Thực trạng giáo dục STEM trong dạy học môn Sinh học THPT

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình giáo dục STEM trong dạy học phần ba sinh học vi sinh vật, sinh học 10 , trung học phổ thông (Trang 24 - 32)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.3. Cơ sở thực tiễn

1.3.2. Thực trạng giáo dục STEM trong dạy học môn Sinh học THPT

Trên cơ sở lý luận về mô hình giáo dục STEM, chúng tôi tiến hành điều tra đánh giá thực tiễn dạy học theo mô hình giáo dục STEM trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10, THPT.

a) Mục đích khảo sát

- Tìm hiểu ý kiến của GV về vai trò, ý nghĩa dạy học theo mô hình giáo dục STEM tại một số trường THPT.

- Thực trạng những khó khăn khi dạy học theo mô hình giáo dục STEM trong dạy học phần Sinh học VSV, Sinh học 10, THPT.

- Sự cần thiết hướng dạy học theo mô hình giáo dục STEM trong dạy học Sinh học.

b) Đối tượng điều tra và phương pháp điều tra

Nghiên cứu khảo sát tại 18 trường THPT của tỉnh Lai Châu và thành phố Hà Nội. Cụ thể số trường và số phiếu khảo sát như sau:

Khu vực Tên trường Số lượng phiếu

Thành phố Hà Nội

THPT Lương Văn Can 02

THPT Quốc Oai 03

THCS-THPT Ban Mai 02

THCS-THPT Ngôi Sao 01

THPT Đại Mỗ 01

Tỉnh Lai Châu

THPT Chuyên Lê Quý Đôn 03

THPT Quyết Thắng 03

16

THPT dân tộc nội trú Tỉnh 03

THPT Thành Phố 03

Dân tộc nội trú THPT Sìn Hồ 02

THPT Nậm Tăm Sìn Hồ 02

THPT Trung Đồng huyện Tân Uyên 02 Dân tộc nội trú huyện Than Uyên 03

THPT Sìn Hồ 02

THPT dân tộc nội trú Ka Lăng 01

THPT Bình Lƣ 03

THPT Tân Uyên 02

THPT Nội trú Tam Đường 02

c) Kết quả điều tra

* Thực trạng mức độ dạy học Sinh học với thực tiễn

Kết quả cho thấy đa số GV đã quan tâm đến việc kết nối các kiến thức thuộc các lĩnh vực khác nhau vào thực tiễn (bảng 1.1). Cụ thể, 80%, GV thường xuyên

“thường xuyên cho học sinh sử dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề có trong thực tiễn”. Tuy nhiên việc tiến hành đổi mới toàn diện chƣa đƣợc chú ý, đặc biệt việc

“sử dụng kiến thức từ các môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Công nghệ trong quá trình dạy học môn Sinh học”. Việc tiến hành tổ chức hoạt động cho học sinh nhằm tạo ra các sản phẩm hay định hướng học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tiễn chưa nhiều. Đặc biệt là việc đánh giá học sinh theo định hướng đổi mới còn chưa được quan tâm thường xuyên trong dạy học Sinh học. Do vậy kết quả dạy học chƣa đồng bộ.

Bảng 1.1. Đánh giá thực trạng dạy học bộ môn Sinh học ở trường THPT

Stt Nội dung

Rất không thường

xuyên

Không thường xuyên

Thường xuyên

Rất thường

xuyên

SL % SL % SL % SL %

17

1 Trong quá trình dạy môn Sinh học, Thầy/Cô có thường xuyên cho học sinh sử dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề có trong thực tiễn hay không

0 0 4 10,0 32 80,0 4 10,0

2 Thầy/Cô có thường xuyên sử dụng kiến thức từ các môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Công nghệ trong quá trình dạy học môn Sinh học của mình?

0 0 19 47,5 21 52,5 0 0

3 Trong quá trình dạy học Sinh học, Thầy/Cô có thường xuyên giao nhiệm vụ hoạt động nhóm cho học sinh?

0 0 2 5,0 30 75,0 8 20,0

4 Thầy/Cô có thường xuyên giao nhiệm vụ hoạt động nhóm cho học sinh tạo ra các sản phẩm liên quan đến bài học

8 20,0 20 50,0 12 30,0 0 0

* Mức độ phổ biến của mô hình giáo dục theo STEM

Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ phổ biến của mô hình giáo dục STEM, các thuật ngữ liên quan đến STEM đƣợc GV nghe thấy. Trao đổi với các giáo viên, họ đã biết tới STEM thông qua các hoạt động tập huấn, các cuộc thi, ngày hội khoa học… Trong đó đến 87.5% GV khi đƣợc khảo sát đã từng nghe đến và số ít 12.5%

GV chƣa từng nghe đến. Điều đó cho thấy, số ít GV còn chƣa từng biết đến STEM,

18

điều này cần tăng cường phổ biến, áp dụng những lợi ích của mô hình giáo dục STEM vào dạy học (Hình 1.1).

