Nhóm PP tổ chức luyện tập HVVH cho trẻ Mầm non

Một phần của tài liệu giao duc hanh vi van hoa cho trẻ MN (Trang 31 - 37)

III. THU HOẠCH SAU KHI NGHIÊN CỨU PHẦN LÝ THUYẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA TRẺ EM

4. Phương pháp giáo dục HVVH cho trẻ

4.2. Các nhóm PP giáo dục HVVH cho trẻ Mầm non

4.2.2. Nhóm PP tổ chức luyện tập HVVH cho trẻ Mầm non

Trong sinh hoạt hằng ngày, gần như bất cứ lúc nào trẻ cũng đều phải thể hiện thái độ của mình đối với xung quanh bằng những hành vi ứng xử. Việc ứng xử đó có lúc đúng nhưng cũng nhiều lúc sai, người lớn không nên bỏ qua mà cần kiên trì theo dõi, uốn nắn, bảo ban và luyện tập cho trẻ thường xuyên để tạo cho trẻ có thói quen hành vi đẹp.

* PP Tổ chức cho trẻ tập sử dụng phương tiện hoạt động và giao tiếp

Sử dụng phương tiện hoạt động và giao tiếp là gì? Là những phương tiện mà trẻ sử dụng để thực hiện trong hành vi hoạt động và giao tiếp. Những phương tiện đó như: lời nói, thái độ, cử chỉ, nét mặt trong giao tiếp, còn trong hoạt động thì có các đồ dùng, đồ chơi các vật dụng cần thiết quen thuộc với trẻ trong sinh hoạt hàng ngày.

PP sử dụng phương tiện hoạt động và giao tiếp với mục đích gì?

Trẻ tập sử dụng phương tiện; hình thành kĩ năng thể hiện hông biết mẫu nào đúng để học làm theo; giáo dục sự nhạy cảm ở trẻ. Bởi vì khi sử dụng những phương tiện trong hoạt động giúp cho trẻ hình thành các kĩ năng thể hiện hành vi, từ đó giáo dục được sự nhạy cảm ở trẻ về hành vi.

Khi biết được sự lợi ích của việc đánh răng làm sạch riêng, thơm miệng, đây là hành vi văn hóa tốt cần thường xuyên duy trì thực hiện. Bên cạnh đó cần thể hiện HVVH đối với các đồ dùng khi sử dụng chúng phải biết bảo vệ, giữ gìn và sử dụng đúng chức năng của chúng, chứ không được văng ném làm cho chúng mau hư hỏng

Trẻ khó thể hiện ý nghĩ, tình cảm và nhận biết nó khi hoạt động và giao tiếp. Khi sử dụng những phương tiện trong hoạt động giúp cho trẻ hình thành

các kĩ năng thể hiện hành vi, từ đó trẻ có được sự nhạy cảm về hành vi. Nhưng do hạn chế về lứa tuổi, vốn sống kinh nghiệm mà trẻ khó thể hiện ý nghĩ, tình cảm của mình khi sử dụng những phương tiện này.

Do vậy người lớn cần giáo dục cho trẻ biết cách thể hiện ý nghĩ, tình cảm khi sử dụng phương tiện trong hoạt động cũng như trong giao tiếp cho đúng và phù hợp với từng hoàn cảnh, tình huống cụ thể.

Tổ chức cho trẻ luyện tập dưới hình thức trò chơi. Người lớn dùng hình thức trò chơi để luyện tập cho trẻ sử dụng các phương tiện hoạt động.

Sau khi trẻ chơi thành thạo trò chơi thì yêu cầu bài tập nâng cao hơn.

Trang phục thật của người lớn như: đồ của chú bộ đội, cô cấp dưỡng, quần áo cũ sạch của cha mẹ trẻ để hoạt động thể hiện vai chơi qua cách mặc trang phục và thể đúng hành vi của vai chơi (khi khoác lên mình bộ trang phục đó). Hay sử dụng các nguyên vật liệu để tạo ra phương tiện hoạt động: có thể dùng khăn xếp lại, hoặc dùng gối nằm hay gối ôm để tạo thành búp bê.

*. PP tổ chức cho trẻ luyện tập hành vi trong trò chơi

Thông qua trò chơi trẻ thể hiện những hành vi của mình, những hành vi đó sẽ thường xuyên được luyện tập qua trò chơi. Từ đó những chuẩn mực hành vi đúng, tốt thường xuyên được trẻ thể hiện trong trò chơi. Do đó người lớn cần tổ chức nhiều trò chơi cho trẻ tham gia luyện tập. PP tổ chức cho trẻ luyện tập hành vi trong trò chơi nhằm mục đích gì?

