CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
2.3 Quản trị chiến lược
2.3.1. Khái niệm về quản trị chiến lược
Chiến lược kinh doanh có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh đối với một doanh nghiệp.
Theo Fred R. David (2006): “quản trị chiến lược là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra”.
Theo Alfred Chandler, đại học Harvard thì: “Chiến lược bao gồm những mục tiêu cơ bản dài hạn của một tổ chức, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động, phân bổ các nguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”.
Nhìn chung, những định nghĩa chiến lược kinh doanh tuy có sự khác nhau về cách thức diễn đạt nhưng vẫn bao hàm ba nội dung chính sau:
Các mục tiêu mà doanh nghiệp muốn vươn tới trong dài hạn.
Đề ra và chọn lựa các giải pháp hỗ trợ để đạt các mục tiêu.
Triển khai và phân bổ các nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó.
Do vậy, chiến lược phải vạch ra một tập hợp các kế hoạch, sơ đồ tác nghiệp tổng quát nhằm định hướng cho công ty đi đến các mục tiêu đã đặt ra.
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp. Chiến lược không nhằm vạch ra một cách chính xác làm thế nào để đạt được những mục tiêu đó, vì đó là nhiệm vụ của vô số các chương trình hỗ trợ, các chiến lược chức năng khác. Chiến lược chỉ tạo ra cái khung để định hướng tư duy và hành động.
2.3.2. Quy trình quản trị chiến lược
Trong nền kinh tế thị trường nhiều biến động hiện nay, chiến lược làm tăng sức cạnh tranh, đảm bảo ưu thế vững mạnh của doanh nghiệp. Thực tế đã chỉ ra hầu hết các thất bại trong kinh doanh đều do thiếu một chiến lược hoặc do một chiến lược sai lầm. Quản trị chiến lược bao gồm ba giai đoạn: Hình thành chiến lược, thực hiện chiến lược và đánh giá chiến lược.
Hình 2.1: Các giai đoạn của quản trị chiến lược Nguồn: Fred R. David, 2006
Hình thành chiến lược: Là giai đoạn đầu tiên, đặt nền tảng và đóng vai trò hết sức quang trọng trong toàn bộ quá trình quản trị chiến lược. Trong giai đoạn này, cần xác định tầm nhìn, sứ mạng và các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Trên cơ sở đó thiết lập chiến lược, chính sách kinh doanh, quyết định nghành kinh doanh (thị trường, mặt hàng,…) mới nào tham gia, ngành nào nên rút ra hay thu hẹp phạm vi kinh doanh,… Trong giai đoạn này cần tập trung phân tích các yếu tố của môi trường bên ngoài và bên trong, xác định chính xác các cơ hội, nguy cơ, điểm yếu, trên cơ sở đó kết hợp và lựa chọn được những chiến lược thích hợp.
Thực hiện chiến lược: Là giai đoạn biến chiến lược thành hành động để đạt được các mục tiêu đã định. Trong quá trình Quản trị chiến lược giai đoạn này cũng rất quang trọng, bởi một chiến lược dù có được hoạch định hết sức khoa học cũng sẽ trở nên vô nghĩa nếu không được thực hiện tốt. Trong giai đoạn này cần huy động các nhà quản trị và toàn thể nhân viên để thực hiện các chiến lược đã được lập ra. Ba hoạt động cơ bản trong giai đoạn thực hiện hiện chiến lược và xây dựng
Hình thành chiến lược
Thực hiện chiến lược
Đánh giá chiến lược
các kế hoạch kinh doanh hàng năm, thiết lập mục tiêu hàng năm, đưa ra các chính sách và phân bổ các nguồn các nguồn lực.
Đánh giá chiến lược: Là giai đoạn cuối cùng của quá trình quản tri chiến lược. Trong giai đoạn này cần thực hiện các công việc sau: Xem xét lại các yếu tố là cơ sở cho các chiến lược hiện tại, đo lường thành tích và thực hiện các hoạt động điều chỉnh. Cũng như đánh giá được khả năng cạnh tranh của tổ chức và đối thủ cạnh tranh.
Nghiên cứu môi trường để xác định cơ hội và nguy cơ chủ
yếu
Xét lại mục tiêu kinh
doanh
Kiểm soát nội bộ để nhận diện những điểm
mạnh, yếu Xác định
nhiệm vụ mục tiêu và
chiến lược hiện tại
Thiết lập mục tiêu dài hạn
Thiết lập mục tiêu ngắn hạn
Đo lường và
đánh giá kết quả
Xây dựng và lựa chọn các
chiến lược để thực hiện
Đề ra các chính
sách Phân phối các
nguồn lực Thông tin phân phối
Thông tin phản hồi Hình thành
chiến lược
Thực thi chiến lược
Đánh giá chiến
lược
Hình 2.2: Mô hình quản trị chiến lược Nguồn: Fred R. David, 2006