Kết quả xác định một số yếu tố gây bệnh của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập

Một phần của tài liệu BỆNH E.COLI TRÊN NGAN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ (Trang 21 - 33)

4.3.1. Kết quả xác định các yếu tố bám dính 4.3.1.1. Kết quả xác định yếu tố bám dính F1 (F1 fimbirae)

* Kết quả xác định F1 Fimbriae bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu

F1 fimbriae của vi khuẩn E. coli được đặc trưng bởi khả năng gắn với đường D-Mannose, nhờ đó có thể gắn vào rất nhiều tế bào có nhân, bao gồm các tế bào biểu mô ruột, phổi, bàng quang, thận và rất nhiều tế bào viêm khác (La Ragione và Woodward, 2002) [42]. Ngoài ra, chúng có khả năng gây ngưng kết hồng cầu của rất nhiều loài động vật, nhưng sự ngưng kết này sẽ có thể bị ức chế do sự có mặt của 2,5% đường D-Mannose (Duguid và Old, 1994 [28], Delicato và cs, 2003 [23]).

Kết quả xác định đặc tính có mang F1 fimbirae của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được bằng phản ứng ngưng kết với hồng cầu bò, cừu và gà được trình bày như sau:

Bảng 4.7. Kết quả xác định F1 fimbriae bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu Hồng cầu

3% Chất bổ trợ Số chủng ngưng kết (ở hiệu giá pha loãng > 1/4)/Số chủng kiểm tra

Số chủng mẫn cảm với sự có mặt của D-Mannose

Bò Nước sinh lý 122/122

2,5% D-Mannose 44/122 78

Cừu Nước sinh lý 122/122

2,5% D-Mannose 38/122 84

Gà Nước sinh lý 122/122

2,5% D-Mannose 43/122 79

Trong phản ứng tiến hành có mặt của 2,5%

đường D-Mannose với hiệu giá pha loãng vi khuẩn là >1/4 cho kết quả là 44 chủng vi khuẩn E. coli vẫn có khả năng gây ngưng kết hồng cầu bò, 38 chủng vẫn có khả năng gây ngưng kết hồng cầu cừu và 43 chủng vẫn có khả năng gây ngưng kết hồng cầu gà. Đây chính là

những chủng kháng lại đường D-Mannose (Mannose Resistance).

Như vậy, 78 chủng không gây ngưng kết hồng cầu bò, 84 chủng không gây ngưng kết hồng cầu cừu và 79 chủng không gây ngưng kết hồng cầu gà trong điều kiện phản ứng có 2,5% D-Mannose. Đây là những chủng mẫn cảm với đường D-Mannose (Mannose

20 Sensitive), các chủng này có thể được đánh giá

là các chủng có mang F1 fimbriae. Sự khác nhau về kiểu gây ngưng kết hoặc không ngưng kết hồng cầu trong điều kiện có đường D- mannose của các chủng E. coli được giải thích là do sự khác nhau của các ngưng kết tố có mặt trên bề mặt tế bào vi khuẩn, mà từ đó chúng sẽ nhận biết ra các điểm cảm thụ khác nhau có trong loại hồng cầu dùng cho phản ứng. Ngoài ra, một số kiểu ngưng kết chỉ có thể quan sát được trong các điều kiện nuôi cấy nhất định, do ngưng kết tố cần các điều kiện môi trường khác nhau để phát triển và tạo ngưng kết (De Campos và cs, 2005) [22] .

* Kết quả xác định gen sản sinh F1 fimbriae bằng phản ứng PCR

Cho đến nay, rất nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh các chủng E. coli có độc lực mang F1 fimbriae, có khả năng bám dính tốt hơn vào lớp tế bào biểu mô khí quản của gà, ít bị rửa trôi hơn so với các chủng có độc lực kém hơn và không có fimbriae (Arp và Jensen, 1980 [13]. Đặc tính bám dính của F1 fimbriae vào hầu và khí quản của gà đã được chứng minh cả trong điều kiện in vivoin vitro. Dho M và Lafont, 1984 [24] đã làm thí nghiệm bất hoạt khả năng bám dính của các chủng APEC vào khí quản của gà.

F1 fimbriae có cấu trúc là các sợi protein dài, gồm một protein chính (FimA) và một số thành phần phụ được sắp xếp bao xung quanh trục chính, bao gồm FimF, FimG và FimH (Orndoff, 1994) [50].

