MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA CỦA LĂNG TỰ ĐỨC

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thu hút khách du lịch nội địa tại lăng tự đức – huế (Trang 33 - 36)

3.1. Công trình, trang thiết bị tại khu di tích

Lăng Tự Đức cũng như các điểm di tích thuộc quần thể di tích cần có thêm các biện pháp mới để bảo vệ, trùng tu tránh bị hư hỏng theo thời gian và luôn phải đảm bảo lưu giữ các giá trị lịch sử văn hóa như ban đầu:

+Bảo quản cấp thiết hầu hết các điểm trong khu di tích bằng nhiều các biện pháp chống sập, chống nước mưa, chống côn trùng gây hại và cây cỏ xâm thực, thực hiện việc thay thế các bộ phận bị hư hại, lão hóa.

Cần làm phong phú các dịch vụ tại khu di tích như hàng nước giải khát, thức ăn nhẹ, các dịch vụ tham quan khác…và các gian này cần được thiết kế theo phong cách Huế xưa kết hợp các món ăn, thức uống cung đình, các món ăn kiểu Huế.

Ngoài ra cần có sự đầu tư cơ sở hạ tầng, tu bổ mở rộng các tuyến đường đưa khách đến tham quan tại lăng cũng như bố trí các biển chỉ dẫn hợp lý để du khách có thể dễ dàng tìm hiểu về lăng Tự Đức.

Nhưng, hiện nay công tác bảo tồn các điểm di tích ở Huế nói chung và lăng Tự Đức nói riêng gặp nhiều khó khăn về tư liệu cũng như kinh phí bởi nhiều công trình dưới tác động của thời gian và thời tiết khắc nghiệt mưa nhiều ở Huế làm các công trình nhanh hư hại.

3.2. Cảnh quan môi trường

Hệ thống cây ven các tuyến đường cần được thường xuyên chăm sóc, làm vệ sinh để khung cảnh luôn sạch sẽ.

Cùng với đó hệ thống các thùng rác của người dân sống xung quanh lăng cần bố trí hợp lý.

Hệ thống nhà vệ sinh luôn đảm bảo sự sạch sẽ thoáng mát và đặc biệt thiết kế các bảng chỉ dẫn hợp lý hơn để du khách dễ dàng tìm thấy.

3.3. Chất lượng đội ngũ nhân viên phục vụ

Đội ngũ nhân viên tại lăng cần phải được training thường xuyên, phải chú trọng trong việc tuyển nhân viên về chuyên môn nghiệp vụ, khả năng giaotiếp….

Để đảm bảo chất lượng phục vụ tốt nhất có thể.

Cần có các chính sách đãi ngộ hợp lý phù hợp với khả năng của từng nhân viên cũng như đưa ra các quy chế xử phạt riêng.

Dù bất cứ là khách du lịch nào đến thì vẫn phải tiếp đón niềm nỡ.

Công tác kiểm tra chất lượng đào tạo hướng dẫn viên tại điểm di tích cần diễn ra thường xuyên. Bởi vì hướng dẫn viên đóng vai trò quan trọng và được coi là những đại sứ của đất nước. Tổ chức các cuộc thi mang tính chuyên môn nghiệp vụ tại lăng Tự Đức để động viên sự tim tòi, sáng tạo của mỗi người, đóng góp vào khối kiên thức cần có của thuyết minh viên. Các cuộc thi này là dịp để cán bộ hướng dẫn nâng cao năng lực, phẩm chất, lòng yêu nghề cũng là dịp để xem xét thay thế những người không đáp ứng được yêu cầu về cả năng lực, phẩm chất cần có, thiếu ý thức trách nhiệm và không phù hợp với công việc hướng dẫn viên.

3.4. An toàn, an ninh tại khu di tích

Một trong những yếu tố quan trọng để khách du lịch đưa ra quyết định để đến tham quan tại một địa điểm an toàn đó là yếu tố an toàn.

Lăng Tự Đức cũng như các điểm khác thuộc quần thể di tích cố đô Huế nhận được sự đánh giá hài lòng về mức độ an toàn. Hầu như không còn các tình trạng chèo kéo, xin tiền và thực hiện các tệ nạn khác như móc ví…

Đội ngũ bảo vệ, an ninh cần được tập huấn, trao dồi các kỹ năng nghiệp vụ và phối hớp chặt chẽ với cơ quan chức năng địa phương để ngăn chặn các sự cố, các tệ nạn xuất hiện, không để xảy ra.

3.5. Hoạt động quảng bá khu di tích

Hoạt động quảng bá là hoạt động không thể thiếu ở bất cứ lĩnh vực nào.

Cần có các phương pháp quảng bá, xúc tiến hình ảnh mới đến bạn bè, du khách trong và ngoài nước.

Thường xuyên tham gia các chương trình lễ hội, các hộichợ… ở địa phương cũng như quốc tế để đưa hình ảnh, các thông tin hấp dẫn nhất đến với mọi người.

Cần khuyến khích các doanh nghiệp liên kết, đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật, công nghệ… tạo ra các hình thức quảng bá đặc sắc, hiệu quả ở trong và ngoài tỉnh.

Đặc biệt đưa các hình ảnh đẹp, chất lượng thông qua các bộ phim truyền hình.

Đối với các công ty lữ hành cần có sự liên kết chặt chẽ đưa khách trong và ngoài nước thông qua việc thiết kế các chương trình tour đến tham quan tại lăng Tự Đức.

3.6. Tận dụng tiềm năng phát triển thị trường

Tận dụng các thế mạnh tại địa phương, các chương trình festival, cũng như các công ty lữ hành, doanh nghiệp kinh doanh tại Huế để khai thác nguồn khách du lịch phong phú trong và ngoài nước. Cần tận dụng nguồn nhân lực đào tạo tại địa phương và tổ chức các hoạt động đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài ra cần tận dụng nguồn tài nguyên, tiềm năng của Huế để thiết kế các sản phẩm du lịch đặc sắc qua đó quảng bá hình ảnh và con người Huế đến với bạn bè trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thu hút khách du lịch nội địa tại lăng tự đức – huế (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w