Nhận xét và đánh giá chung về công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần đầu tư sản xuất động cơ, phụ tùng và lắp ráp ô tô, xe máy LISOHAKA (Trang 37 - 41)

Công ty LISOHAKA là một công ty cổ phần. Trong thời gian mới thành lập và đi vào hoạt động, Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Song với sự nỗ lực của chính mình, Công ty đã tìm được hướng đi thích hợp cho mình, với mạng lưới phân phối rộng lớn, sản phẩm của công ty được nhiều người tiêu dùng biết tới. Để hòa nhập được bước đi của mình với nhịp điệu phát triển của nền kinh tế thị trường công ty luôn cố gắng nỗ lực tạo dựng một vị trí vững chắc và mở rộng thị trường. Đây là nhiệm vụ hàng đầu được đặt ra trong chiến lược kinh doanh của công ty. Thời gian qua, tập thể cán bộ công nhân viên của công ty đã nỗ lực hết mình, cán bộ quản lý luôn năng động, giám nghĩ, giám làm, xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp, tổ chức quản lý tốt từ khâu đầu là các yếu tố đầu vào đến tổ chức tốt đầu ra là khâu tiêu thụ sản phẩm.

Qua thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế về tình hình sản xuất kinh doanh, công tác kế toán ở Công ty và trên cơ sở những kiến thức đã lĩnh hội được, sự vận dụng lý luận vào thực tiễn, tôi thấy công tác tổ chức kế toán

37

SV : Phan Văn Thành Lớp : K39–- 21.10

nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng ở Công ty đã đạt được những kết quả tích cực và cũng còn mốt số mặt hạn chế sau đây:

- Về công tác tổ chức kế toán nói chung:

+ Công ty đã vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán, hình thức sổ kế toán (hình thức nhật ký chứng từ) theo đúng chế độ quy định và phù hợp vớ điều kiện, đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của mình.

+ Các quy định mới về kế toán do Nhà nước ban hành đều được Công ty cập nhật và vận dụng một cách phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị.

+ Công tác phân công, phân nhiệm công việc trong Phòng Kế toán được thực hiện một cách phù hợp, đúng với năng lực của từng nhân viên kế toán. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong bộ phận kế toán được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, có hiệu quả. Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ, nhân viên Phòng Kế toán của Công ty không những giỏi về nghiệp vụ mà còn luôn phát huy ý thức trách nhiệm của người cán bộ Tài chính- Kế toán.

- Về công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu:

Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty có vai trò rất quan trọng, vì vậy công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty được tổ chức khá chặt chẽ. Nhìn chung, công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty có một số ưu điểm sau đây:

+ Công ty đã vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán, sổ kế toán trong kế toán nguyên vật liệu đúng với chế độ quy định và phù hợp với thực tế hoạt động của mình. Ví dụ, Công ty đã quy định rõ ràng những bộ phận nào lập ra phiếu nhập kho, phiếu xuất kho nguyên vật liệu; quy định việc lập và ghi chép các chứng từ đó phải đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ; quy định chặt chẽ đường đi, trình tự luân chuyển của các chứng từ đó, …

+ Về quy trình luân chuyển, xử lý chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu: Công ty đã bố trí Phòng Kinh doanh là bộ phận lập ra phiếu nhập kho nguyên vật liệu, Phân xưởng sản xuất là bộ phận lập ra phiếu xuất kho nguyên vật liệu. Theo tôi cách bố trí này rất hợp lý, phù hợp với Công ty, vì:

38

Thứ nhất: Phòng Kinh doanh với chức năng, nhiệm vụ chính là lên kế hoạch sản xuất kinh doanh, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, lựa chọn nhà cung cấp phù hợp, …chính vì vậy bộ phận này phải thành thạo những thông tin về thị trường “đầu vào” như: Giá cả, chất lượng, phương thức bán, … thì mới lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp. Trong quá trình mua nguyên vật liệu, những thông tin về thời hạn giao hàng, vận chuyển hàng, số lượng nhiều hày ít, … là do cán bộ phụ trách của Phòng nắm bắt… Cho nên, bố trí bộ phận này lập phiếu nhập kho sẽ giúp cho việc lập được kịp thời, chính xác và đầy đủ.