Bảng 4.8. Kết quả xác định gen quy định khả năng sản sinh F1 fimbriae bằng phản ứng PCR Yếu tố độc

lực Gen xác

định Mã hóa protein

Kết quả Số chủng dương tính/Số

chủng kiểm tra Tỷ lệ %

F1 fimbriae FimA Protein chính của F1 Fimbriae 109/122 89,34

FimH Tiểu phần bám dính của F1 Fimbriae 30/122 24,59

Kết quả xác định các gen FimA và FimH mã hóa cho sự sản sinh F1 fimbriae trong số các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được được trình bày ở bảng 4.8. Các gen FimF và FimG, do không có đủ điều kiện nghiên cứu nên chưa được xác định trong nghiên cứu này.

Trong tổng số 122 chủng được kiểm tra, xác định được 109/122 chủng (chiếm tỷ lệ 89,34%) mang gen FimA, quy định khả năng sản sinh một loại protein chính của vi khuẩn E. coli; và 30/122 chủng (chiếm 24,59%) mang gen FimH quy định sinh một tiểu phần bám dính của F1 fimbriae.

Tổng hợp các kết quả xác định F1 fimbriae về kiểu hình (bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu) và bằng kiểu gen (phản ứng PCR), kết quả cho thấy: chỉ có 78-84 chủng (chiếm tỷ lệ

63,9-68,9%) có bộc lộ F1 firmbiae trong điều kiện in vitro, nhưng có tới 109 chủng (chiếm 89,34%) có mang gen FimA quy định khả năng sản sinh F1 fimbirae. Trong số này, chỉ có 30/122 chủng (24,59%) mang cả 2 gen FimA và FimH, số còn lại có thể mang các gen khác (FimF hoặc FimG) mà trong nghiên cứu này chưa có điều kiện nghiên cứu.

Về lý thuyết, hầu hết các chủng vi khuẩn E.

coli đều có khả năng sản sinh F1 fimbriae.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh trong điều kiện in vivo, chỉ các chủng vi khuẩn E. coli cư trú trong đường hô hấp, phổi và túi khí của gia cầm bị bệnh mới mang F1 fimbriae, còn các chủng lưu hành trong các phủ tạng khác hoặc trong máu thì không mang F1 fimbirae, chứng tỏ vai trò nhất định của

Thông tin chuyên đề Nông nghiệp và ptnt

21

chúng trong giai đoạn đầu của quá trình gây bệnh (Dozois và Chateloup, 1994 [28], Poubakhsh và cs, 1997a [52]). F1 fimbriae giúp vi khuẩn kháng lại sự thực bào của bạch cầu, do đó vượt qua được lớp hàng rào bảo vệ (màng nhày khí quản) và lưu trú được ở khí quản (Dho-Moulin và Fairbrother, 1999) [25].

Số chủng mang gen fimH trong kết quả nghiên cứu trên thấp hơn so với kết quả nghiên cứu mới công bố gần đây của Võ Thành Thìn và cs (2008a) [23] đã xác định được 93,75% số chủng vi khuẩn E. coli phân lập từ gà mắc bệnh tại Khánh Hòa và Phú Yên mang gen FimH bằng phản ứng PCR. Tác giả Delicato và cs (2003) [23] cũng đã công bố kết quả 96,5% số chủng mang gen FimH từ gà bệnh tại Brazil, trong khi đó, nghiên cứu của Vanderkechove và cs (2005) [54] với 100% số chủng từ gà bệnh tại Bỉ mang gen FimH. Điều

này có thể được lý giải là trong điều kiện nuôi cấy nhân tạo (in vitro), khả năng bộc lộ F1 fimbirae của vi khuẩn có thể bị ức chế hoặc ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác mà các điều kiện nuôi cấy như trong nghiên cứu chưa hoàn toàn tối ưu cho sự bộc lộ của loại protein này, do vậy, một số chủng mặc dù có mang gen, nhưng không thể hiện ra thành kiểu hình.

4.3.1.2. Kết quả xác định yếu tố bám dính P fimbriae và yếu tố xâm nhập (Intimin)

P fimbriae không có ý nghĩa nhiều trong quá trình bám dính ban đầu của vi khuẩn vào đường hô hấp trên, nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình gây nhiễm sau đó. P fimbriae được mã hóa bởi các nhóm gen Pap nằm trên nhiễm sắc thể và bao gồm 11 gen mà cấu trúc và chức năng của chúng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu (Hacker, 1992) [37].

