Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH CỦA CÔNG TY CP DU LỊCH VÀ XUẤT NHẬP KHẨU LẠNG SƠN (Trang 35 - 40)

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch

- Cơ sở vật chất kỹ thuật:

Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy, việc phát triển du lịch tại các doanh nghiệp du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.

Du lịch là ngành sở hữu nhiều và đa dạngcác thể loại dịch vụ, hàng hóa, do vậy cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Việc tiêu dùng dịch vụ, hàng hóa du lịch đòi hỏi phải có một hệ thống các cơ sở, công trình đặc biệt… Tài nguyên du lịch cũng chiếm vị trí đặc biệt trong tiêu dùng của khách du lịch. Nên việc sử dụng nguồn tài nguyên du lịch, đòi hỏi cả doanh nghiệp du lịch cũng như chính quyền xây dựng một hệ thốngcác công trình đáp ứngđược việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch đó.

- Vốn:

Để có thể tồn tại và phát triển được, không chỉ doanh nghiệp du lịch mà tất cả các doanh nghiệp nói chung đều cần có vốn. Trong kinh doanh dịch vụ du lịch, vốn của doanh nghiệp không chỉ đầu tư để trang trải các hao phí thiết kế chương trình du lịch, trả lương nhân viên mà còn dùng để trang bị mua sắm cơ sơ vật chất kỹ thuật,... phục vụ hoạt động kinh doanh của mình. Có thể khẳng định, một doanh nghiệp mạnh có điều kiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ du lịch có chất lượng là một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính. Vì vậy trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp du lịch phải có biện pháp quản lý vốn, quay vòng vốn một cách linh

hoạt sao cho vốn ban đầu đó được thu hồi nhanh và có khả năng sinh lời lớn nhất.

Việc bảo toàn và phát triển vốn là một đòi hỏi cấp thiết của mỗi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện đại hoá trong kinh doanh,phát triển sản phẩm dịch vụ và tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể cạnh tranh, hội nhập với khu vực và thế giới.

-Nguồn lực nhân viên lao động:

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, các mặt của đời sống sản xuất, xã hội, văn hóa, khoa học công nghệ và nhiều lĩnh vực khác đều chịu ảnh hưởng của quá trình quốc tế hóa. Việc phân công lao động quốc tế theo đó phát triển và mở rộng, người lao động ở quốc gia này có mặt tại nhiều quốc gia khác, sự phụ thuộc về kinh tế tăng lên mạnh mẽ. Du lịch là một lĩnh vực chịu nhiều ảnh hưởng của bối cảnh hội nhập quốc tế trong khu vực và thế giới, trong đó, đòi hỏi nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập, là lợi thế tăng sức cạnh tranh giữa các doanh ngiệp du lịch.

Do đặc thù của quá trình chuyển giao và cung cấp dịch vụ du lịch diễn ra trong thực tế, sự hiện diện của con người, vai trò của người lao động trong lĩnh vực du lịch rất quan trọng, quyết định chất lượng dịch vụ du lịch, một mặt nâng cao thương hiệu uy tín của doanh nghiệp, mặt khác góp phần tích cực quảng bá hình ảnh của du lịch nước nhà.

- Trình độ tổ chức và quản lý:

Để kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp thành công, phải tổ chức một cách khoa học hợp lý, phân công trách nhiệm cụ thể rõ ràng và quản lý chặt chẽ các khâu thực hiện và sự phối kết hợp giữa các bộ phận nghiệp vụ marketing, điều hành và hướng dẫn.

Kinh doanh lữ hành với vai trò chính là kết nối cung cầu trong du lịch bằng cách liên kết từng sản phẩm mang tính đơn lẻ của các nhà sản xuất du lịch khác nhau thành sản phẩm du lịch hoàn chỉnh làm gia tăng giá trị của chúng để đáp ứng nhu cầu khi đi du lịch của con người.Vì vậy việcthu hút khách, làm cho doanh nghiệp có nhiều khách là nhiệm vụ quan trọng, bậc nhất trong kinh doanh của doanh nghiệp.Thực hiện chức năng thu hút khách đó đòi hỏi phải có công tác quản

lý tổ chức và phối hợp hiệu quảtừ bộ phận marketing trong doanh nghiệp với các phòng ban của công ty.

- Marketing:

Việc sử dụng các phương pháp và công cụ nghiên cứu thị trường hiện đại có ảnh hưởng trực tiếp đến việc các doanh nghiệp du lịch cho ra đời một sản phẩm du lịch mới. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu marketing sẽ cho ra các kết quả chính xác hơn về các nhu cầu và xu hướng trong du lịch của từng thị trường hoặc từng phân khúc thị trường cụ thể để các nhà kinh doanh du lịch có thể xây dựng được các sản phẩm du lịch phù hợp, hấp dẫn và có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

1.5.2. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp - Chế độ chính sách, pháp luật:

Các cơ chế, chính sách pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp du lịch khi đưa ra các khung pháp lý và quy định về phát triển bền vững du lịch, bảo vệ và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa; tạo ra các hành lang pháp lý bảo vệ lợi ích cho sự tham gia vủa khu vực tư nhân và cộng đồng địa phương trong các hoạt động phát triển du lịch. Chế độ, chính sách pháp luật của nhà nước cũng phản ánh vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan, bảo đảm quyền lợi của du khách quốc tế/ địa phương, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, các nhà điều hành tour du lịch, đại lý du lịch và tất cả những cá nhân, tổ chức có liên quan khác trong lĩnh vực du lịch.

