Câu 1. Yếu tố tự nhiên nào đóng vai trò quan trọng nhất đối với chế độ nước của một con sông?
A. Khí hậu. B. Địa hình. C. Địa chất. D. Lớp phủ thực vật.
Câu 2. Ở vùng ôn đới lạnh, sông thường lũ lụt vào mùa nào?
A. Mùa hạ là mùa mưa nhiều. B. Mùa xuân là mùa tuyết tan.
C. Mùa đông là mùa nước bị đóng băng. D. Mùa thu là mùa có tuyết rơi.
Câu 3. Ở miền núi, sông thường chảy nhanh hơn đồng bằng vì
A. Gần nguồn tiếp nước. B. Bờ sông dốc đứng.
C. Lòng sông thường hẹp. D. Hai bờ sông có nhiều rừng.
Câu 4. Ở miền khí hậu nóng, nguồn tiếp nước cho sông chủ yếu là
A. Nước mưa. B. Nước ngầm.
C. Băng tuyết tan. D. Nước ngầm và băng tuyết tan.
Câu 5. Vai trò quan trọng nhất của đại dương đối với duy trì sự sống của loài người trên Trái Đất là
A. Cung cấp nguồn thực phẩm từ sinh vật biển.
B. Cung cấp nguồn dầu khí.
C. Cung cấp nguồn năng lượng.
D. Điều hòa khí hậu.
Câu 6. Yếu tố nào có ảnh hưởng lớn nhất đến lượng nước thấm xuống đất để tạo thành nước ngầm?
A. Địa hình. B. Hồ và đầm.
C. Cấu tạo của đất đá. D. Thực vật.
Câu 7. Hồ móng ngựa được hình thành từ
A. Băng hà. B. Đứt gãy của đất đá.
C. Hiện tượng núi lửa. D. Khúc uốn của một con sông.
Câu 8. Hồ Tây ở Hà Nội nước ta là loại hồ
A. Móng ngựa. B. Kiến tạo. C. Băng hà. D. Miệng lửa.
Câu 9. So với miền Bắc và miền Nam, sông ngòi ở miền Trung nước ta có lũ lụt A. Sớm hơn. B. Muộn hơn. C. Đồng thời. D. Tùy theo năm.
Câu 10. Nhân tố nào sau đây giúp cho sông Cửu Long có chế độ nước điều hòa hơn sông Hồng?
A. Chảy qua vùng đất dễ thắm nước.
B. Có nhiều rừng ở đầu nguồn.
C. Có Biển Hồ và sông Tông lê xáp.
D. Thượng nguồn là vùng mưa nhiều.
Câu 11. Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất phân bố ở:
A/ Sông suối, ao hồ và hới nước trong khí quyển B/ Trong Các biển ,đại dương và mạch nước ngầm C/ Trong biển, đại dương, trên lục địa và trong kí quyển D/ Sông suối,ao, hồ và trong các biển , đại dương
Câu 12.Phần lớn sông ở nước ta có nguồn tiếp nước từ : A. Mưa B. Băng tuyết
C. Nước ngầm D. Cả ba nguồn trên.
Câu 13. Sông có chiều dài lớn nhất Thế Giới là:
A. Sông Nin B. Sông Amadôn C. Sông Trường Giang D. Sông Missisipi Câu 14: Vòng tuần hoàn của nước có tác dụng:
A/ Phân bố lượng nước trên trái đất, điều hòa khí hậu.
B/ Cung cấp nước và cân bằng nước trên trái đất C/ Cung cấp nước cho sông ngòi và đại dương.
D/ Phân bố nước trên trái đất, điều hòa nước sông.
Câu 15.Nhận định nào sau đây không đúng:?
A. Nước sông chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào độ dốc của lòng sông.
B. Nước sông chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào bề ngang của dòng sông.
C. Nước sông chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào vị trí nước chảy trong lòng sông.
D. Nước sông chảy nhanh hau chậm phụ thuộc vào chế độ của dòng sông.
Câu 16.Ở vùng ôn đới lạnh ,sông thường lũ lụt vào lúc : A. Mùa hạ là mùa mưa nhiều.
