Nội dung giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ

Một phần của tài liệu giao duc hanh vi van hoa cho trẻ MN (Trang 48 - 53)

IV. NHỮNG KIẾN THỨC THU ĐƯỢC QUA TỰ HỌC

6. Nội dung giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ

Tài liệu tham khảo tạp chí giáo dục mầm non số 2/2008

* Trong giao tiếp ứng xử - Biết chào hỏi

- Cảm ơn, xin lỗi - Đi đứng

- nói năng lễ phép, không nói tục, chửi bậy - Biết xin phép

- Nhận (đưa) bằng hai tay

- Thân thiện, nhường nhịn bạn bè, em bé

* Giữ gìn vệ sinh thân thể - Có những thói quen : - Sử dụng khăn riêng

- Súc miệng, đánh răng, chải đầu - Đi dép

- Giữ gìn quần áo sạch, gọn gàng

* Trong ăn uống -Biết mời, xin phép - Tư thế ngồi ăn

- Khi ăn: Nhai từ tốn, không ngậm, không ăn phần người khác - Uống nước: Uống đúng ly của mình, uống nước nấu chín - Thu dọn chén, bát sau khi ăn

* Trong vui chơi

- Biết giữ gìn đồ chơi

- Thu dọn gọn gàng sau khi chơi - Không chọc phá bạn

- Vui chơi thân thiện, nhường nhịn bạn

* Trong học tập

- Biết giữ gìn sách vỡ đồ dùng

- Tích cực, hứng thú với các hoạt động học tập - Thân thiện, giúp bạn

- Thi đua lành mạnh

* Trong lao động

- Vui thích lao động giúp người lớn một cách tự nguyện - Lao động tự phục vụ: xếp mền gối, quần áo

- Không ỷ lại

* Đối với môi trường

- Yêu quý động vật, cảnh thiên nhiên - Giữ gìn nhà cửa, lớp học sạch sẽ - Bỏ rác đúng nơi quy định

5.2 Hành vi văn hóa của giáo viên - Thái độ văn minh lịch sự trong giao tiếp

- Trang phục, trang sức phù hợp với nghề, không gây phản cảm

- Xây dựng đạo đức văn hóa, thực hiện nếp sống văn hóa nơi công cộng

* Nên làm

- Vui vẻ, thân thiện

-Lịch sự khi sử dụng điện thoại

-Giữ gìn, tiết kiệm khi sử dụng điện, nước - Đoàn kết

- Ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông - Bảo vệ môi trường

* Không nên

- Nói to tiếng, cải vả, gọi nhau mày, tao

- Không son phấn loè loẹt, nhuộm tóc vàng, đỏ…

- Không ăn mặc hở hang

- Không để móng tay, chân dài, sơn màu quá tươi Không nên

- Không quát nạt trẻ

- Không sử dụng điện thoại khi đang họp, học tập - Không xả rác nơi công cộng

Không nên

- Không mê tín dị đoan

-Không gây bè phái, nói xấu người khác - Không xoi mói đời tư người khác

7. Bài dịch: Selecting educational strategies to train positive social behavior for children

Mối quan tâm về hành vi xã hội của trẻ em trong bối cảnh hiện tại đòi hỏi nhu cầu nâng cao kinh nghiệm giáo dục về việc thúc đẩy các kỹ năng trong quan hệ giữa các cá nhân. Có xu hướng cho rằng các kỹ năng này đơn giản phát triển một cách tự nhiên và chỉ có một giới hạn nhỏ của sự can thiệp bằng giáo dục trong lĩnh vực này. Có một số luận giải văn hoá về giới hạn nhỏ này giúp thầy cô giáo tác động đến quan hệ giữa các cá nhân nói chung và hành vi tích cực đối với xã hội nói riêng. Gardner (năm 1983), trong lý thuyết của mình về “bội số

thông minh” đã chỉ ra những điểm khác biệt có ý nghĩa xã hội tuỳ theo/(hoà hợp) “chỉ số thông minh của mỗi cá nhân” trong đó bao gồm cả hình thức bên ngoài giữa các cá nhân (gồm cả nhận thức xã hội, khả năng cảm nhận và hiệu quả tương tác) và trạng thái nội tâm (gồm sự tự nhận thức và tình cảm). Theo ông Gardner, chỉ số thông minh của mỗi cá nhân ở xã hội phương Tây không được nhấn mạnh vào việc so sánh với logíc toán học và các hình thức khác của trí thông minh, và trong xã hội của chúng ta, mâu thuẫn chứa đựng trong quan hệ giữa các cá nhân ít hơn so với mâu thuẫn tồn tại trong chính mỗi con người.

