Thử nghiệm phòng và điều trị

Một phần của tài liệu BỆNH E.COLI TRÊN NGAN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ (Trang 33 - 42)

4.4.1. Thử nghiệm điều trị Colibacillosis cho ngan

Việc lựa chọn kháng sinh trong điều trị bệnh cần thiết phải có giải pháp cụ thể để hạn chế khả năng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh. Điều kiện thực tế hiện nay, trên thị trường thuốc thú y vẫn chưa có các loại chế phẩm chứa một số loại kháng sinh mới như:

Ceftriaxon, Amikacin, Apramycin dùng cho vật nuôi, còn Ceftiaxone, mặc dù các chủng vi khuẩn được kiểm tra mẫn cảm mạnh (100%), nhưng là kháng sinh chỉ dùng điều trị trong nhân y, nên không thể sử dụng các loại kháng sinh đã nêu ở trên để điều trị thực nghiệm.

Đồng thời, để đáp ứng yêu cầu thực tế sản xuất là phải chọn được loại kháng sinh có tính

chất thông dụng, giá thành hợp lý và có hiệu quả, do đó chúng tôi đã chọn và thử nghiệm 3 loại thuốc hiện đang lưu hành trên thị trường để dùng cho 3 phác đồ là: Gentadox, Octamix và Gentacostrim. Các loại thuốc tăng cường sức đề kháng, vitamin tổng hợp, các chất điện giải với liều lượng và cách dùng giống nhau ở cả 3 phác đồ là: Bột điện giải, ADE B- Complex, Glucose 30% Plus vitamin C.

Các ngan nuôi thịt hoặc ngan nuôi sinh sản có biểu hiện nghi Colibacillosis được chia thành 4 lô. Kết quả điều trị qua 3 đợt với 100 ngan nuôi thịt ở 4 – 6 tuần tuổi có các triệu chứng điển hình của Colibacillosis được trình bày ở bảng 4.13. Kết quả điều trị bệnh cho ngan nuôi thịt nghi mắc Colibacillosis như sau:

Thông tin chuyên đề Nông nghiệp và ptnt

29

Bảng 4.13. Kết quả điều trị thử nghiệm ngan nuôi thịt mắc Colibacillosis Đợt

TN

TN Tên thuốc dùng

Số lượng

ngan

Số ngan khỏi bệnh (Tỷ lệ %)

Số ngan chết, loại do bệnh

(Tỷ lệ %)

Khối lượng trung bình khi xuất bán (X ± mx) (kg/con)

1

1 Gentadox 30 25 (83,33) 5 (16,67) 2,655 ± 0,051

2 Gentacostrim 30 23 (76,67) 7 (23,33) 2,580 ± 0,063

3 Octamix 30 23 (76,67) 7 (23,33) 2,585 ± 0,045

4 Không dùng 30 12 (40,00) 18 (60,00) 2,370 ± 0,077

2

1 Gentadox 20 16 (80,00) 4 (20,00) 2,580 ± 0,087

2 Gentacostrim 20 13 (65,00) 7 (35,00) 2,575 ± 0,082

3 Octamix 20 12 (60,00) 8 (40,00) 2,580 ± 0,095

4 Không dùng 20 8 (40,00) 12 (60,00) 2,455 ± 0,165

3

1 Gentadox 50 42 (84,00) 8 (16,00) 2,615 ± 0,038

2 Gentacostrim 50 40 (80,00) 10 (20,00) 2,565 ± 0,052

3 Octamix 50 39 (78,00) 11 (22,00) 2,570 ± 0,053

4 Không dùng 50 23 (46,00) 27 (54,00) 2,475 ± 0,072

Tổng hợp

1 Gentadox 100 83 (83,00) 17 (17,00) 2,620 ± 0,029 2 Gentacostrim 100 76 (76,00) 24 (24,00) 2,570 ± 0,035

3 Octamix 100 74 (74,00) 26 (26,00) 2,580 ± 0,037

4 Không dùng 100 43 (43,00) 57 (57,00) 2,442 ± 0,056

+ Với 3 phác đồ điều trị bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh của các lô thí nghiệm từ 74-83%, tỷ lệ ngan chết do bệnh từ 17 – 26% và có sự khác biệt rõ rệt với lô đối chứng (chỉ có 43% được nuôi sống) (P<0,05).

+ Nhìn chung, lô dùng Gentadox có tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao nhất (80-84%), tăng khối lượng tốt nhất và sai số của khối lượng trung bình cũng thấp nhất, tiếp theo là các lô dùng Gentacostrim (65-80%) và Octamix (60-78%).

