PHẦN II
27
CÁC CẤP ĐỘ, CÁC BƯỚC VÀ CÁC CÔNG CỤ LỒNG GHÉP GIỚI VÀO CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GDPT
1. Thế nào là lồng ghép giới?
a) Lồng ghép giới không phải là:
Chỉ làm một lần duy nhất;
Đơn thuần một “cụm từ”;
Đồng nghĩa với Bình đẳng giới;
Các hoạt động có mục tiêu dành riêng cho nữ giới/trẻ em gái;
Cào bằng vai trò của nam và nữ;
Phần “bổ sung” cho hoạt động hay chương trình hiện hành.
b) Lồng ghép giới là:
Một “phương pháp” với các bước rõ ràng, có mục tiêu cụ thể;
Quá trình đánh giá các tác động đối với nữ giới và nam giới của bất kì hành động có chủ đích nào, bao gồm văn bản pháp luật, chính sách hoặc chương trình, hoạt động ở mọi lĩnh vực và ở tất cả các cấp;
Một phương pháp nhằm đưa các mối quan tâm và kinh nghiệm của nữ giới cũng như nam giới thành một phần không thể tách rời trong thiết kế, giám sát và đánh giá chính sách và chương trình ở tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội để đảm bảo quyền thụ hưởng như nhau của nữ giới và nam giới và xoá bỏ tình trạng bất bình đẳng;
Phương pháp, quy trình thể hiện sự tôn trọng từng giới cũng như sự khác biệt giữa các giới;
Một phương tiện để đạt được mục tiêu cuối cùng là “bình đẳng giới”.
2
2. Các cấp độ lồng ghép giới
Cấp độ 1: Nhạy cảm về giới/Nhận thức về giới
Đây là cấp độ xác định và nhận thức được các vấn đề, sự khác biệt và tình trạng bất bình đẳng còn tồn tại giữa nam và nữ.
Cấp độ 2: Đáp ứng giới
Cấp độ 1 và đồng thời với việc xây dựng các chính sách, sáng kiến nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng, năng lực và đóng góp khác nhau của nam và nữ.
Cấp độ 3: Chuyển hoá tích cực về giới
Xây dựng các chính sách và sáng kiến nhằm chuyển hóa những chính sách, tập tục, chương trình còn mang tính phân biệt đối xử đang tồn tại và đem lại sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn cho tất cả mọi người.
3. Các bước lồng ghép giới
a) Thu thập và phân tích dữ liệu phân tách theo giới;
b) Xác định những vấn đề bình đẳng giới rõ rệt, kém rõ rệt và ít rõ rệt nhất, và khoảng cách giới thông qua việc phân tích dữ liệu phân tách giới;
c) Nâng cao nhận thức về các vấn đề/khoảng cách giới thông qua tập huấn, đối thoại và vận động chính sách;
d) Xây dựng sự hỗ trợ để đạt được thay đổi thông qua quá trình liên kết, hợp tác giữa các đối tác;
đ) Xây dựng chương trình và sáng kiến nhằm thu hẹp khoảng cách hiện có về giới;
e) Chuyển các sáng kiến thành hành động và hỗ trợ các hành động này bằng nguồn lực cụ thể;
g) Phát triển và nâng cao năng lực cho cán bộ nhân viên nhằm lập kế hoạch và thực hiện;
h) Giám sát, đánh giá, báo cáo, xem xét các bài học rút ra, và truyền thông.
CÁC CẤP ĐỘ, CÁC BƯỚC VÀ CÁC CÔNG CỤ LỒNG GHÉP GIỚI VÀO CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GDPT
2 . Công cụ lồng ghép giới
4.1. Công cụ 1: Bảng kiểm khi xây dựng CT và tài liệu học tập nhạy cảm về giới.
A. Đối với Tổng chủ biên/Chủ biên chương trình
- Có chú ý đến sự cân bằng về giới khi mời các tác giả CT không?
- Có chú ý đến nội dung lồng ghép giới khi chỉ đạo các tác giả thiết kế, xây dựng nội dung CT môn học không?
- Có đảm bảo các tác giả CT đều được tập huấn về giới và lồng ghép giới không?
- Có mời chuyên gia về giới rà soát mục tiêu, nội dung CT môn học được phân công đảm nhận không?
B. Đối với tác giả chương trình
- Có sự cân bằng về giới trong nhóm tác giả CT không?