B. Mùa xuân là mùa tuyết tan.
C. Mùa đông là mùa mưa nhiều
D. Mùa thu là mùa bắt đầu có tuyết rơi
Câu 17. Mực nước ngầm phụ thuộc vào các yếu tố:
A. Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi nhiều hay ít B. Địa hình và cấu tạo của đất, đá
C. Lớp phủ thực vật D. Tất cả các ý trên
Câu 18.Ở nước ta vùng đồng bằng có chế độ nước điều hòa hơn vùng miền núi vì:
A/ Đất phù sa dễ thấm nước hơn đất Feralit B/ Có nhiều hồ, đầm ở 2 bên sông
C/ Mưa nhiều hơn vì gần biển D/ Có địa hình bằng phẵng hơn
Câu 19.Nhân tố nào sau đây giúp cho sông Cửu Long có chế độ nước điều hòa hơn sông Hồng A) Chảy qua vùng đất thấm nước hơn
B) Có nhiều rừng ở đầu nguồn hơn C) Có Biển Hồ và sông Tông lê xáp D) Thượng nguồn là vùng mưa nhiều hơn
Câu 20 .Ở miền núi, sông thường chảy nhanh hơn đồng bằng vì :
A) Gần nguồn tiếp nước hơn C) Bờ sông dốc đứng
B) Lòng sông thường hẹp hơn D) Hai bên sông có nhiều rừng hơn
BÀI 16:
CÂU 1: Thủy triều lớn nhất khi nào ?
A. Trăng tròn. B. Trăng Khuyết. C. Không Trăng.
D. Trăng Tròn hoặc Trăng khuyết.
Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng là :
A. Động đất. B. Núi lửa phun dưới đáy biển.
C. Gió D. Dòng biển.
Câu 3: Sóng thần là:
A. Sóng xuất hiện bất thần. B. Sóng cao dữ dội, khoảng 20 – 30m.
C. Sóng do các thần linh tạo ra theo quan điểm của một số tôn giáo.
D. Do mẹ thiên nhiên nổi giận.
Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu gây nên sóng thần là:
A. Động đất dưới đáy biển. B. Núi lửa phun dưới đáy biển
C. Bão lớn. D. Gió mạnh.
Câu 5: Thủy triều là gì ?
A. Hiện tượng chuyển động thường xuyên và có chu kì của các khối nước trong các biển và đại dương do ảnh hưởng sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
B. Hiện tượng dao động thường xuyên các khối nước trong các biển và đại dương do ảnh hưởng sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
C. Hiện tượng dao động thường xuyên nhưng không có chu kì của các khối nước trong các biển và đại dương do ảnh hưởng sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
D. Hiện tượng dao động thường xuyên và có chu kì của các vật chất trong lớp võ Trái Đất do ảnh hưởng sức hút Mặt Trăng và Mặt Trời.
Câu 6: Dao động thủy triều lớn nhất khi:
A. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm trên cùng một mặt phẳng.
B. Bán cầu bắc ngã về phí Mặt Trời.
C. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng.
D. Trái Đất nằm ở vị trí gần Mặt Trời nhất.
Câu 7: Vào các ngày có thủy triều lớn nhất là các ngày ta quan sát thấy Mặt Trăng có đặc điểm:
A. Trăng Tròn. B. Trăng Khuyết. C. Không Trăng. D. Ý A và ý C đúng.
Câu 8: Các dòng biển nóng thường có hướng chảy:
A. Từ vĩ độ cao về vĩ độ thấp. B. Từ vĩ độ thấp về vĩ độ cao
C. Bắc – Nam. D. Nam – Bắc..
Câu 9: Phần lớn sông ngòi trên lãnh thổ nước ta có sự phân mùa lũ và cạn rất rõ rệt do ảnh hưởng của:
A. Đặc điểm địa chất. B. Đặc điểm địa hình.
C. Đặc điểm chế độ mưa. D. Đặc điểm vị trí địa lý
Câu 10: Câu nào dưới đây không chính xác:
A. Sóng biển là hình thức giao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
B. Sóng biển là hình thức giao động của nước biển theo chiều nằm ngang C. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng thần là do động đất dưới đáy biển D. Nguyên nhân chủ yếu của sóng biển và sóng bạc đầu là gió.
Bài số 17 Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
Câu 1. Thành phần khoáng vật của đất được quyết định bởi nhân tố nào sau đây?
A. Đá mẹ B. Sinh vật C. Khí hậu D. Thời gian
Câu 2. Ở vùng núi cao do nhiệt độ thấp, nên quá trình hình thành đất diễn ra như thế nào?