+ Tuy nhiên, sau quá trình điều trị ở cả lô điều trị và lô không điều trị đều có những con còi cọc, yếu chân, và đều ảnh hưởng đến khả năng tăng khối lượng. Khi phân tích thống kê, kết quả sai số trung bình ở lô đối chứng là cao nhất (0,056). Trong thực tế, các đàn ngan nuôi thịt mắc Colibacillosis nuôi trong điều kiện vệ sinh kém, khi điều trị bệnh không cải thiện

được môi trường, không tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng và bổ sung điện giải, vitamin, glucoza, thì tỷ lệ chết có thể trên 70 %.

Kết quả điều trị bệnh cho ngan nuôi sinh sản mắc Colibacillosis như sau:

Sau 3 đợt điều trị bệnh, lô dùng Gentadox có tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao nhất (85-90%), tiếp theo là các lô dùng Gentacostrim (80,00- 83,33%), Octamix (80,00-82,50%) và có sự khác biệt rõ rệt với tỷ lệ khỏi bệnh ở lô đối chứng (55,00-62,50%) (P<0,05).

Trong các đàn ngan nuôi sinh sản, một số đàn mắc bệnh ở giai đoạn 30 - 32 tuần tuổi (thời điểm ngan có tỷ lệ đẻ đang tăng), khi mắc bệnh, tỷ lệ đẻ giảm ở tất cả các lô thí nghiệm và lô đối chứng, sau khi ngan khỏi bệnh 10 – 15 ngày, tỷ lệ đẻ tăng dần trở lại, các lô có tỷ lệ đẻ tương tự nhau.

Thông tin chuyên đề Nông nghiệp và ptnt

29

Bảng 4.14. Kết quả điều trị thử nghiệm ngan nuôi sinh sản mắc Colibacillosis Đợt TN Lô TN Tên thuốc dùng Số lượng

ngan

Số ngan chết và loại do bệnh (Tỷ Lệ %)

Số ngan khỏi bệnh (Tỷ lệ %)

1

1 Gentadox 40 5 (12,5) 35 (87,50)

2 Gentacostrim 40 7 (17,5) 33 (82,50)

3 Octamix 40 7 (17,5) 33 (82,50)

4 Không dùng 40 15 (37,5) 25 (62,50)

2

1 Gentadox 30 3 (10,0) 27 (90,00)

2 Gentacostrim 30 5 (16,67) 25 (83,33)

3 Octamix 30 6 (20,0) 24 (80,00)

4 Không dùng 30 13 (43,37) 17 (56,67)

3

1 Gentadox 20 3 (15,0) 17 (85,00)

2 Gentacostrim 20 4 (20) 16 (80,00)

3 Octamix 20 4 (20) 16 (80,00)

4 Không dùng 20 9 (45) 11 (55,00)

Tổng hợp

1 Gentadox 90 11 (12,22) 79 (87,78)

2 Gentacostrim 90 19 (21,11) 74 (82,22)

3 Octamix 90 18 (20,00) 73 (81,11)

4 Không dùng 90 47 (41,11) 53 (58,89)

Như vậy, để điều trị Colibacillosis cho ngan, có thể dùng một trong ba loại thuốc nói trên, phác đồ dùng Gentadox có hiệu quả điều trị cao nhất. Đồng thời, kết hợp với sử dụng các loại thuốc như: chất điện giải cho uống để bù nước và lượng ion Cl-, Na+, HCO3- bị mất đi do tiêu chảy; ADE B-Complex là thuốc tổng hợp các loại vitamin: A, D, E và vitamin nhóm B để tăng cường sức đề kháng của cơ thể và tăng quá trình tiêu hoá thức ăn. Glucose (30%) ưu trương làm tăng cường hoạt động của lưới nội mô, kích thích đông máu, điều hoà nước trong cơ thể, tăng cường chức năng gan, kích thích quá trình trao đổi chất, hấp thụ các vitamin, các chất khoáng, chống nhiễm độc, tự nhiễm độc. Việc phối hợp kháng sinh với vitamin để nâng cao sức đề kháng và giảm một số tác dụng phụ của kháng sinh.