Bảng 4.9. Kết quả xác định gen quy định khả năng sản sinh P fimbriae và Intimin của vi khuẩn E. coli

Yếu tố độc lực Gen xác

định Mã hóa protein

Kết quả Số chủng dương tính/Số

chủng kiểm tra Tỷ lệ %

P Fimbriae PapC P Fimbriae 65/122 53,28

Intimin eae Protein Intimin (bám

dính và xâm nhập) 6/122 4,92

Kết quả xác định gen PapC - mã hóa cho khả năng sản sinh một loại protein màng ngoài của P fimbriae và eae - mã hóa cho khả năng sản sinh protein Intimin (yếu tố bám dính và xâm nhập) trong số 122 chủng vi khuẩn E. coli bằng phương pháp PCR, được trình bày ở bảng 4.9.

Kết quả cho thấy: có 65/122 chủng mang gen PapC (chiếm tỷ lệ 53,28%) và chỉ có 6/122 chủng mang gen eae (chiếm tỷ lệ 4,92%). Kết quả này là cao hơn nhiều so với một số nghiên cứu đã được công bố trước đây. Janen và cs (2001) [39] đã kết luận 30% trong 150 chủng E.

coli phân lập từ gà mắc Colibacillosis tại Đức có

mang gen PapC, không một chủng nào mang gen eae. Delicato và cs (2003) [23] khi nghiên cứu 50 chủng E. coli từ gia cầm bệnh tại Brazil đã xác định được tỷ lệ mang gen PapC chỉ chiếm 18,5%.

Trong khi đó, với 40 chủng E. coli phân lập từ gia cầm bệnh tại Bỉ, Vandekerchove và cs (2004) [54] đã xác định được 20% số chủng mang gen PapC, không phát hiện được một chủng nào mang gen eae. De Campos (2005) [22] nghiên cứu các chủng E. coli phân lập được từ gà bị bại huyết do E. coli tại Brazil đã xác định được số chủng mang gen PapC là 25%. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu trên thấp hơn so với số liệu

22 đã được công bố bởi Stordeur và cs (2002) khi

phát hiện thấy chuỗi gen pap có mặt trong 91,3%

của 289 chủng E. coli phân lập từ gia cầm mắc bệnh tại Bỉ.

Nghiên cứu về khả năng mang P fimbirae của vi khuẩn E. coli gây bệnh ở gia cầm, Janen và cs, 2001 [39]; Ewers và Janen, 2005 [30], De Campos, 2005 [22]; McPeakle và cs, 2005 [45]

chỉ xác định gen papC, trong khi đó, Delicato và cs, 2003 [23]; Vandekerchove và cs (2005) [54]

xác định cả gen papC và papG. Ngoài ra, Janen và cs, 2001 [39], Vandekerchove và cs, 2004 [54] đã tiến hành đánh giá sự có mặt của cả gen eae của vi khuẩn E. coli.

Mối liên hệ mật thiết giữa đặc tính mang P fimbiriae trong số các chủng APEC phân lập từ gia cầm bệnh so với gia cầm khỏe, cũng như trong cơ chế gây bệnh của vi khuẩn E. coli ở gia cầm được nhiều nghiên cứu đề cập tới Van den Bosch và cs, 1993 [55]). Kết quả tỷ lệ các chủng mang gen PapC (53,28%) trong nghiên cứu, cùng với

một số các nghiên cứu khác ở trên và các nghiên cứu của Ngeleka và cs (1996) [49], một lần nữa khẳng định thêm vai trò của P fimbirae trong cơ chế gây bệnh của các chủng APEC.

4.3.4. Kết quả xác định một số loại độc tố Cho đến nay, loại độc tố nào có liên quan trực tiếp và có vai trò quan trọng đối với độc lực và khả năng gây bệnh của vi khuẩn APEC vẫn còn là một bài toán chưa có lời giải đối với các nhà khoa học. Nhiều nghiên cứu được tiến hành và nhiều giả thuyết được đưa ra, nhưng hiện mới chỉ có một số rất ít các báo cáo chứng minh rằng các vi khuẩn thuộc nhóm APEC có khả năng sản sinh độc tố (Dho-Moulin và Fairbrother, 1999) [25].

Trong nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khảo sát các chủng E. coli phân lập được với 4 loại gen quy định khả năng sản sinh độc tố được thông báo là có khả năng xuất hiện trong số các chủng APEC: yếu tố gây độc và hoại tử tế bào loại 1, 2, độc tố Shiga 1, 2.