- Các tác giả có hiểu và nắm rõ các nội dung về giới và phương pháp lồng ghép giới không?
- Các tác giả có đưa nội dung về giới và lồng ghép giới vào CT khi thiết kế, xây dựng CT môn học không?
- Khi xin ý kiến góp ý cho CT, các tác giả có lựa chọn các đối tượng theo yêu cầu về sự đảm bảo cân bằng về giới không?
- Các tác giả có xin ý kiến chuyên gia về giới trong khi xây dựng và hoàn thiện CT không?
C. Đối với Tổng chủ biên/Chủ biên SGK
- Có chú ý đến sự cân bằng về giới khi mời các tác giả SGK và họa sỹ vẽ minh họa không?
- Có chú ý đến nội dung lồng ghép giới khi chỉ đạo các tác giả SGK không?
- Có đảm bảo các tác giả SGK đều được tập huấn về giới và phương pháp lồng ghép giới không?
- Có mời chuyên gia về giới rà soát nội dung và hình thức thể hiện trong SGK không?
CÁC CẤP ĐỘ, CÁC BƯỚC VÀ CÁC CÔNG CỤ LỒNG GHÉP GIỚI VÀO CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GDPT
30
D. Đối với tác giả SGK
- Nội dung, ngôn ngữ và hình ảnh có đảm bảo không có định kiến giới không? Nếu có thì biểu hiện như thế nào?
- Vai trò trong gia đình, hoạt động tình nguyện và cộng đồng của trẻ em trai và gái là gì? Các vai trò đó có được thể hiện với giá trị như nhau trong CT và tài liệu học không?
- Các bài tập và câu chuyện có thể hiện trẻ em trai và trẻ em gái một cách bình đẳng không, có phù hợp với thực tế không?
- Có sự cân bằng về giới trong nhóm tác giả SGK và họa sỹ thiết kế hình ảnh không?
- Tác giả SGK và họa sỹ vẽ ảnh minh họa cho tài liệu học có sự nhạy cảm về giới không?
- Các tác giả và họa sỹ có hiểu và nắm rõ các nội dung về giới và phương pháp lồng ghép giới không?
- Các tác giả và họa sỹ có đưa nội dung giáo dục về giới và các hình thức thể hiện có sự cân bằng giới, không có định kiến giới vào SGK không?
- Có sự cân bằng về giới trong các đối tượng được xin ý kiến góp ý cho SGK không?
- Có sự cân bằng về giới khi lựa chọn nhóm học sinh tham gia thí điểm SGK không?
- Có xin ý kiến chuyên gia về giới trong khi biên soạn và hoàn thiện SGK không?
E. Đối với các thành viên Hội đồng quốc gia thẩm định CT, SGK (Hội đồng thẩm định)
- Các thành viên trong Hội đồng thẩm định có được tập huấn về giới và phương pháp lồng ghép giới không?
- Có đảm bảo sự cân bằng giới trong thành phần Hội đồng thẩm định không?
- Các thành viên Hội đồng thẩm định có đảm bảo hiểu và nắm rõ công cụ lồng ghép giới không?
CÁC CẤP ĐỘ, CÁC BƯỚC VÀ CÁC CÔNG CỤ LỒNG GHÉP GIỚI VÀO CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GDPT
31 - Các vấn đề giới tìm thấy trong quá trình chỉnh sửa có được cân
nhắc trong xây dựng CT, biên soạn SGK mới không?