Hình 1.4. Đánh giá về mức độ phổ biến của dạy học theo mô hình giáo dục STEM

12.5

87.5

Chưa bao giờ Đã từng nghe nói

* Đánh giá về mức độ hiểu biết về sự hữu ích của mô hình giáo dục STEM

Từ biểu đồ hình 1.1 cho thấy trong quá trình dạy học môn Sinh học, các GV đã rất quan tâm tới việc hướng dẫn HS vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn, định hướng hứng thú ở người học. Tuy nhiên, thông qua hoạt động dạy học việc tổ chức để HS tạo ra các sản phẩm hay định hướng sản phẩm trong quá trình hướng dẫn HS vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn chưa đƣợc nhiều GV quan tâm hay thực hiện. Điều này cũng có thể hiểu rằng HS chƣa có nhiều cơ hội được học tập trải nghiệm, được “nhúng” trong môi trường công nghệ.

Các hoạt động định hướng hứng thú, vận dụng kiến thức vào thực tiễn mới chỉ dừng ở mức độ lí thuyết là chính.

Bảng 1.2. Đánh giá về mức độ hiểu biết về sự hữu ích của mô hình giáo dục STEM

Stt Nội dung

Mức độ hữu ích Rất không

quan trọng

Không quan trọng

Quan trọng

Rất quan trọng

SL % SL % SL % SL %

1 Theo Thầy/Cô đổi mới

giáo dục theo định 0 0 0 0 33 82,5 7 17,5

19

hướng STEM có quan trọng không?

2 Giáo dục STEM làm thay đổi tích cực quá trình khám phá tri thức của học sinh

0 0 0 0 35 87,5 5 12,5

3 Giáo dục STEM là cần thiết đối với tất cả học sinh

0 0 0 0 29 72,5 11 27,5

- Mức độ thiết kế các hoạt động dạy học liên quan đến mô hình giáo dục STEM Từ kết quả biểu đồ hình 1.2 cho thấy, số lƣợng giáo viên thiết kế các hoạt động dạy học liên quan đến mô hình giáo dục STEM trong quá trình dạy học chiếm t lệ khá khiêm tốn là 30%. Thực tế, qua trò chuyện các GV đã rất quan tâm tới việc hướng dẫn HS vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn, định hướng hứng thú ở người học. Tuy nhiên, việc thiết kế các hoạt động dạy học để HS tạo ra các sản phẩm hay định hướng sản phẩm trong quá trình hướng dẫn HS vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn chƣa đƣợc nhiều GV quan tâm hay thực hiện. Điều này cũng có thể hiểu rằng HS chƣa có nhiều cơ hội đƣợc học tập trải nghiệm. Các hoạt động định hướng hứng thú, vận dụng kiến thức vào thực tiễn mới chỉ dừng ở mức độ lí thuyết là chính. Do vậy, chƣa phản ánh đúng lợi ích, ƣu điểm của mô hình giáo dục STEM.

Hình 1.5. Mức độ thiết kế các hoạt động dạy học liên quan đến mô hình giáo dục STEM

30.0

70.0

Có Không

20

- Đánh giá về ưu điểm, lợi thế của mô hình giáo dục theo định hướng STEM đối với hoạt động học tập của học sinh

Từ trên đánh giá của GV về dạy học theo mô hình giáo dục STEM, chúng tôi cho rằng dạy học theo mô hình giáo dục STEM trong dạy học phần Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10- THPT có vai trò rất cần thiết. Để tìm hiểu điều này, chúng tôi khảo sát và thu đƣợc kết quả đƣợc thể hiện trong bảng 1.3.

Bảng 1.3. Đánh giá về ưu điểm, lợi thế của giáo dục theo định hướng STEM đối với hoạt động học tập của học sinh

Stt Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ %

1 Hiểu bài và tiếp thu kiến thức dễ dàng 34 85.0

2 Rèn luyện đƣợc kĩ năng thực hành 36 90.0

3 Phát triển đƣợc năng lực tƣ duy 31 77.5

4 Phát triển đƣợc năng lực sáng tạo 38 95.0

5 Giải quyết vấn đề thực tế 37 92.5

Kết quả khảo sát cho thấy, đa phần GV đánh giá ƣu điểm, lợi thế của mô hình giáo dục theo định hướng STEM đối với hoạt động học tập của học sinh giúp HS

“Phát triển được năng lực sáng tạo” (95% ý kiến đánh giá), và “Giải quyết vấn đề thực tế” có 40 phiếu đánh gi (92.5% lựa chọn). Đồng thời các ý kiến cũng xoay quanh ƣu điểm, lợi thế của mô hình giáo dục STEM nhƣ: Hiểu bài và tiếp thu kiến thức dễ dàng; Rèn luyện đƣợc kĩ năng thực hành; Phát triển đƣợc năng lực tƣ duy.