A. Mạnh B. Yếu C. Rất mạnh D. Không diễn ra
Câu 3. Nhân tố nào sau đây đóng vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành đất?
A. Sinh vật
B. Đá mẹ C. Khí hậu D. Thời gian
Câu 4. Đặc trưng cơ bản của thổ nhưỡng (đất) là gì?
A. Độ dày B. Độ ẩm C. Độ rắn D. Độ phì
Câu 5. Sinh vật đóng vai trò chủ đạo đến sự hình thành đất vì sinh vật:
A. Có ảnh hưởng đến khí hậu.
B. Cung cấp nguồn khoáng chất, quyết định tính chất của đất C. Quyết định cách thức phong hóa đá mẹ và phân hủy chất hữu cơ D. Tham gia quá trình phong hóa, cung cấp chất hữu cơ cho đất Câu 6. Đá mẹ có thể quyết định thành phần, tính chất của đất vì:
A. Đá mẹ ảnh hưởng đến các quá trình phong hóa B. Đá mẹ góp phần phá hủy đá gốc
C. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ đất D. Đá mẹ cung cấp chất hữu cơ cho đất
Câu 7. Hoạt động nào sau đây của con người có ảnh hưởng mạnh đến sự hình thành đất?
A. Xây dựng các công trình thủy lợi B. Đốt rừng làm rẫy
C. Phát triển đồng cỏ để chăn nuôi D. Thực hiện cơ giới hóa trong trồng trọt Câu 8. Khu vực có tuổi đất già nhất là:
A. Xích đạo và cận xích đạo B. Nhiệt đới và cận nhiệt C. Cận nhiệt và ôn đới D. Cận cực và cực.
Câu 9. Loại đất được hình thành từ đá macma axit (granit) sẽ có đặc tính như thế nào?
A. Màu xám, chua, nhiều cát
B. Màu nâu đỏ, nhiều dinh dưỡng
C. Màu xám tro, chua, nghèo dinh dưỡng D. Màu đen, độ phì cao, nhiều mùn
Câu 10. Các khu vực có khí hậu nhiệt đới thì chủ yếu hình thành loại đất nào sau đây?
A. Đen
B. Đỏ vàng (feralit) C. Pôtdôn
D. Xám
Câu 11: Thổ nhưỡng là lớp vật chất tơi xốp ở:
a. Đáy đại đại dương b. Bề mặt lục địa c. Lớp Manti d. Nhân trái đất
Câu 12: Độ phì là khả năng cung cấp các yếu tố nào cho thực vật sinh trưởng và phát triển:
a. Nước, nhiệt độ và các chất dinh dưỡng b. Nước, các chất khí và các chất dinh dưỡng c. Nhiệt độ, các chất khí và các chất dinh dưỡng d. Nước, nhiệt độ, các chất khí và các chất dinh dưỡng
Câu 13: Lớp vỏ chưa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa được gọi là:
a. Sinh quyển b. Thủy quyển c. Thạch quyển
d. Lớp phủ thổ nhưỡng
Câu 14: Có mấy nhân tố chính tác động đến việc hình thành đất:
a. 4 b. 5 c. 6 d. 7
Câu 15: Nhân tố nào sau đây quyết định thành phần khoáng vật của đất ? a. Đá mẹ
b. Khí hậu c. Sinh vật d. Địa hình
Câu 16: Nhân tố nào sau đây đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất ? a. Đá mẹ
b. Khí hậu c. Sinh vật d. Địa hình
Câu 17: Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến việc hình thành đất thông qua:
a. Nhiệt độ và độ ẩm b. Lớp phủ thực vật c. Vi sinh vật d. Động vật
Câu 18: Đất ở vùng núi cao sẽ có đặc điểm:
a. Rửa trôi, bạc màu b. Tầng đất dày c. Giàu dinh dưỡng d. Có độ phì cao
Câu 19: Trong các đới khí hậu sau, đới khí hậu nào có thời gian hình thành đất lâu nhất:
a. Cực b. Cận cực c. Ôn đới d. Cận nhiệt
Câu 20: Trong các tác động sau đây của con người, tác động nào được xem là tích cực đối với đất:
a. Đốt rừng làm nương rẫy
b. Cày xới và bón phân hữu cơ cho đất c. Phá rừng đầu nguồn
d. Bón nhiều phân vô cơ cho đất