4.4.2. Thử nghiệm phòng bệnh cho ngan bằng chế phẩm Lactobac C và Lee mencon

Trong thực tế chăn nuôi ngan hiện nay, bên

cạnh công tác vệ sinh phòng bệnh, việc chủ động phòng bệnh bằng các axit hữu cơ hoặc chế phẩm sinh học là rất cần thiết nhằm tăng sức đề kháng không đặc hiệu cho ngan, giảm khả năng mẫn cảm với mầm bệnh, ngoài ra còn có tác dụng làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, giảm ảnh hưởng của các tác động stress do đó tăng năng suất chăn nuôi. Chúng tôi tiến hành thử nghiệm phòng bệnh cho ngan bằng chế phẩm Lactobac C và Lee mencon.

Bảng 4.15 tổng kết các kết quả thu được sau 3 lần lặp lại trên các đàn ngan nuôi lấy thịt. Kết quả cho thấy: Trong cả 3 đợt thí nghiệm:

+ Đợt 1: cả 3 lô đều không con ngan nào có biểu hiện Colibacillosis, tuy nhiên tỷ lệ nuôi sống đến cuối kỳ ở lô 1 và lô 3 chỉ là 94%, có 6% ngan chết do nguyên nhân khác như: bị kẹp bởi máng ăn hoặc bị chuột cắn. Khi phân tích thống kê, sai số trung bình của lô 3 là cao nhất (0,040).

Thông tin chuyên đề Nông nghiệp và ptnt

29

Bảng 4.15. Kết quả phòng bệnh cho ngan nuôi thịt bằng chế phẩm Lactobac C và Lee mencon

Đợt TN

TN Tên chế phẩm Số lượng ngan (con)

Tỷ lệ chết do bệnh

(%)

Tỷ lệ nuôi sống (%)

Khối lượng trung bình khi xuất bán (X ± mx) (kg/con)

1 Lactobac C 50 0 94 2,775 ± 0,028

1 2 Lee mencon 50 0 100 2,853 ± 0,017

3 Không dùng 50 0 94 2,697 ± 0,040

1 Lactobac C 50 0 94 2,707 ± 0,030

2 2 Lee mencon 50 0 98 2,753 ± 0,028

3 Không dùng 50 16 82 2,541 ± 0,045

1 Lactobac C 50 0 96 2,715 ± 0,029

3 2 Lee mencon 50 0 98 2,810 ± 0,031

3 Không dùng 50 20 76 2,515 ± 0,050

Tổng hợp

1 Lactobac C 150 0 94,67 2,732 ± 0,017

2 Lee mencon 150 0 98,67 2,802 ± 0,015

3 Không dùng 150 12 84 2,584 ± 0,028

+ Đợt 2: Mặc dù tỷ lệ nuôi sống ở lô 1 là 94%, lô 2 là 98%, nhưng cũng không có ngan nào có biểu hiện của Colibacillosis, trong khi đó, ở lô đối chứng có tới 6,5% có biểu hiện thể bệnh đường tiêu hóa của Colibacillosis, nhưng do được điều trị ngay nên chỉ có 16%

ngan bị chết (tổng số chết là 18%, trong đó 2% chết do cơ học), số còn lại sau khi khỏi bệnh cũng chậm lớn hơn, khối lượng trung bình khi xuất bán là 2,541 kg/con, sai số trung bình là cao nhất (0,045).

+ Đợt 3: Các ngan ở lô đối chứng cũng bị mắc bệnh ở thể đường tiêu hóa (7,1%), mặc dù cũng phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhưng tỷ lệ chết vẫn lên đến 20% (còn 4%

chết do nguyên nhân khác) và những con khỏi bệnh khi xuất bán chỉ đạt trung bình 2,515 kg/con, sai số trung bình cao nhất (0,050). Các ngan ở lô 1 và lô 2 có tỷ lệ nuôi sống cao, từ 96-98%, sai số trung bình là 0,029 và 0,031.

Như vậy, có thể thấy, lô đối chứng (không dùng Lactobac C hoặc Lee mencon) có tỷ lệ nuôi sống và khả năng tăng khối lượng thấp

hơn hẳn so với các lô thí nghiệm (P<0,05).

Đặc biệt, trong thành phần của Lee mencon có chứa vi khuẩn StreptococcusBacillus (có khả năng sản sinh axit lactic), đó là các vi khuẩn sống nên có thể tồn tại và phát triển trong đường tiêu hóa của ngan, làm kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn có hại, làm tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn, ngoài ra còn có tác dụng khử khí độc chuồng nuôi, do đó các lô thí nghiệm dùng Lee mencon có tỷ lệ nuôi sống và khả năng tăng khối lượng là cao nhất (P< 0,05).