Bảng 4.10. Kết quả xác định một số gen liên quan đến độc tố của các chủng E. coli phân lập được bằng phương pháp PCR

Yếu tố độc lực

Gen xác

định Mã hóa protein

Kết quả Số chủng dương tính/Số

chủng kiểm tra

Tỷ lệ

%

Độc tố

Cnf1 Yếu tố gây độc và hoại tử tế bào loại 1 0/122 0

Cnf2 Yếu tố gây độc và hoại tử tế bào loại 2 30/122 24,59

Stx1 Độc tố Shiga 1 6/122 4,92

Stx2 Độc tố Shiga 2 0/122 0

4.3.5. Tổng hợp các yếu tố độc lực có trong các chủng E. coli phân lập từ ngan bệnh và ngan khỏe

Chính do sự phức tạp trong yếu tố gây bệnh của các chủng APEC và cơ chế gây bệnh ở gia cầm nên nhiều nghiên cứu tiến hành khảo sát các đặc tính của quần thể các vi khuẩn từ gia cầm bệnh và gia cầm khỏe, để từ đó rút ra những nhận xét và đánh giá khách quan nhất.

Ngoài 122 chủng E. coli phân lập từ các ngan bị bệnh, chúng tôi cũng đã phân lập được 12 chủng từ các mẫu phân lấy từ lỗ huyệt của các ngan khỏe để tiến hành khảo sát sự có mặt của một số gen cần thiết, đồng thời phân tích thống kê để so sánh giá trị P giữa hai quần thể này. Kết quả trình bày ở bảng 3.15: Trong 13 loại gen được kiểm tra (FimA, FimH, PapC, eae, IutA, IucA, Iss, Tsh, CvaC, Cnf1, Cnf2, Stx1, Stx2) thì:

Thông tin chuyên đề Nông nghiệp và ptnt

23

Bảng 4.11. Tỷ lệ các gen quy định một số yếu tố độc lực có trong các chủng E. coli phân lập từ ngan bệnh và ngan khỏe

TT Tên yếu tố độc lực

hiệu

Ngan bệnh (n=122)

Ngan khỏe (n=12)

Giá trị P Số mẫu

dương tính

Tỷ lệ

%

Số mẫu dương

tính

Tỷ lệ

%

1

Các yếu tố

bám dính

F1 Fimbriae (protein

chính) FimA 109 89,34 3 25,0 9,39

2

F1 Fimbriae (tiểu phần

bám dính) FimH 30 24,59 0

3 P Fimbriae PapC 65 53,28 0

4

Protein Intimin (bám

dính và xâm nhập) eae 6 4,92 0

5

Hệ thống

thu nhận

sắt

Yếu tố cảm thụ

aerobactin IutA 112 91,80 3 25,0

2,4

6

Tổng hợp aerobactin IucA 98 80,33 3 25,0

2,19 7

Khả năng kháng bổ thể trong huyết thanh

Tăng khả năng sống

trong huyết thanh Iss 84 68,85 2 16,67 0,000321

8

Ngưng kết hồng cầu tố

mẫn cảm nhiệt độ Tsh 73 59,84 1 8,33 0,000618

9 Colicin V CvaC 87 71,31 2 16,67

0,000131 10

Độc tố

Yếu tố gây độc và hoại

tử tế bào loại 1 Cnf1 0 0 0

11

Yếu tố gây độc và hoại

tử tế bào loại 2 Cnf2 30 24,59 0

12 Độc tố Shiga 1 Stx1 6 4,92 0

13 Độc tố Shiga 2 Stx2 0 0 0

+ Có 11/13 loại gen được phát hiện thấy trong số các chủng E. coli từ ngan bệnh. Hai loại gen không được phát hiện thấy trong bất cứ chủng nào trong số 122 chủng từ ngan bệnh được kiểm tra là Cnf1 và Stx2.

+ Trong khi đó, chỉ 6/13 loại gen được phát hiện thấy trong số các chủng E. coli phân lập từ ngan khỏe, là các gen FimA, IutA, IucA, Iss, Tsh và CvaC. Có 7 loại gen không được phát hiện thấy là FimH, PapC, eae, Cnf1, Cnf2, Stx1 và Stx2.

+ Đối với ba loại gen là FimA, IutA và IucA

thì không có sự khác biệt rõ rệt giữa các chủng từ ngan bệnh và ngan khỏe (P>0,05), trong khi đó, cả 3 gen có liên quan tới khả năng kháng bổ thể trong huyết thanh là Iss, Tsh và CvaC ở các chủng từ ngan bệnh cao hơn nhiều so với từ ngan khỏe (P<0,05).