Luyện tập hành vi trong tình huống giả định và tạo cảm xúc tốt cho trẻ. Bởi vì thông qua những tình huống chơi, mà những tình huống mang tính giả định nhưng khi thực hiện hành vi trong ý tưởng của trẻ là trẻ thực hiện hành vi thật từ đó tạo cho trẻ cảm xúc tốt.

Hoạt động chơi là môi trường tốt để trẻ được thể hiện hiểu biết phù hợp “vai chơi”. Khi tham gia vào trò chơi thường xuyên trẻ sẽ được trãi nhiệm, được học hỏi kinh nghiệm cách thể hiện vai chơi của bạn và có khi ở chính vai chơi, luật chơi giúp cho trẻ tăng thêm sự hiểu biết của mình về những chuẩn mực hành vi đúng, tốt. Để từ đó trẻ thể hiện được hiểu biết của mình qua “vai chơi” tốt hơn.

Từ cách thể hiện những chuẩn mực hành vi đúng, tốt trong trò chơi giúp cho trẻ có sự nhận thức về chuẩn mực hành vi đúng, tốt trong cuộc sống thật của trẻ.

Khai thác tình huống giáo dục: làm rõ yêu cầu của vai; làm phong phú chủ đề;

mở rộng nội dung để nẩy sinh các tình huống….

Người lớn cần tạo ra nhiều tình huống để cho trẻ tham gia chơi, trong những tình huống đó yêu cầu trẻ phải biết thể hiện rõ những hành vi của vai chơi, phải thể hiện đúng chuẩn mực hành vi của vai mà trẻ đang thể hiện. Có như thế thì mới được duy trì vai chơi nếu không sẽ bị bạn loại ra khỏi cuộc chơi.

Bên cạnh đó người lớn không chỉ tạo ra nhiều tình huống để cho trẻ tham gia chơi, cần làm phong phú chủ đề và mở rộng nội dung để nẩy sinh các tình huống chơi mới để tạo ra các chuẩn mực hành vi mới.

* PP tổ chức cho trẻ luyện tập hành vi trong cuộc sống

Tổ chức cho trẻ luyện tập hành vi trong cuộc sống là cần thiết và quan trọng nhất. Vì khi cho trẻ tập sử dụng phương tiện và luyện tập hành vi trong trò chơi thì cần được thể hiện những hành vi đó trong cuộc sống thật của trẻ bằng cách cho trẻ được luyện tập thường xuyên những hành vi đó trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày để giúp trẻ trở thành người có HVVH thật sự phù hợp theo yêu cầu của xã hội đặt ra.

Vậy PP tổ chức cho trẻ luyện tập hành vi trong cuộc sống có mục đích gì?

Tạo môi trường hoạt động và giao tiếp tích cực cho trẻ luyện tập.

Bởi vì trong sinh hoạt hàng ngày trẻ có rất nhiều hoạt động, những hoạt động này sẽ là điều kiện để cho trẻ được luyện tập những chuẩn mực hành vi. Vì vậy khi tổ chức cho trẻ luyện tập hành vi trong cuộc sống chính là tạo môi trường hoạt động và giao tiếp tích cực cho trẻ được luyện tập thường xuyên.

Tình huống giao tiếp trong cuộc sống nhiều, gắn bó, giúp trẻ dễ thích nghi và làm chủ nó. Trong sinh hoạt hàng ngày trẻ có rất nhiều hoạt động như: vệ sinh cá nhân, Các hoạt động phụ vụ cá nhân (ăn uống, ngủ, mặc ….) vui chơi và giao tiếp với mọi người xung quanh. Mà những hoạt động này có rất nhiều tình huống xảy ra buộc trẻ phải giải quyết những tình huống đó đúng theo chuẩn mực

hành vi mà xã hội qui định. Bởi vậy nó luôn gắn bó với trẻ giúp cho trẻ dễ thích nghi và làm chủ điều chỉnh hành vi đúng của mình.

Thông báo các sự kiện cho trẻ thảo luận; chuẩn bị; tổ chức trẻ hoạt động và giao tiếp, đàm thoại sau hoạt động và giao tiếp.

Người lớn cần thông báo, nói cho trẻ biết những sự kiện, những vấn đề mà trẻ cần phải thảo luận.

Sau khi thông báo, nói cho trẻ biết những sự kiện, những vấn đề mà trẻ cần phải thảo luận và thực hiện thì phải chuẩn bị các điều kiện cho trẻ thực hiện luyện tập. Các điều kiện đó như: cơ sở vật chất, các tình huống thật, thái độ, cách cư xử, lời nói cử chỉ …..