4.2. Công cụ 2. Các bước và mẫu biểu phân tích giới trong SGK - Bước 1: Thống kê
a) Thống kê nhân vật
Bảng A1. Kiểm đếm số lần nhân vật cá nhân xuất hiện theo giới tính, tên gọi và hình ảnh minh hoạ:
Nhân vật
cá nhân Tên gọi Hình ảnh
minh hoạ Tổng cộng Phụ nữ
Nam giới
Trẻ em gái
Trẻ em trai
Không xác định giới tính
CÁC CẤP ĐỘ, CÁC BƯỚC VÀ CÁC CÔNG CỤ LỒNG GHÉP GIỚI VÀO CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GDPT
32
Bảng A2. Kiểm đếm số nhân vật cá nhân theo giới tính và đặc điểm trong nội dung và hình ảnh minh hoạ:
Tính cách cá nhân
Nội dung Hình ảnh minh hoạ
Tổng Trẻ cộng
gáiem Trẻ em trai
Phụ nữ Nam giới
Trẻ em gái
Trẻ em trai
Phụ nữ Nam giới
Tốt bụng/
quan tâm đến người khác Buồn bã/
khóc lóc Tức giận/
đánh lộn Chăm chỉ Tò mò Mạo hiểm Dũng cảm Kỷ luật Ngăn nắp Nghe lời/
trung thành Hay đặt câu hỏi Các đặc điểm khác
CÁC CẤP ĐỘ, CÁC BƯỚC VÀ CÁC CÔNG CỤ LỒNG GHÉP GIỚI VÀO CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GDPT
33 Bảng A3. Kiểm đếm số nhân vật cá nhân theo giới tính và vai trò
trong nội dung và hình ảnh minh hoạ:
Nhân vật cá nhân
Nội dung Hình ảnh minh hoạ
Tổng Trẻ cộng
em gái Trẻ em trai
Phụ nữ Nam giới
Trẻ em gái
Trẻ em trai
Phụ nữ Nam giới
Thành viên gia đình Thành viên cộng đồng Học sinh
Giáo viên Công chức, viên chức Công an, bộ đội Chính trị gia
Chủ cửa hàng Giám đốc công ty Nguyên thủ quốc gia Các vai trò khác
CÁC CẤP ĐỘ, CÁC BƯỚC VÀ CÁC CÔNG CỤ LỒNG GHÉP GIỚI VÀO CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GDPT
3
b) Thống kê ngôn từ mô tả nhân vật
Bảng B1. Kiểm đếm tần suất mô tả nhân vật cá nhân theo giới tính và cách thức mô tả nhân vật
Nhân vật
cá nhân Ngôn từ
tích cực Ngôn từ
tiêu cực Tổng cộng Trẻ em gái
Trẻ em trai Phụ nữ Nam giới Không xác định giới tính
c) Thống kê hoạt động/hành vi
Bảng C1. Kiểm đếm số nhân vật cá nhân theo giới tính và hoạt động trong hình ảnh minh hoạ
Hoạt động Trẻ em
gái Trẻ em
trai Phụ nữ Nam giới Tổng cộng Hoạt động
trường lớp Hoạt động nghề nghiệp Hoạt động gia đình Bán (tại cửa hàng/chợ) Mua (tại cửa hàng/chợ) Hoạt động chăm sóc hoặc quan tâm đến người khác Hoạt động giải trí Hoạt động xã hội
CÁC CẤP ĐỘ, CÁC BƯỚC VÀ CÁC CÔNG CỤ LỒNG GHÉP GIỚI VÀO CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GDPT
3
Hoạt động Trẻ em
gái Trẻ em
trai Phụ nữ Nam giới Tổng cộng Hoạt động
thể thao Hoạt động / Hành vi tiêu cực (khuyết điểm, vi phạm kỷ luật, phạm tội) Hoạt động thành công Các hoạt động khác
- Bước 2: Phân tích bảng thống kê
Sau khi thống kê xong các bảng ở trên, tiến hành phân tích theo những câu hỏi hướng dẫn sau:
a) Có sự cân bằng giới trong cách thức thể hiện các giới nam và nữ hay không?
b) Vai trò và trách nhiệm gia đình có được chia sẻ và phân bổ một cách bình đẳng không? Việc thể hiện nhân vật có thúc đẩy sự tham gia bình đẳng và hợp tác cùng nhau của nam và nữ trong công việc gia đình và nuôi dạy con không?
c) Các hoạt động tại trường lớp có mang tính nhạy cảm giới không, và có khuyến khích cả trẻ em gái và trẻ em trai tham gia làm cán bộ lớp không?
d) Ngôn từ/cách thức miêu tả sử dụng có mang tính nhạy cảm giới và trung lập về giới không?
đ) Vai trò và mong đợi của xã hội có dựa trên khả năng và ước muốn của cá nhân không hay là bị áp đặt trên cơ sở các khuôn mẫu, định kiến giới?
e) Phụ nữ và nam giới có các lựa chọn nghề nghiệp tương tự nhau không?
g) SGK có nhấn mạnh các đặc điểm chung thay vì khác biệt giữa hai giới thông qua xây dựng các đặc điểm nhân vật giống nhau không mang tính loại trừ hay ưu ái cụ thể giới nào không?
CÁC CẤP ĐỘ, CÁC BƯỚC VÀ CÁC CÔNG CỤ LỒNG GHÉP GIỚI VÀO CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GDPT
3
h) Có các nhân vật kết hợp nhiều vai trò và đặc điểm khác nhau như mẹ làm bác sĩ, bố nấu ăn?