Như vậy, 8 loại gen có sự khác biệt rõ rệt giữa ngan bệnh và ngan khỏe, đó là 5 gen chỉ phát hiện thấy ở các chủng từ ngan bệnh, mà không có mặt trong các chủng từ ngan khỏe (FimH, PapC, eae, Cnf2 và Stx1) và 3 gen (Iss, Tsh và CvaC) với tỷ lệ cao hơn hẳn từ các ngan bệnh.

24 Kết quả trên tương đương với kết quả

nghiên cứu của Rodriguez-Siek và cs (2005) [53] khi xác định được tỷ lệ gen IutA trên E.

coli từ gà bệnh là 81,2%, nhưng ở gà khỏe là 25,9%; tỷ lệ các gen CvaC, Tsh và Iss ở E. coli từ gà bệnh là 67,4%; 62,5% và 82,7%, có sự khác biệt với các gen này từ gà khỏe là 9,6%;

41,3% và 18,3% (P<0,05).

Tương tự, kết quả nghiên cứu của McPeake và cs (2005) [45] về các gen Iss và CvaC của 114 chủng E. coli phân lập từ gà bệnh và gà khỏe là 72,8%; 99,1% so với 17,8% và 82,2% (P<0,05), nhưng khác ở kết quả nghiên cứu về gen Tsh giữa gà bệnh và gà khỏe là 93,9% và 93,3%

(P>0,05). Vandekechove và cs (2005) [54] cũng nhận xét tương tự với các gen Iss, Tsh và CvaC từ gà bệnh và gà khỏe với các giá trị P<0,001.

4.3.6. Kết quả xác định serotyp của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được

Kết quả xác định serotyp kháng nguyên O

của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được từ ngan bệnh, xác định được serotyp của 106 chủng thuộc về 13 loại kháng nguyên O, trong đó số chủng thuộc O8 chiếm tỷ lệ cao nhất (21,3%), tiếp đến là O169 (16,4%), O115 (14,8%), O143 (11,5%), O1 (4,1%), O15 (3,3%), O63, O119, O125, O144, O157, O167 (2,5%) và O152 (0,8%). Có 16 chủng (13,1%) không thể xác định được serotyp với 9 nhóm huyết thanh đa giá đã sử dụng. Một điều đáng lưu ý là không có chủng nào được phát hiện là thuộc serotyp O2 hay O78.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên các chủng E. coli phân lập từ ngan bệnh tương đương với nghiên cứu của Võ Thành Thìn và cs (2008b) [8] đã công bố: số chủng E. coli phân lập từ gà thuộc nhóm O8 chiếm tỷ lệ cao nhất (10,42%), tiếp đến là O15 (8,33%), O115 (4,17%), riêng serotyp O2 chỉ chiếm 3,13%, không có chủng nào thuộc O1 hoặc O78.

Biểu đồ 4.3. Kết quả xác định serotyp O của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được từ ngan bệnh

Gross (1994) [36] tổng kết: các chủng APEC thường thuộc về một số nhóm serotyp nhất định trong đó hay gặp nhất là O1, O2, O8, O15, O18, O35, O78, O88, O109 và O115. Trong đó 3 serotyp O1, O2 và O78 thường xuyên phát hiện

nhất từ các chủng E. coli ở gia cầm bệnh tại hầu khắp các nước trên thế giới, có thể chiếm tới 15- 61% tổng số chủng phân lập (Glantz và cs, 1962 [35], Dozois và cs, 1992 [26], Brenda và cs (1993) [17], Blanco và cs, 1998 [16], Mellata và

4.1

21.3

3.3

2.5 14.8

2.5 2.5 11.5

2.5 2.5 2.5 0.8

16.4

13.1

O1 O8 O15 O63 O115 O119 O125 O143 O144 O152 O157

Thông tin chuyên đề Nông nghiệp và ptnt

27

cs, 2003 [47], Masanori và cs, 2006 [44], Francis Dziva và cs, 2008 [33]).

