Kết quả định lƣợng

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình giáo dục STEM trong dạy học phần ba sinh học vi sinh vật, sinh học 10 , trung học phổ thông (Trang 82 - 89)

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.6. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm

3.6.1. Kết quả định lƣợng

3.6.1.1. Kết quả điều tra phiếu hỏi học sinh lớp ĐC

Với lớp ĐC, kết quả phiếu điều tra HS với 10 câu hỏi ở các mức độ đồng ý khác nhau thu đƣợc trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Kết quả điều tra phiếu hỏi học sinh lớp ĐC

Câu hỏi

Mức độ đồng ý (%) Rất

đồng ý

Đồng ý

Không đồng ý

Rất không đồng ý 1. Em thấy nội dung kiến thức

của bài học dễ hiểu, liên quan đến thực tế cuộc sống

0 16,1 64,5 19,4

2. Em có yêu thích môn học 9,7 32,3 48,4 9,6

3. Bài học giúp em rèn luyện kĩ

năng thực hành 6,5 22,5 64,5 6,5

74

4. Các hoạt động giúp em tăng

cường năng lực hợp tác 16,1 48,4 25,8 14,7

5. Bài học giúp em phát triển

năng lực tƣ duy 22,6 48,4 25,8 3,2

6. Bài học giúp em vận dụng kiến thức trong giải quyết các vấn đề thực tiễn

6,5 22,6 54,8 16,1

7. Các nhiệm vụ học tập đƣợc giao giúp em phát triển khả năng sáng tạo

0 16,1 61,3 22,6

8. Bài học giúp em liên hệ kiến

thức ở các môn học khác nhau 6,5 54,8 32,3 6,4 9. Bài học giúp em nâng cao năng

lực thuyết trình trước tập thể 9,7 32,3 48,4 9,6 10. Bài học giúp em rèn luyện

khả năng công nghệ thông tin 0 0 80,6 19,4

Kết quả khảo sát cho thấy: Có 83.9% học sinh cho rằng, Sinh học “khó có thể giúp em phát triển khả năng sáng tạo” và “nội dung kiến thức của bài học khó hiểu, ít liên quan đến thực tế cuộc sống” đặc biệt 70,9% HS cho rằng: “Bài học không giúp em vận dụng kiến thức trong giải quyết các vấn đề thực tiễn” .... Do vậy dẫn đến tình trạng học sinh chƣa hứng thú nhiều với môn Sinh học.

Nhƣ vậy, nhiều HS ĐC đều nhận thấy môn Sinh giúp các em phát triển khả năng liên hệ kiến thức với các môn học khác, năng lực tƣ duy và năng lực hợp tác, chƣa rèn luyện nhiều các năng lực chuyên biệt nhƣ năng lực thực hành, năng lực sáng tạo, năng lực thuyết trình, công nghệ thông tin, năng lực giải quyết vấn đề đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn còn hạn chế.

3.6.1.2. Kết quả điều tra học sinh lớp TN

Sau khi khám phá kiến thức thông qua mô hình giáo dục STEM, chúng tôi tiến hành khảo sát HS ở lớp TN, kết quả thu đƣợc thể hiện trong bảng 3.3.

75

Bảng 3.3. Kết quả điều tra phiếu hỏi học sinh lớp TN

Câu hỏi

Mức độ đồng ý (%)

Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý

Rất không đồng ý 1. Em thấy nội dung kiến

thức của bài học dễ hiểu, liên quan đến thực tế cuộc sống

32,3

48,4 16,1 3,2

2. Em có yêu thích môn học

32,3

48,4 16,1 3,2

3. Bài học giúp em rèn

luyện kĩ năng thực hành 38,7 48,4 9,7 3,2

4. Các hoạt động giúp em

làm việc nhóm hiệu quả 48,4 45,2 6,4 0

5. Bài học giúp em phát

triển năng lực tƣ duy 48,4 48,4 3,2 0

6. Bài học giúp em vận dụng kiến thức trong giải quyết các vấn đề thực tiễn

51,6 48,4 0 0

7. Các nhiệm vụ học tập đƣợc giao giúp em phát triển khả năng sáng tạo

29,0 48,4 16,1 6,5

8. Bài học giúp em liên hệ kiến thức ở các môn học khác nhau

51,6 45,1 3,3 0

9. Bài học giúp em nâng cao năng lực thuyết trình trước tập thể

32,3 54,8 12,9 0

10. Bài học giúp em rèn 29,0 45,2 12,9 12,9

76

luyện khả năng công nghệ thông tin

Thông qua bảng kết quả phiếu hỏi học sinh lớp TN nhận thấy các chủ đề dạy học đƣợc xây dựng giúp giảm bớt các kiến thức phần VSV khó hiểu và gần với thực tiễn cuộc sống hơn. Trong đó, “Bài học giúp em phát triển năng lực tƣ duy” với 96.8% ý kiến đồng ý và “Các hoạt động giúp em làm việc nhóm hiệu quả” với 93.6% và 100% HS cho rằng: “Bài học giúp em vận dụng kiến thức trong giải quyết các vấn đề thực tiễn”. Bên cạnh đó với mô hình giáo dục STEM, học sinh đƣợc phát triển các năng lực toàn diện nhƣ giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, tƣ duy, thuyết trình, công nghệ thông tin…