- Bước 3: Đánh giá SGK theo các tiêu chí có nhạy cảm giới Từ các phân tích ở trên, bước tiếp theo là đánh giá xem SGK đã đạt được mức độ nhạy cảm giới ở cấp độ nào.
Thang đo: 0 = không đạt được; 1 = đạt được một phần; 2 = hoàn toàn đạt được
STT Tiêu chí 0 1 2
1 Trang bìa, tiêu đề và hình ảnh trang bìa hấp dẫn, đầy đủ thông tin và không mang tính định kiến giới.
2 Nội dung, cấu trúc và bố cục SGK hướng dẫn thầy, cô giáo áp dụng các biện pháp và công cụ hỗ trợ giảng dạy mang tính nhạy cảm giới.
3 SGK sử dụng ngôn từ trung lập về giới hoặc/và nhạy cảm giới và không mang tính định kiến giới.
4 Các phương pháp, kĩ năng giảng dạy và hoạt động học tập trong SGK có thể được sử dụng linh hoạt bởi cả hai giới và khuyến khích sự tham gia chủ động của cả thầy/cô giáo.
5 SGK có sự cân bằng giới trong thể hiện nhân vật nam, nữ trong nội dung và hình ảnh minh hoạ.
6 Hình ảnh minh hoạ sử dụng trong SGK hấp dẫn, hữu ích, không mang tính định kiến giới và phù hợp cho cả học sinh nam và học sinh nữ.
7 Nội dung SGK không chứa đựng hình ảnh và thông tin mang tính định kiến giới về dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, xã hội, độ tuổi, v.v.
8 SGK có sự cân bằng giữa các hoạt động và nhiệm vụ mà cả học sinh nam và học sinh nữ có thể thực hiện đơn lẻ hoặc hợp tác với nhau theo nhóm.
9 Các hoạt động trong SGK khuyến khích sự hợp tác học tập giữa học sinh nam và học sinh nữ.
10 Nội dung SGK nhìn nhận và coi trọng một cách bình đẳng các điểm mạnh và năng lực của học sinh nam và học sinh nữ.
CÁC CẤP ĐỘ, CÁC BƯỚC VÀ CÁC CÔNG CỤ LỒNG GHÉP GIỚI VÀO CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GDPT
37 4.3. Công cụ 3: Hướng dẫn cách khắc phục những định kiến giới
và thúc đẩy bình đẳng giới trong SGK đối với từng lĩnh vực Lĩnh vực
cụ thể Cách thức cụ thể
Mô tả quân bình/cân bằng
Nhấn mạnh các đặc điểm mà cả hai giới đều có - thay vì nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa hai giới - bằng cách sử dụng các đặc điểm tương tự nhau mà không có sự loại trừ hoặc ưu tiên nào.
Nhấn mạnh khả năng hoán đổi vai trò cho nhau, thay vì vào khả năng bổ trợ cho nhau.
Đưa vào các nhân vật nắm giữ nhiều vai trò, kết hợp các đặc điểm khác nhau như một người mẹ làm bác sĩ, hoặc một người bố làm đầu bếp.
Về quyền hạn
Đảm bảo mọi nhân vật đều có:
Quyền như nhau trong tất cả các lĩnh vực cuộc sống, mà trên hết là quyền chính trị (tham gia vào chính trị, giữ vai trò lãnh đạo).
Quyền tự chủ và ra quyết định cho bản thân mình.
Về hoàn cảnh kinh tế
Mọi nhân vật phải được thể hiện độc lập và đảm bảo về mặt tài chính, đồng thời có khả năng tiếp cận các nguồn lực và tài sản.
Về nghề nghiệp
Thể hiện cả nam và nữ trong các nghề tương tự nhau.
Không bó buộc phụ nữ vào những nghề liên quan tới các hoạt động nội trợ và nuôi dạy con cái.
Nhấn mạnh sự nghiệp của nữ giới và lương của họ: cho cùng một công việc, họ được nhận lương bằng với nam giới.
Cơ hội tham gia các hoạt động giải trí, thể thao, v.v.. phải bình đẳng với nhau, cho dù nhân vật đó mang giới tính nào.
Đặc điểm thể chất và tâm lý nhân vật
Không có những hình ảnh gán những đặc điểm tâm lý cho một giới cụ thể; trên thực tế, có thể thể hiện những em trai lo sợ hoặc khóc lóc, còn em gái dũng cảm, bản lĩnh.