Kết hợp các kết quả nghiên cứu trên và của Võ Thành Thìn và cs (2008b) [8] được tiến hành tại Việt Nam cho thấy: các chủng vi khuẩn cũng thuộc về nhóm các serotyp thường gặp, tuy nhiên, O1, O2 và O78 đã từng được thông báo với các tỷ lệ cao ở nhiều nước trên thế giới lại không phải là các nhóm phổ biến nhất gây bệnh cho ngan và gà nuôi tại Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu này, một lần nữa đã bổ sung thêm các thông tin hữu ích về đặc điểm dịch tễ của vi khuẩn E. coli đang lưu hành, gây bệnh cho ngan và gà tại Việt Nam.

4.3.7. Mối liên quan giữa serotyp O và tổ hợp của các yếu tố gây bệnh

Có 29 loại tổ hợp gen đã được xác định trong số 122 chủng E. coli phân lập từ ngan bệnh. Mỗi chủng có thể mang từ 2 đến 9 loại gen, trong đó

3 loại tổ hợp gen là

FimA/PapC/IutA/IucA/CvaC/Tsh/Iss (số thứ tự 11); FimA/PapC/IutA/IucA/Tsh (số thứ tự 19);

và FimA/IutA/IucA/CvaC/Iss (số thứ tự 20) chiếm tỷ lệ cao nhất (8/122 chủng, chiếm 6,6%).

Tổ hợp FimH/IucA chiếm tỷ lệ thấp nhất (1 chủng, chiếm 0,8%).

Ngoài ra, khi xem xét tới mối tương quan của chúng với các serotyp kháng nguyên O thì thấy có tới 43 loại tổ hợp khác nhau, trong đó phổ biến nhất là các chủng thuộc serotyp O8 mang gen FimA/PapC/IutA/IucA/Tsh và FimA/IutA/IucA (5 chủng, chiếm 4,1%).

Điều này chứng tỏ một thực tế rằng ngay bản thân trong cơ thể ngan khỏe hoặc môi trường xung quanh chuồng nuôi vẫn thường xuyên có thể tồn tại các chủng E. coli có độc lực, nhưng có thể chỉ ở số lượng ít hoặc do ngan có sức đề kháng tốt nên bệnh không phát ra, nhưng một khi có sự tác động của các yếu tố bất lợi cho ngan như thay đổi thời tiết, vận chuyển, sau khi tiêm vắc - xin, ngan mắc bệnh khác…, làm giảm

sức đề kháng của ngan, cân bằng sinh học giữa cơ thể và môi sinh bị mất đi, khi đó các chủng E. coli độc sẽ tăng nhanh về số lượng và độc lực để gây bệnh.

Nghiên cứu về sự đa dạng của kiểu hình và kiểu gen của các chủng vi khuẩn E. coli từ gia cầm bệnh và khỏe, rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định về sự phong phú của chúng trong các nghiên cứu khác nhau, cũng như có tính chất thay đổi tùy theo vùng địa lý (Janen và cs, 2001 [39], Delicato và cs, 2003 [23], Ewers và cs, 2004 [31], Vandekerchove và cs, 2005 [54]).

Những kết quả của nghiên cứu này trên các chủng E. coli phân lập từ ngan bệnh ở Việt Nam, một lần nữa đã khẳng định vai trò vi khuẩn E. coli gây Colibacillosis trên ngan.

Ngoài ra, những thông tin thu được từ nghiên cứu này là những dữ liệu dịch tễ quan trọng, làm cơ sở cho các biện pháp phòng và chống bệnh ở gia cầm.

3.3.8. Kết quả gây bệnh thực nghiệm trên phôi trứng

Trong số 12 chủng vi khuẩn dùng gây bệnh thực nghiệm:

+ 10 chủng vi khuẩn (E-N12, E-N17, E-N21, E-N27, E-N35, E-N36, E-N47, E-N62, E-N63, E-NK2) có mang tổ hợp các yếu tố gây bệnh khác nhau (từ 5 đến 9 yếu tố gây bệnh), được phân lập từ các ngan mắc bệnh và thuộc về một số serotyp gây bệnh nhất định (O1, O8, O15, O115 và O143).

+ Chủng E-G163 có mang 8 yếu tố gây bệnh (chưa xác định được serotyp), được phân lập từ gà mắc bệnh.

+ Chủng E-R được phân lập từ phân của ngan khỏe, không chứa gen liên quan đến yếu tố độc lực và không xác định được serotyp.

Kết quả cho thấy sau khi gây nhiễm với liều 0,2 ml canh trùng pha loãng ở nồng độ 10-6/phôi (~400-450 VK/phôi) vào xoang niệu mô của các

Một phần của tài liệu BỆNH E.COLI TRÊN NGAN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ (Trang 21 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)