập trước những tấm gương vượt khó của bạn Sỹ.

II. Đồ dùng dạy học:

- Một số mẫu chuyện về những tấm gương vượt khó (ở địa phương)

- Potocopy Chuyện: “Chuyện của bạn Hoàng Quang Sỹ” (phụ lục cuối bài) cho HĐ1 - Phiếu bài tập (HĐ2)

III. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (3 phút):

2. Bài mới:

Hoạt động 1: Kể về tấm gương biết vượt khó và vươn lên trong cuộc sống (15 phút).

Bước 1:

- GV gợi ý để HS kể chuyện về những tấm gương vượt khó của những người bị tàn tật do tai nạn bom mìn ở địa phương (nếu có).

- GV kể câu chuyện: “Chuyện của bạn Hoàng Quang Sỹ”

Bước 2: Phát phiếu và yêu cầu HS mỗi nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi:

1. Bạn Hoàng Quang Sỹ đã gặp khó khăn gì trong cuộc sống?

Mặc dù gặp khó khăn nhưng bạn đã vươn lên trong cuộc sống như thế nào?

2. Nếu được nói một câu nhận xét về bạn Sỹ thì em sẽ nói gì?

Bước 2: GV tổ chức cho HS trao

- HS kể (nếu có)

- HS chú ý nghe cô kể

Các nhóm thảo luận và nêu được 3 ý như:

* Ý 1:

- Trong cuộc sống bạn Sỹ gặp những khó khăn trong học tập và sinh hoạt cá nhân.

* Ý 2:

- Mặc dù gặp khó khăn nhưng bạn vẫn khắc phục để đi học và đuổi kịp các bạn trong lớp và đạt học sinh tiên tiến và tiếp tục học lên lớp 5.

* Ý 3: Tôi rất cảm phục nghị lực của bạn Sỹ

và tôi sẽ học tập bạn Sỹ để vượt qua mọi khó khăn trong học tập,....

đổi trước lớp.

Bước 3: GV nhận xét đánh giá.

Hoạt động 2: Tự liên hệ bản thân (18 phút).

Bước 1: Hướng dẫn HS thực hành ghi theo phiếu.

* GV cho ví dụ để HS hiểu được khó khăn trong cuộc sống, học tập.

Sau đó mỗi học sinh tự liên hệ để ghi vào phiếu.

- Khó khăn của bản thân: sức khỏe yếu, bị khuyết tật,..

- Khó khăn về gia đình: nhà nghèo, sống thiếu sự chăm sóc của bố mẹ,..

- Khó khăn khác: đường đi học xa, thiên tai, lũ lụt,...

STT Khó khăn trong cuộc sống, học

tập

Những biện pháp khắc

phục

1 2 3

Bước 2: Tổ chức HS trình bày trước lớp.

Bước 3: GV nhận xét đánh giá.

Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò (2 phút)

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.

HS thực hiện điền vào phiếu của mình.

Một số HS trình bày, cả lớp nhận xét bổ sung.

Chuyện của bạn Hoàng Văn Sỹ

Bạn Hoàng Văn Sỹ ở thôn Xuân Khê, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Sỹ bị tai nạn năm 1998, khi đang học lớp 4. Hôm đó, trên đường đi chăn trâu cùng các bạn, Sỹ nhìn thấy một vật lạ tròn tròn bèn dùng búa đập. Tai nạn xảy ra đã cướp đi cánh tay trái của Sỹ. Gần 2 năm sau, ba của Sỹ cũng bị chết trong một tai nạn bom mìn khi đi nhặt phế liệu ở làng bên. Cuộc sống gia đình Sỹ từ đó gặp rất nhiều khó khăn.

Sau hơn một tháng nằm viện, Sỹ tiếp tục đi học. Chỉ còn 1 tay, sức khỏe lại yếu hơn do ảnh hưởng của tai nạn, nên Sỹ gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và sinh hoạt cá nhân. Tuy vậy, bạn vẫn khắc phục để đi học và đuổi kịp các bạn trong lớp. Năm đó, bạn Sỹ đạt học sinh tiên tiến và tiếp tục học lên lớp 5.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH TAI NẠN BOM MÌN Ở CẤP TIỂU HỌC (Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên cấp tiểu học) (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)