Không gắn khả năng trí tuệ cho một giới tính, ví dụ: có thể thể hiện nhân vật nữ được đào tạo để làm chủ những kỹ năng truyền thống và những khoa học công nghệ hiện đại nhất.
Không nhấn mạnh tầm quan trọng của trang phục và vẻ đẹp bên ngoài của nhân vật nữ.
Trong hình minh họa, không nên thể hiện sự gắn kết thông thường giữa không gian và giới tính. Ví dụ: có thể thay đổi không gian truyền thống là nhân vật nữ ở không gian trong nhà mang tính riêng tư và khép kín, còn nhân vật nam với không gian mở bên ngoài.
CÁC CẤP ĐỘ, CÁC BƯỚC VÀ CÁC CÔNG CỤ LỒNG GHÉP GIỚI VÀO CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GDPT
3
Lĩnh vực
cụ thể Cách thức cụ thể
Sự đa dạng về giới và mối quan hệ giữa các nhân vật
Chú ý tới tuổi và giới tính của các nhân vật đang tương tác với nhau:
Đảm bảo có sự đa dạng về giới tính trong các mối quan hệ; không đặt nhân vật nam chỉ trong hoặc chủ yếu trong quan hệ với các nhân vật nam khác; không đưa vào hoặc thể hiện nhân vật nữ phụ thuộc nhân vật nam; không đặt nhân vật nữ chỉ trong các hoạt động gắn với trẻ em, người già, người có hoàn cảnh khó khăn...
Chú ý tới tính chất quan hệ giữa nhân vật của cả hai giới:
Thể hiện những tình huống mà cả hai giới hợp tác và hỗ trợ nhau một cách bình đẳng trên nhiều lĩnh vực; có thể đảo ngược những kỹ năng truyền thống được gắn với một giới cụ thể. Ví dụ: thể hiện nhân vật nữ tư vấn cho nhân vật nam trong các vấn đề khoa học;
Tránh thể hiện đối đầu và thù địch giữa hai giới (đặc biệt thông qua so sánh);
Không bó buộc phụ nữ và trẻ em gái vào vị trí nghe lời, nhún nhường trước đàn ông và trẻ em trai.
Trong gia đình
Đề cao sự tham gia bình đẳng và hỗ trợ nhau giữa cha và mẹ trong việc nhà và dạy dỗ con cái.
Bố mẹ có cùng quyền hạn và trách nhiệm. Ví dụ trong quản lý tài sản gia đình, ra quyết định trên cơ sở bình đẳng và chia sẻ trách nhiệm làm việc nhà và nuôi dạy con cái như nhau. Quan hệ vợ chồng dựa trên sự tôn trọng và độc lập.
Trẻ em phải có cùng quyền lợi và trách nhiệm cho dù thuộc giới tính nào: Không phân biệt đối xử theo giới đối với khả năng tiếp cận nguồn lực (thực phẩm, chăm sóc, v.v..), các hoạt động (giáo dục, giải trí, v.v..), chia sẻ công việc, v.v..;
Không thể hiện sự đối xử khác biệt nhau như: yêu cầu lớn hơn đối với một đứa trẻ thuộc một giới tính, phê bình hoặc khuyến khích dựa trên giới tính trẻ, v.v.
Thể hiện quan hệ giữa bố mẹ và trẻ em có tính chất và mức độ như nhau cho dù trẻ hay cha mẹ thuộc giới tính nào. Không phân chia giới tính cho trách nhiệm và sự tham gia của bố mẹ: cả bố và mẹ đều có quyền thực hiện các hoạt động chăm sóc hàng ngày (giặt giũ, nấu ăn) cho con cái, phê bình hoặc tặng thưởng cho con cái, v.v..
Về thành phần gia đình:
Thể hiện gia đình gồm cả bố và mẹ, chứ không chỉ gia đình chỉ có mình mẹ hoặc bố và con cái; đa dạng hình ảnh con cái và các thành viên trong gia đình, đa dạng các mối quan hệ gia đình: ông bà, cô dì chú bác, anh em họ (thuộc cả hai giới). Những mối quan hệ này có thể đem lại sự đa dạng cho các mô hình gia đình được thể hiện.
CÁC CẤP ĐỘ, CÁC BƯỚC VÀ CÁC CÔNG CỤ LỒNG GHÉP GIỚI VÀO CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GDPT