Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Áp dụng kiểm toán môi trường cho công ty TNHH seidensticker việt nam (Trang 31 - 36)

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp thu thập thông tin nền

Phương pháp này nhằm thu thập thông tin cần thiết cho việc lập kế hoạch kiểm toán và quy trình kiểm toán. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các thông tin và tư liệu hóa các số liệu đã có, xác định trọng tâm chính của kiểm toán.

* Tài liệu cần tham khảo:

Các tài liệu hướng dẫn kiểm toán môi trường

Các tài liệu khác có liên quan phục vụ cho quá trình kiểm toán

24

Các báo cáo quan tắc định kỳ của công ty về các thông số môi trường năm 2017,2018.

Các thông tin hoạt động của công ty, đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.

Ngoài ra tác giả còn tham khảo thêm các nguồn tài liệu khác như: sách, báo, các đề tài nghiên cứu, luận văn tốt nghiệp.

2.4.2. Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán

Đây là nhóm phương pháp hiệu quả được áp dụng thường xuyên trong kiểm toán môi trường. Phương pháp này sẽ giúp có thêm nhiều bằng chứng, những phát hiện mới, các thông tin bổ ích và bổ sung cho thông tin còn thiếu, đồng thời kiểm tra sự đúng đắn của thông tin. Việc tìm kiếm các chứng kiểm toán sẽ quyết định đến chất lượng của cuộc kiểm toán đem lại. Các hoạt động thu thập bằng hứng bao gồm: rà soát, điều tra, quan sát thực tế, phỏng vấn, quan trắc và lấy mẫu vật lý tại hiện trường.

Rà soát tài liệu

Rà soát lại các thông tin cần thiết thu thập được qua quá trình thu thập thông tin nền. Xem xét các nguồn thông tin cần thiết, thông tin còn thiếu để chuẩn bị cho các khâu tiếp theo của quá trình kiểm toán. Các tài liệu sử dụng bao gồm: Các báo cáo quan tắc định kỳ của công ty; các số liệu trong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, khí thải, nước thải, tiếng ồn…; hóa đơn cấp nước, các giấy phép. Thông qua đó tìm hiểu các thông tin về môi trường, đánh giá việc thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường.

Quan sát

Đây là phương pháp thu thập bằng chứng vật lý thông qua quá trình quan sát trực tiếp. Đi thực địa giúp kiểm tra lại độ chính xác của những tài liệu đã thu thập được và bổ sung những thông tin còn thiếu và tìm ra các bằng chứng vật lý bắng cách quan sát trực tiếp hệ thống xử lý nước thải,hệ thống cống rãnh, khu vực lò hơi, đồng hồ đo nước thải...Từ đó đưa ra những so sánh, nhận định, xem xét, đánh giá các hoạt động của cơ sở kiểm toán có sai khác so với giấy tờ hay không, ảnh hưởng của nó như nào đến môi trường.

25

Phỏng vấn

Khi đi thực địa sẽ kết hợp với phỏng vấn bán chính thức những người có liên quan đến đề tài bao gồm cán bộ môi trường của công ty, các nhân viên, người dân...

Phỏng vấn bán chính thức: Là cuộc phỏng vấn ngắn (không quá 30 phút), được thực hiện khi xuống tham quan cơ sở như cuộc nói chuyện xã giao bình thường. Nội dung và đối tượng của cuộc phỏng vấn không được định trước, tuy nhiên người hỏi sẽ có hướng lái câu hỏi về các vấn đề quan tâm. Đây là phương pháp thu thập thông tin linh động, thời gian ngắn, tập trung vào những vấn đề cần quan tâm trong quá trình khảo sát.

Quan trắc và lấy mẫu môi trường tại hiện trường

Phương pháp này nhằm đánh giá chất lượng môi trường thực tế tại thời điểm kiểm toán, so sánh, đối chiếu với các kết quả đã có.