Sự xuất hiện của PSD/PSE trong chương trình giảng dạy là tín hiệu đáng mừng mở ra một cơ hội để đặt kế hoạch dự liệu trong lĩnh vực giáo dục phức tạp này.

Quả thực, SCCC đã biểu hiện vai trò trung tâm của khía cạnh này trong chương trình giảng dạy vì đã chọn tên đề tài thảo luận về giáo dục cho PSD là “trái tim của người thầy” (SCCC 1995).

Trường học sau đó có thể làm gì để nâng cao kinh nghiệm học tập thích hợp cho trẻ trong lĩnh vực quan hệ giữa các cá nhân với nhau?

Tùy theo từng lứa tuổi mà chúng ta phải biên soạn những nội dung, chương trình cho phù hợp trong quá trình giáo dục trẻ. Chương trình dạy trẻ cũng luôn luôn phải gắn liền với việc giáo dục trẻ để nó hình thành nên một nhân cách tốt.

Chẳng hạn như trong chương trình có dạy cho trẻ là trước hết phải biết tôn trọng và bảo vệ bản thân và sau đó là biết tôn trọng và bảo vệ những người khác hơn thế nữa là phải biết chịu trách nhiệm cho bản thân và cho cộng đồng.

Thêm vào đó thì các nhà giáo dục cũng phải có kế hoạch, chiến lược trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ cũng như phát triển cho trẻ cách sống và cư xử với người khác và cộng đồng. Do đó chương trình cũng phải chứa đựng các nội dung mang tính giáo dục theo từng cấp độ nhận biết của độ tuổi:

* Phát triển chiến lược trong việc quản lí cách cư xử cộng đồng trong lớp học.

* Chứa đựng việc thực hành các hoạt động trong lớp học nhằm tiến tới phát triển các kỹ năng quan hệ cộng đồng của trẻ.

* Chứa đựng việc thực hành các hoạt động trong lớp học nhằm tiến tới khuyến khích trẻ bộc lộ cách suy nghĩ và sự hiểu biết của trẻ về cách cư xử.

Tìm các cơ hội để khuyến khích trẻ thảo luận về giá trị của đạo đức trong các mối quan hệ và nội dung cũng phải hết sức thực tế để cho trẻ dễ dàng liên hệ và áp dụng đúng vào hiện thực.

* Đưa ra tình huống thực tế để trẻ có thể trình bày cách cư xử tích cực đối với xã hội một cách chân thật.

Vì vậy, các mục tiêu này không loại trừ lẫn nhau. Do đó có thể biện luận theo ý tưởng đó, tất cả sẽ được xem xét và khi có thể hợp nhất thành một tiếp cận đến điểm sẽ giúp tạo ra một xu hướng lớp học tích cực và chu đáo. Tuy nhiên, vì mục đích rõ ràng, những mục tiêu khác nhau sẽ được giải quyết lần lượt. Chúng ta sẽ xem tóm tắt vài lời khuyên hợp lý liên quan đến mỗi mục tiêu, và loại nhân tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện của nó.

* Nhận xét

Theo nội dung của bài dịch đã lựa chọn chiến lược và xây dựng chương trình để giáo dục HVVH cho trẻ Nước ngoài như: “dạy cho trẻ là trước hết phải biết tôn trọng và bảo vệ bản thân và sau đó là biết tôn trọng và bảo vệ những người khác hơn thế nữa là phải biết chịu

trách nhiệm cho bản thân và cho cộng đồng”. “thực hành các hoạt động trong lớp học, khuyến khích trẻ bộc lộ cách suy nghĩ và sự hiểu biết, thực hành các hoạt động trong lớp học, khuyến khích trẻ thảo luận về giá trị của đạo đức trong các mối quan hệ và nội dung cũng phải hết sức thực tế để cho trẻ dễ dàng liên hệ và áp dụng đúng vào hiện thực. Đưa ra tình huống thực tế để trẻ có thể trình bày cách cư xử tích cực đối với xã hội một cách chân thật”.

Một phần của tài liệu giao duc hanh vi van hoa cho trẻ MN (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w