CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÃI NGỘ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SƠN HÀ
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần may Sơn Hà
2.1.4. Tổ chức bộ máy của công ty
Trong mỗi công ty, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng, nó là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại đối với quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận có quan hệ chặt chẽ với nhau, được phân thành các cấp quản lý với chức năng và quyền hạn nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của công ty. Do đó, nếu công ty có bộ máy tổ chức phù hợp và hoàn thiện sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao và ngược lại.
Trước tình hình và đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, công ty cổ phần may Sơn Hà đã tổ chức bộ máy theo sơ đồ sau:
Chủ tịch Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát Giám đốc
Phòng Phòng
kinh Phòng kế Phòng
tổ chức
doanh toán – tài
hành kỹ thuật
xuất nhập vụ
chính khẩu
Phân xưởng I Phân xưởng II Phân xưởng III
Tổ cắt Tổ may Tổ cắt Tổ may Tổ cắt Tổ may
1 (1- 8) 2 (9- 16) 3 (17- 22)
Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng
Quan hệ kiểm tra giám sát
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần may Sơn Hà (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
Công ty cổ phần may Sơn Hà là đơn vị kinh tế hạch toán kinh doanh độc lập, bộ máy quản lý của công ty được chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới theo mô hình trực tuyến - chức năng và được phân thành hai cấp: cấp công ty và cấp phân xưởng. Mô hình tổ chức này khá hợp lý, đáp ứng được các nhiệm vụ chủ yếu gồm quản lý – điều hành, trực tiếp sản xuất.
Công ty có 4 phòng ban chức năng, mỗi phòng có một trưởng phòng, có chức năng tham mưu cho giám đốc, trực tiếp chịu sự chỉ đạo của giám đốc. Cụ thể là, lãnh đạo các phòng chức năng gồm: phòng Tổ chức - hành chính, phòng kế toán - tài vụ, phòng kỹ thuật, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu có nhiệm vụ theo dõi, đề xuất, kiểm tra, tư vấn cho giám đốc nhưng không có quyền ra quyết định cho các phân xưởng sản xuất. Lãnh đạo các phòng chức năng gián tiếp thực hiện nhiệm vụ do giám đốc chỉ thị, tư vấn về mặt nghiệp vụ đối với các phân xưởng sản xuất, các phân xưởng nhận mệnh lệnh trực tiếp từ giám đốc, quyền quyết định thuộc về giám đốc sau khi đã tham khảo ý kiến của các phòng chức năng.
Khi giải quyết những công việc có liên quan đến nghiệp vụ của nhiều phòng thì các trưởng phòng, phó phòng, các cán bộ, nhân viên các phòng có trách nhiệm phối hợp công tác để cùng hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Nếu bộ phận, phòng ban nào gây ách tắc công việc thì cán bộ và phòng đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Giám đốc.
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, bên cạnh các phòng ban chức năng, công ty còn có 3 phân xưởng sản xuất, tương ứng với 3 tổ cắt và 22 tổ may. Cơ cấu tổ chức ở các phân xưởng sản xuất bao gồm: 1 quản đốc chịu trách nhiệm chung về mọi mặt, 1 phó quản đốc giúp việc cho quản đốc và chịu trách nhiệm về lĩnh vực được phân công quản lý, các nhân viên kinh tế, thống kê, kĩ thuật chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được giao.
Hiện nay do quy mô hoạt động của công ty ngày càng được phát triển nên cơ cấu tổ chức của công ty cũng thay đổi dần theo hướng hiện đại. Bộ máy quản lý tổ chức của công ty từng bước được hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty; cùng với đó công ty cũng tiến hành song song vừa xây dựng vừa sản xuất kinh doanh, vừa đào tạo, sắp xếp bộ máy làm việc cho hoàn thiện, phù hợp với thực tế.