Học viên phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ môi trường tiến hành lấy mẫu quan trắc tại các vị trí:

Bảng 2.1. Vị trí quan trắc

Tên điểm quan trắc Kiểu/loại quan trắc

Thành phần môi trường không khí Mẫu không khí xung quanh lấy tại

cổng Công ty.

Quan trắc môi trường không khí xung quanh

Mẫu không khí lấy tại nhà kho. Quan trắc môi trường không khí làm việc Mẫu khí thải lấy tại ống khói. Quan trắc khí thải

Thành phần môi trường nước

Nước thải tại sau xử lý của Công ty; Quan trắc môi trường nước thải

* Thông số quan trắc

- Môi trường không khí: độ ẩm, nhiệt độ, bụi lơ lửng, CO, SO2, NO2, tiếng ồn…

- Nước thải: pH, COD, BOD5, hất rắn lơ lửng, sunfu , moni,nitrit, photphat, dầu mỡ động thự vật, tổng coliform.

26

2.4.3. Áp dụng phương pháp kiểm toán chất thải và kiểm toán sự tuân thủ.

KTCT bao gồm việc rà soát, kiểm tra các quá trình sản xuất, xác định nguồn thải và khối lượng chất thải, tính toán cân bằng vật chất, xác định các vấn đề trong vận hành sản xuất, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải ra môi trường.

Thông qua quá trình khảo sát, thu thập số liệu về đầu vào, đầu ra tính toán cân bằng để xác định lượng nước thải và chất thải rắn phát sinh trong qua trình sản xuất tại công ty.

Kiểm toán tuân thủ là một quá trình thu thập có hệ thống và khách quan đánh giá các bằng chứng kiểm toán để xác định xem các quy định, tiêu chuẩn về môi trường có được công ty thực hiện đúng và đầy đủ hay không, mức độ đáp ứng như thế nào.

Tiêu chí kiểm toán tuân thủ là các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành như:

QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT, QCVN 19:2009/BTNMT, QCVN 40:2011/BTNMT; các cam kết trong đề án BVMT đã được phê duyệt.

Yêu cầu của kiểm toán tuân thủ là phải đảm bảo tính độc lập, khách quan, các số liệu cung cấp trung thực.

2.4.4. Phương pháp tính toán - Đối với nước mưa

Để tính toán lượng nước mưa của toàn bộ khu vực công ty ta sẽ tính lưu lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực theo mô hình tính toán sau:

Qm = N *q * k* F ( m³/h) Trong đó: Qm: là lưu lượng nước mưa chảy tràn.

F: diện tích khu vực

27

N : diện tích mưa rào q : cường độ mưa k : hệ số dòng chảy

(Nguồn : Giáo trình xử lý nước thải – NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội).

- Đối với khí thải từ máy phát điện dự phòng nồng độ khí thải được tính theo công thức.

+ Tải lượng (g/s) = [Hệ số ô nhiễm (kg chất ô nhiễm/tấn dầu) x lượng dầu sử dụng (kg/giờ )] / 3600.

+ Nồng độ (mg/Nm3) = [tải lượng (g/s) / lưu lượng(m3/s)] x 1000.

2.4.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá các phát hiện kiểm toán Sau khi thu thập đầy đủ tài liệu và thông tin ần thiết, bắt đầu tiến hành tổng hợp, phân tích nghiên cứu các tài liệu, nguồn thông tin để đưa ra những kết luận chính xác, hợp lý về các vấn đề môi trường, sau đó so sánh với các tiêu chuẩn, quy định các cam kết thực hiện cũng như đánh giá hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu đã đưa ra trong bản đề án bảo vệ môi trường nhằm rút ra những phát hiện kiểm toán. Sau cung tiến hành tổng kết các phát hiện kiểm toán tốt, những vấn đề tồn tại cần khắc phục; từ đó sẽ đề xuất những giải pháp khắc phụ những vấn đề còn tồn tại và giảm thiểu những rủi ro mà hoạt động mang lại.

28

Một phần của tài liệu Áp dụng kiểm toán môi trường cho công ty TNHH seidensticker việt nam (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)