- Các yếu tố về công nghệ:

Ngày nay, người ta thường nói về cuộc cách mạng 3T (Telecommucation – Transport - Tourism), đó là cuộc cách mạng trong viễn thông, công nghệ, giao thông vận tải để thúc đẩy sự phát triển du lịch.

Điều này được thể hiện trong việc áp dụng động cơ phản lực trong ngành Hàng không, sự phát triển của công nghệ điện tử đã hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin trực tuyến... Các tiến bộ về công nghệ này đang làm thay đổi hoạt động du lịch trên toàn thế giới và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động thiết kế và phân phối sản phẩm du lịch.

Đối với khách du lịch, việc tìm kiếm sản phẩm du lịch, lên kế hoạch đi du lịch, đặt vé, đặt chỗ máy bay và khách sạn trên mạng Internet đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Do vậy, nếu các điểm đến du lịch không áp dụng công nghệ thông tin trong mọi khía cạnh của phát triển du lịch, từ quy hoạch, phân phối và tiếp thị sản phẩm du lịch... thì điểm đến đó sẽ thất bại trước các đối thủ cạnh tranh.

- Tính toàn cầu và địa phương hóa:

Toàn cầu hóa được thể hiện ở việc đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn đa quốc gia. Trong lĩnh vực khách sạn, các tập đoàn khách sạn như: Hilton, Sharton, Sofitel Metropole, Shanglia, Marriott..., đã có mạng lưới khách sạn và hệ thống đặt buồng ở hầu hết các điểm đến du lịch lớn trên thế giới. Yếu tố này đang tác động không nhỏ đến hoạt động du lịch tại các nước đang phát triển. Sự xung đột giữa các yếu tố về bản sắc địa phương và các yếu tố hiện đại đang là mâu thuẫn cơ bản trong quản lý du lịch ở mọi cấp độ khác nhau và họ đang phải đi tìm một mô hình phát triển phù hợp cho từng cấp độ trên cơ sở tận dụng các yếu tố tài nguyên và điều kiện văn hóa xã hội.

Một số mô hình phát triển du lịch ở một số nước trên thế giới đã cho kinh nghiệm quý báu, muốn hạn chế sự ảnh hưởng của toàn cầu hóa trong du lịch thì phải tăng tính địa phương hóa, có nghĩa là việc phát triển du lịch cần phải dựa vào việc sử dụng các yếu tố tại chỗ nhưng sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch phải đảm bảo chất lượng mang tính toàn cầu.

- Đặc điểm tâm lý du khách:

Mỗi nhóm khách hàng đến từ những vùng miền khác nhau có tâm lý và nhu cầu du lịch khác nhau.Việc hiểu biết về tâm lý du khách giúp cho nhà kinh doanh du lịch, nhân viên phục vụ du lịch… hiểu biết được phần nào tâm lý chung của những người cần được phục vụ. Để từ đó có những biện pháp thích hợp, khắc phục, hoàn thiện năng lực chuyên môn, năng lực giao tiếp và rèn luyện các phẩm chất cần thiết để tự điều chỉnh tâm lý và hành vi của mình trong quá trình phục vụ du khách.

- Tính thời vụ của du lịch:

Du lịch mang tính thời vụ và đặc tính này tạo ra nhiều ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp. Như khi cầu du lịch tăng cao

vượt quá mức khả năng cung cấp của các cơ sở kinh doanh du lịch có thể dẫn đến khó đảm bảo về chất lượng phục vụ, gặp khó khăn trong phân phối và tổ chức nguồn nhân lực phù hợp; các hoạt động cung ứng, các ngành kinh tế và dịch vụ có liên quan đòi hỏi có sự phối hợp nhanh gọn chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu quá tải; tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kĩ thuật có thể bị hỏng hóc do lượng nhu cầu sử dụng lớn.

Phụ thuộc tính thời vụ còn là gánh nặng của doanh nghiệp khi phải hạch toán duy trì hoạt động kinh doanh quanh năm kể cả khi không có cầu từ phía khách du lịch. Đòi hỏi doanh nghiệp đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, tìm những nguồn khách khác nhau và đưa ra các loại hình sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn để thu hút tạo ra nhu cầu du lịch thường xuyên của du khách.

- Ngoài ra còn có các yếu tố ảnh hướng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch khác bên ngoài doanh nghiệp như: tài nguyên thiên nhiên địa phương, đặc điểm địa lý,môi trường khí hậu, giá cả hàng hóa dịch vụ…

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ XUẤT NHẬP KHẨU LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH CỦA CÔNG TY CP DU LỊCH VÀ XUẤT NHẬP KHẨU LẠNG SƠN (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)