3.6.1.3. Kết quả bài kiểm tra

Để đánh giá về mặt định lƣợng hiệu quả của quá trình thực nghiệm chúng tôi căn cứ vào kết quả hoạt động học tập của học sinh thông qua bài kiểm tra 10 phút ở cả hai nhóm lớp. Kết quả bài kiểm tra của hai lớp thực nghiệm và đối chứng đƣợc xử lí theo phương pháp thống kê toán học theo thứ tự các bước sau:

- Lâp bảng phân phối về tần số, tần suất, tần suất tích lũy điểm số của các lớp thực nghiệm và đối chứng.

- Biểu diễn kết quả bằng đồ thị theo bảng phân phối tần suất.

Số liệu được xử lí theo phương pháp thống kê, trong đó chủ yếu sử dụng các thông số sau:

+ Tỉ lệ phần trăm (%): Để phân biệt kết quả học tập của HS làm cơ sở so sánh kết quả giữa lớp TN và ĐC trong quá trình TN.

+ Giá trị trung bình X : Đặc trƣng cho sự tập trung của số liệu nhằm so sánh mức học trung bình của SV hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Giá trị X đƣợc tính theo công thức:

Điểm trung bình trong thống kê biểu hiện mức độ đại biểu theo một tiêu thức số lƣợng nào đó của tổng thể đồng chất bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. Điểm trung bình phản ánh mức độ trung bình của hiện tƣợng, đồng thời so sánh hai (hay nhiều) tổng thể hiện tƣợng nghiên cứu cùng loại, không có cùng quy mô.

+ Độ lệch chuẩn, phương sai và hệ số biến thiên:

77

Độ lệch chuẩn phản ánh sự sai lệch hay độ giao động của các số liệu xung quanh giá trị trung bình. Độ lệch càng nhỏ thì kiểm nghiệm – đánh giá phương pháp dạy học truyền thống và tích cực phân tán quanh X càng ít và ngƣợc lại.

+ Phương sai và độ lệch tiêu chuẩn là tham số đo mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng. Với độ dao động nhỏ hoặc trung bình thì kết quả thu đƣợc đáng tin cậy, ngƣợc lại với độ dao động lớn thì kết quả thu đƣợc không đáng tin cậy.

+ Mức ảnh hưởng (ES)

+ Phép kiểm chứng t-test: thường tính giá trị p, trong đó p là khả năng xảy ra ngẫu nhiên, thông thường hệ số p ≤ 0.05 là chênh lệch có ý nghĩa hay chênh lệch không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên.

* Về sự phân bố kết quả bài kiểm tra

Dựa vào thống kê điểm chúng ta lập bảng tần số, tần suất, tần suất tích lũy kết quả điểm bài kiểm tra của lớp TN và ĐC đƣợc thể hiện ở bảng 3.4 - 3.6.

Kết quả tổng hợp các bài kiểm tra sau tiết dạy của chủ đề thể hiện trong bảng 3.3.

Bảng 3.4. Phân bố tần số kết quả điểm kiểm tra ở lớp TN và ĐC Nhóm Sĩ

số

Số học sinh đạt điểm Xi

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 60 0 0 0 0 2 2 10 24 14 6 2

ĐC 62 0 0 0 0 6 4 24 20 6 2 0

Bảng 3.5. Phân bố tần suất điểm số bài kiểm tra Nhóm Sĩ

số

Số học sinh đạt điểm Xi(%)

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 60 0 0 0 0 3.33 3.33 16.67 40.0 23.33 10.0 3.33 ĐC 62 0 0 0 0 9.68 6.45 38.71 32.26 9.68 3.23 0

Bảng 3.6. Phân bố tần suất tích lũy điểm số bài kiểm tra Nhóm

số

Số học sinh đạt điểm Xi (%)

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 60 0 0 0 0 3.33 6.66 23.33 63.33 86.67 96.67 100 ĐC 62 0 0 0 0 9.68 16.13 54.84 87.1 96.77 100 100

78

Từ bảng 3.6 ta vẽ được đồ thị đường tích lũy bài kiểm tra như hình 3.1.

Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn phân bố tần số tích lũy kết quả bài kiểm tra

Đồ thị của các đường lũy tích của lớp TN luôn nằm bên phải và phía dưới các đường lũy tích của lớp ĐC ( Hình 3.1), điều đó chứng tỏ khả năng tiếp nhận kiến thức của HS các lớp TN tốt hơn, đồng đều hơn so với các lớp ĐC.