Khi đã thông báo, nói cho trẻ biết những sự kiện, những vấn đề mà trẻ cần phải thảo luận và đã chuẩn bị các điều kiện cho trẻ thực hiện luyện tập thì cần phải tổ chức cho trẻ thực hiện luyện tập. Cho trẻ tham gia trực tiếp vào hoạt động và giao tiếp.

Sau đó đàm thoại về những hoạt động và giao tiếp mà trẻ đã thực hiện để rút kinh nghiệm những hành vi nào đã thực hiện được và chưa được cần bổ sung và chỉnh sửa. bạn nào đã thể hiện đúng và bạn nào chưa thể hiện đúng chuẩn mực hành vi trong hoạt động đi quan sát và giao tiếp với các chú thợ mộc, cần phải chỉnh sửa và biểu dương những bạn có hành vi tốt. Qua đó giáo dục trẻ biết giữ gìn các sản phẩm do công sức các chú thợ mộc đã làm ra và có thái độ yêu quí đối với các chú công nhân.

PP tổ chức luyện tập HVVH cho trẻ Mầm non là PP rất quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ. Chính trong quá trình luyện tập giúp cho trẻ thực hiện tốt những hành vi văn hóa và người lớn kịp thời chỉnh sửa những hành vi sai lệch mà trẻ đã thể hiện trong hành động của mình.

4.2.3. Nhóm PP giáo dục ý thức thực hiện HVVH cho trẻ Mầm non

Giáo dục ý thức thực hiện HVVH cho trẻ Mầm non là quan trọng nhất. Bởi vì muốn trẻ thực hiện hành vi tốt thì trước hết trẻ phải có nhận thức hay ý thức được chuẩn mực hành vi tốt và muốn thực hiện hành vi tốt.

* PP sử dụng luật chơi giúp trẻ điều chỉnh hành vi

Luật chơi trong trò chơi là gì? Là sự qui định bắt buộc trong trò chơi khi tham gia vào chơi bất cứ một trò chơi nào người chơi đều phải tuân theo, luật chơi của trò chơi đó đã được qui định trước.Luật chơi này có thể được đặt ra trong trò chơi có luật đã được qui định sẵn hay ngay trong cách chơi của các trò chơi không nêu ra luật chơi cụ thể

Giúp trẻ tự điều chỉnh hành vi qua việc cụ thể hóa cách thể hiện bằng luật chơi. Bởi vì khi tham gia chơi mà không tuân theo luật chơi thì sẽ bị thua hay bị bạn loại ra khỏi cuộc chơi và không được tham gia chơi. Vì thế bắt buộc trẻ phải biết tự điều chỉnh hành vi của mình. Khi trẻ biết tự điều chỉnh hành vi của mình trong trò chơi thì nó cũng tạo thành thành thói quen cho trẻ về hành vi tốt đó trong thực tiễn cuộc sống.

Luật chơi qui định các hành động và giao tiếp giúp trẻ tự nguyện làm theo. Khi trẻ biết tự điều chỉnh hành vi của mình trong trò chơi thì nó cũng tạo thành thói quen tốt cho trẻ về hành vi tốt trong thực tiễn cuộc sống.

Sử dụng câu hỏi định hướng của người lớn về luật chơi trò chơi không có luật mà trong trò chơi để giúp cho trẻ hiểu luật chơi và thực hiện cách chơi để điều chỉnh hành vi của mình khi chơi cho đúng.

Sau khi sử dụng câu hỏi định hướng của người lớn về luật chơi thì dùng tài liệu trực quan để cho trẻ được trực tiếp quan sát. Để trẻ nắm được rõ ràng luật chơi và cách chơi.

Sau khi trẻ đã thực hiện trò chơi theo qui định của luật chơi, cô cho trẻ cùng nhận xét cách chơi của bạn và sau cùng là sự nhận xét đánh giá của giáo viên là trẻ đã thực hiện đúng luật chơi và cách chơi đúng chưa. Chỗ nào chưa đúng cần phải sửa đổi cho lần chơi sau. Từ việc thực hiện đúng luật chơi, từ đó giúp cho

trẻ có thói quen thể hiện đúng chuẩn mực hành vi của mình trong mọi hoạt động và giao tiếp.

* PP tổ chức cho trẻ đánh giá hành vi trong cuộc sống

Tổ chức cho trẻ đánh giá hành vi trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ là rất cần thiết. Vì trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ có rất nhiều hoạt động và có nhiều hành vi đúng và không đúng. Nên tổ chức cho trẻ đánh giá hành vi của mình trong cuộc sống hàng ngày để giúp cho trẻ nhận thức được đâu là hành vi đúng và chưa đúng, cần phải điều chỉnh.