Một số nhận xét về thực trạng Qua kết quả điều tra chúng tôi thấy:

Việc đánh giá giờ dạy của giáo viên còn cứng nhắc, nặng hình thức, theo các điều đã quy định, đã có sẵn (ví dụ nhƣ theo đúng tiến trình của SGK...) điều đó đã làm mất đi tính sáng tạo của giáo viên.

Nội dung, chương trình, sách giáo khoa chưa hỗ trợ cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, một số nội dung có tính chất kinh viện, yêu cầu chặt chẽ (tiên đề hoá...). Tồn tại quá nhiều loại sách, nhiều bài tập khó, bài tập nâng cao, ít những bài tập liên quan đến thực tiễn, liên môn. Do đó giáo viên chủ yếu tập trung chủ yếu vào truyền thụ cho đủ kiến thức có trong sách giáo khoa bằng cách dùng phương pháp

21

thuyết trình. Dẫn đến việc dạy khoán cho xong nội dung của bài.

Việc hạn chế dạy học theo mô hình giáo dục STEM trong dạy học phần Sinh học VSV , Sinh học 10, THPT còn nhiều bấp cập có rất nhiều nguyên nhân:

- Trong quá trình dạy học có thể nói một số giáo viên còn chƣa thực sự chú ý đúng mức tới việc làm thế nào để học sinh nắm vững đƣợc lƣợng kiến thức, đặc biệt tự học. Nguyên nhân là do thời lƣợng tiết học ngắn, một giáo viên phải dạy nhiều lớp, làm nhiều công việc khác ngoài việc giảng dạy dẫn đên thời gian đầu tƣ cho việc nghiên cứu tìm tòi những phương pháp dạy học mới, phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp còn hạn chế. Do vậy, rất khó để lôi cuốn đƣợc học sinh tập trung chú ý nghe giảng.

- Giáo viên và học sinh chƣa khắc phục đƣợc thói quen, nhận thức dạy học theo lối truyền thống, nặng về lý thuyết và coi nhẹ thực hành ứng dụng.

- Học sinh chƣa ý thức đƣợc nhiệm vụ học tập của mình, chƣa tích cực tƣ duy suy nghĩ, chưa tìm tòi cho mình những phương pháp học tập phù hợp để biến tri thức của thầy thành của mình. Do đó sau giờ học các em nắm bắt kiến thức chƣa tốt, nhanh quên và thiếu đi các kĩ năng tƣ duy, sáng tạo, ứng dụng thực tiễn.

- Chương trình học hiện tại quá ôm đồm quá nhiều thứ, thiếu thực hành, chủ yếu là cung cấp kiến thức lí thuyết, nhiều HS không theo kịp chương trình vì kiến thức quá nặng và học quá nhiều môn. Trong một tiết học phải dạy nhiều nội dung vì lo sợ cháy giáo án, không truyền tải hết nội dung của bài mà nhiều GV không thể thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của HS.

- PPDH chậm đổi mới: Việc giáo viên sử dụng phương pháp dạy học theo đặc trƣng bộ môn còn hạn chế: bỏ giờ thực hành thí nghiệm, không có thí nghiệm trên lớp, phương tiện dạy học không đáp ứng được yêu cuầ của bài học.

- GV chƣa tổ chức đƣợc các buổi hoạt động ngoại khóa, những hoạt động ngoài giờ lên lớp thu hút sự quan tâm, chú ý của học sinh.

22

Kết luận Chương I

Trong chương này đã trình bày tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học môn Sinh học theo mô hình giáo dục STEM. Những nghiên cứu đã cho chúng ta thấy:

Giáo dục STEM hiện nay đã và đang trở thành một xu hướng mang tính tất yếu. Việt Nam đang tiếp cận với mô hình giáo dục STEM. Tuy nhiên việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của giáo dục STEM nói chung và trong giảng dạy môn Sinh học nói riêng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Có rất nhiều cách hiểu về giáo dục STEM tuy nhiên cần lưu ý ở hai điểm cơ bản sau:

Thứ nhất là: bản chất của giáo dục STEM là dạy học tích hợp gồm các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học.

Thứ hai là: thông qua mô hình giáo dục STEM không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức lý thuyết mà còn xây dựng các hoạt động giúp học sinh đƣợc trải nghiệm, vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề của thực tế cuộc sống, từ đó hình thành và phát triển năng lực cho người học đáp ứng được yêu cầu của thời đại.

Kết quả nghiên cứu thực trạng dạy học Sinh học hiện nay và mức độ quan tâm của giáo viên với giáo dục STEM là cơ sở thực tiễn để thực hiện đề tài.

23

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình giáo dục STEM trong dạy học phần ba sinh học vi sinh vật, sinh học 10 , trung học phổ thông (Trang 24 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)