* Về tỉ lệ HS yếu kém, trung bình, khá và giỏi

Sau khi tiến hành kiểm tra đánh giá thu đƣợc điểm các bài kiểm tra, GV phân chia, sắp xếp điểm theo học lực: giỏi, khá, trung bình, yếu (Hình 3.2).

Hình 3.2. Biểu đồ phân loại kết quả bài kiểm tra của học sinh

Kết quả trên hình 3.2 cho thấy tỉ lệ % HS đạt điểm khá, giỏi ở lớp TN cao hơn tỉ lệ % HS đạt điểm khá, giỏi ở lớp ĐC. Và tỉ lệ % HS đạt điểm yếu kém, trung bình ở lớp TN thấp hơn t lệ % HS đạt điểm yếu kém, trung bình ở lớp ĐC.

Như vậy, phương án tổ chức thực nghiệm đã có tác dụng phát triển năng lực (%)

Điểm

79

nhận thức của HS, góp phần giảm tỉ lệ HS yếu kém, trung bình và tăng tỉ lệ HS khá giỏi.

* Giá trị các tham số đặc trƣng

Từ kết quả bài kiểm tra của hai nhóm lớp, dựa theo phương pháp xử lí số liệu ta thu đƣợc các chỉ số của các tham số đặc trƣng (Bảng 3.7).

Bảng 3.7. Các tham số thống kê kết quả của lớp TN và ĐC

Nhóm X

Độ lệch chuẩn

Điểm <5 Điểm 5

Khá (7-8 điểm)

Giỏi (9-10 điểm)

TN 7,20 1,24 3.33 20 63.33 13.33

ĐC 6.35 1,70 9.68 45.16 42.34 3.23

Dựa vào các tham số thống kê ta thấy độ lệch chuẩn của lớp ĐC lớn hơn độ lệch chuẩn của lớp TN, điều này chứng tỏ điểm trung bình của mỗi HS trong lớp ĐC có độ phân tán lớn hơn so với điểm trung bình của cả lớp (6.35). Trong khi đó lớp TN có độ phân tán điểm quanh điểm trung bình của cả lớp (7.20) là nhỏ. Nói cách khác, các em HS ở lớp TN học đều hơn so với các em HS ở lớp ĐC. Tuy nhiên để kiểm định chắc chắn rằng kết luận này có đúng không hay chỉ là kết quả may rủi, ta dùng phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê.

Bảng 3.8. So sánh các tham số thống kê đặc trưng giữa lớp TN và ĐC

Tham số Lớp ĐC Lớp ĐC Chênh lệch

Điểm trung bình 6,35 7,2 0,95

Phương sai 1,37 1,54

Độ lệch chuẩn 1,17 1,24

Hệ số biến thiên 0,18 0,17

Giá trị của T - test : p = 0,0032

Mức ảnh hưởng ES = 0,73

Qua bảng trên ta thấy:

80

- Điểm trung bình cộng của HS lớp TN là 7,2 cao hơn điểm trung bình của học sinh lớp ĐC 0,95 điểm (bảng 3.8). Điều đó chứng tỏ HS các lớp TN tiếp nhận và vận dụng kiến thức, kỹ năng tốt hơn các lớp HS lớp ĐC.

- Độ lệch chuẩn ở lớp thực nghiệm (1,17) nhỏ hơn ở lớp ĐC (1,24), chứng tỏ số liệu của lớp TN ít phân tán hơn so với lớp ĐC (bảng 3.8).

- Hệ số biến thiên V của lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp ĐC (bảng 3.8) đã chứng minh độ phân tán quanh giá trị trung bình cộng của lớp TN nhỏ hơn, tức là chất lƣợng lớp TN đồng đều hơn lớp ĐC.

Và giá trị V thực nghiệm đều nằm trong khoảng từ 10% đến 30% (có độ dao động trung bình). Do vậy, kết quả thu đƣợc đáng tin cậy.

- Thông số p nhỏ hơn 0,05 (bảng 3.8) cho thấy: việc vận dụng mô hình giáo dục STEM vào dạy học có ý nghĩa.

- Mức độ ảnh hưởng nằm trong mức độ trung bình. Nghĩa là việc vận dụng mô hình giáo dục STEM đã có tác động tích cực tới việc nâng cao kết quả học tập môn Sinh học ở trường phổ thông.

Dựa trên kết quả TN sƣ phạm và thông qua việc xử lý số liệu TN sƣ phạm thu đƣợc, chúng tôi nhận thấy chất lƣợng học tập của học sinh ở lớp TN cao hơn các lớp ĐC.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình giáo dục STEM trong dạy học phần ba sinh học vi sinh vật, sinh học 10 , trung học phổ thông (Trang 82 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)