Củng cố biểu tượng về hành vi, kích thích trẻ tích cực điều chỉnh hành vi cho phù hợp. Bởi vì khi tổ chức cho trẻ đánh giá hành vi trong cuộc sống giúp cho trẻ củng cố biểu tượng về hành vi đúng mà trẻ đã được thực hiện thường xuyên để từ đó kích thích trẻ tích cực loại bỏ những hành vi sai lệch và điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực mà xã hội yêu cầu.

Khi trẻ đánh giá hành vi của mình là chính trẻ đã học được cách tự điều chỉnh hành vi của bản thân mình đâu là đúng đâu là chưa đúng. Từ đó điều chỉnh lại hành vi của mình cho phù hợp với đối tượng hoạt động và giao tiếp với mọi người.

Cho trẻ tự đánh giá hành vi của mình như là một nhiệm vụ của hoạt động trong sinh hoạt hằng ngày.

Ngoài ra hoạt động trong ngày của tổ trực nhật cô giao nhiệm vụ trực tiếp cho trẻ. Sau đó tự nhận xét đánh giá nhiệm vụ của tổ trực nhật đã thực hiện đạt kết quả như thế nào? Đã hoàn thành nhiệm vụ được giao chưa? Trong tổ trật nhật các thành viên trong nhóm tự nhận xét hành vi thực hiện của mình trong ngày như thế nào.

* PP tạo dư luận “tập thể” đối với việc thực hiện hành vi cho trẻ

Là những nhận xét đánh giá về hành vi đúng, tốt của số đông trẻ về chuẩn mực hành vi của bạn đúng hay sai cần học tập hay cần phê phán. Từ sự nhận xét của tập thể để giúp trẻ tự điều chỉnh hay thực hiện hành vi cho đúng chuẩn mực

Sử dụng sức mạnh của tập thể để điều chỉnh hành vi trẻ thì đối vối trẻ sống trong môi trường tập thể lớp học hay môi trường xã hội cần phải tôn trọng những ý kiến của tập thể nhận xét về hành vi của mình. Trẻ phải công nhận những nhận xét của số đông các bạn, mọi người về mình là đúng hay sai để từ đó giúp cho trẻ tự nhận thức đánh giá hành vi của mình và tự điều chỉnh.

Khi những ý kiến của tập thể nhận xét về hành vi của mình thì đó chính là dư luận buộc trẻ thừa nhận ý kiến của tập thể; thấy cần xem lại hành vi cá nhân.

Cần xây dựng tập thể trẻ có nhận thức, hành vi tốt trong lớp để tạo cho trẻ có môi trường giáo dục gần gũi thân thiện tốt với trẻ sẽ thuận lợi trong việc giáo dục chuẩn mực hành vi tốt cho trẻ.

Bên cạnh đó cần kết hợp tổ chức hình thức biểu dương khen thưởng để tạo sự nhất trí của trẻ.

Muốn giáo dục HVVH cho trẻ thể hiện qua hành động, lời nói, cử chỉ trong mọi hoạt động hằng ngày của trẻ thì dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, ở giai đoạn này trẻ rất cần được sự chăm sóc, sự quan tâm dành tình cảm đặc biệt của người lớn cho trẻ. Sau khi trẻ có được tình cảm, cảm xúc muốn thực hiện những hành vi tốt thì cần phải có sự tổ chức của người lớn tạo điều kiện cho trẻ được luyện tập thực hiện chuẩn mực hành vi đúng, tốt . Khi trẻ đã được luyện tập thực hiện chuẩn mực hành vi đúng, tốt thì giáo dục trẻ sự ý thức thực hiện HVVH đúng, đẹp.

Vì vậy khi thực hiện nội dung và PP giáo dục HVVH cho trẻ cần phải biết dựa vào nội dung để từ đó đưa ra các PP giáo dục. Biết phối hợp các PP thực hiện với nhau trong một nội dung thực hiện sẽ góp phần đạt hiệu quả cao.

Nhưng bên cạnh đó, các điều kiện, phương tiện và các hình thức tổ chức không kém phần quan trọng cho việc thực hiện nội dung PP giáo dục chuẩn mực hành vi văn hóa của trẻ. Vì thế cần đặt nội dung, PP thực hiện giáo dục nằm trong một điều kiện nhất định và các hình thức tổ chức phù hợp, mới góp phần nâng cao kết quả giáo dục..

Một phần của tài liệu giao duc hanh vi van hoa cho trẻ MN (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w