Kết quả theo dõi trên các đàn ngan nuôi sinh sản thí nghiệm từ lúc mới nở cho đến hết 7 tháng đẻ (28 tuần đẻ) trình bày ở bảng 4.16.

+ Nhìn chung, tỷ lệ ngan ở lô 2 (dùng Lee mencon) cho tỷ lệ đẻ là cao nhất 61,86%, đồng thời chất lượng trứng giống tốt nên tỷ lệ nở cũng cao nhất (82,99%). Ở lô đối chứng có tỷ lệ đẻ và tỷ lệ nở thấp nhất (57,65 và 79,46%), đặc biệt là tỷ lệ chết do Colibacillosis là 5% trong khi ở 2 lô thí nghiệm là 0%.

32 + Ngoài ra, các ngan ở lô đối chứng có tỷ lệ

biểu hiện triệu chứng của Colibacillosis (giảm đẻ, trứng kỳ hình) là 4-7% (trung bình là

5,67%) trong khi đó ngan ở các lô thí nghiệm không có các triệu chứng trên.

Bảng 4.16. Kết quả phòng bệnh cho ngan nuôi sinh sản bằng chế phẩm Lactobac C và Lee mencon

Đợt TN

TN

Tên chế phẩm

Số lượng ngan (con)

Tỷ lệ ngan chết do bệnh

Tỷ lệ đẻ (%)

Tỷ lệ nở/tổng trứng (%)

1 Lactobac C 100 0 60,83 82,15

1 2 Lee mencon 100 0 61,45 83,14

3 Không dùng 100 5 57,24 80,12

1 Lactobac C 100 0 61,12 81,75

2 2 Lee mencon 100 0 62,37 82,88

3 Không dùng 100 4 58,16 79,12

1 Lactobac C 100 0 60,95 81,56

3 2 Lee mencon 100 0 61,77 82,95

3 Không dùng 100 6 57,55 79,15

Tổng hợp

1 Lactobac C 300 0 60,97 81,82

2 Lee mencon 300 0 61,86 82,99

3 Không dùng 300 5 57,65 79,46

Tác dụng của các loại axit hữu cơ hoặc chế phẩm sinh học với hiệu quả chăn nuôi (tăng tỷ lệ nuôi sống, giảm tỷ lệ bệnh, tăng khối lượng cơ thể, tăng tỷ lệ đẻ, tỷ lệ nở, ....) là do: Các axit hữu cơ tác động lên vi khuẩn E. coli theo một số cơ chế sau đây: ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, duy trì cân bằng vi khuẩn đường ruột (eubiosis/dysbiosis), diệt vi khuẩn gây bệnh, hỗ trợ tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng; hoạt hóa pepsinogen, hỗ trợ tiêu hóa protein, tăng độ hòa tan và hỗ trợ hấp thu chất khoáng, đặc biệt vi khoáng, kích thích ruột tiết secretin, giúp tụy tiết nhiều bicarbonate và axit mật, giúp lipit trong thức ăn tiêu hóa, hấp thu tốt hơn, tăng tái tạo lớp tế bào vi lông nhung (Vũ Duy Giảng, 2007) [3].

Còn các chế phẩm sinh học (probiotic) có cơ chế tác dụng: vi khuẩn probiotic sản sinh

một số chất như bacteriocins, nicin, lysozyme, lactoperoxidase, axit lactic, axit béo chuỗi ngắn… có tác dụng tiêu diệt hay ức chế vi khuẩn có hại, duy trì eubiosis (Trần Quốc Việt, 2008) [11]. Các vi khuẩn probiotics có khả năng tổng hợp vitamin (axit folic, niacin, riboflavin, vitamin B6 & B12), làm cải thiện tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng như protein và lipid, nâng cao đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu bằng cách hoạt hóa đại thực bào (macrophages), tăng mức cytokines, tăng hoạt tính tế bào killer tự nhiên, tăng mức immunoglobins, giảm nhẹ triệu chứng không dung nạp lactose do vi khuẩn probiotics có khả năng sản sinh enzyme lactase; giảm nhẹ triệu chứng dị ứng; giảm tiêu chảy do sử dụng kháng sinh trong thời gian dài (Patterson, 2003) [51].

Thông tin chuyên đề Nông nghiệp và ptnt

32 Sau đây là một số hình ảnh các đàn ngan thí nghiệm:

Hình 3. 33, 34, 35, 36, 37, 38. Các đàn ngan nuôi thí nghiệm (Ảnh chụp trong thời gian thực hiện đề tài)

29

Một phần của tài liệu BỆNH E.COLI TRÊN NGAN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)