Thứ hai: Phân xưởng sản xuất là bộ phận chịu trách nhiệm về khâu sản xuất sản phẩm của Công ty (xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu, tổ chức sản xuất, …), do đó kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu và tình hình thực tế sử dụng nguyên vật liệu sẽ được bộ phận này quản lý. Khi có nhu cầu sử dụng loại nguyên vật liệu nào, kích cỡ và quy cách ra sao, sử dụng cho sản xuất đơn đặt hàng nào, …cũng đều được bộ phân này nắm bắt chặt chẽ, hơn nữa Công ty chỉ có một phân xưởng. Do đó, bố trí Phân xưởng là bộ phận lập phiếu xuất kho nguyên vật liệu sẽ giúp cho việc lập được kịp thời, chính xác, đầy đủ, tạo điều kiện cho công tác hạch toán ban đầu được thuận lợi.

- Công ty hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp Sổ số dư. Phương pháp này có tính phù hợp cao với điều kiện công ty có nhiều chủng loại vật liệu, biến động thường xuyên, khối lượng công tác ghi sổ các nghiệp vụ nhập, xuất vật liệu khá lớn.

+ Trong công tác hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, giữa Phòng Kế toán và Thủ kho có sự phối hợp chặt chẽ: Thủ kho theo dõi, quản lý chi tiết nguyên vật liệu trên các thẻ kho, kế toán theo dõi chi tiết trên các sổ chi tiết nguyên vật liệu; hàng tuần nhân viên kế toán xuống kho đều đặn để kiểm tra việc ghi chép của Thủ kho và nhận các phiếu xuất kho, phiếu nhập kho.

+ Vấn đề kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép kế toán chi tiết nguyên vật liệu được thực hiện tốt: Cuối mỗi tháng, kế toán nguyên vật liệu đều đối chiếu số liệu gữa sổ chi tiết nguyên vật liệu với số liệu trên Thẻ kho,

39

SV : Phan Văn Thành Lớp : K39–- 21.10

giữa sổ cái tài khoản 152 với bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu(Bảng tổng hợp vật tư, sản phẩm, hàng hóa).

Tuy nhiên công tác kế toán vật liệu tại công ty chưa thực sự đảm bảo tính chặt chẽ, phân công trách nhiệm không rõ ràng giữa các bên có liên quan. Theo phương pháp sổ số dư thi sổ số dư được thủ kho ghi chép chỉ tiêu số lượng tồn cuối kỳ đã tính toán được trên thẻ kho. kế toán căn cứ vào số lượng tồn kho, đơn giá để ghi vào sổ số dư cột thành tiền. Nhưng ở công ty thì các chỉ tiêu trên sổ số dư đều do kế tóan lập. Việc lập sổ số dư như thế là thiếu tính chặt chẽ, sổ số dư không còn tác dụng đối chiếu kiểm tra giữa thủ kho với kế toán. Mặc dù chỉ tiêu số lượng đã được tính toán nhưng trong trường hợp nếu phát hiện thiếu, thừa theo kết quả kiểm kê cuối tháng thì khó xác định ngay trách nhiệm thuộc về ai.

Công tác kế toán tổng hợp vật liệu: công tác kế toán tổng hợp vật liệu tại công ty được tổ chức quản lý, xây dựng và vận dụng hệ thống sổ kế toán theo chế độ hiện hành. Tuy nhiên áp dụng vào thực tế còn tồn tại cần được tháo gỡ: kế toán vật liệu tiến hành mở sổ theo hình thức nhật ký chứng từ nhưng việc ghi chép trên sổ chưa hoàn chỉnh. Việc theo dõi thanh toán với người bán được kế toán ghi chép theo dõi trên sổ chi tiết số 2, sổ này được sử dụng ghi chép cho nhiều người bán(không phân biệt đó là nhà cung cấp thường xuyên hay không) trên một sổ.

- Công tác phân loại, đánh giá vật liệu: Công tác phận loại vật liệu tại Công ty được thực hiện một cách phù hợp và có tính khoa học cao. Với cách phân lại này, các đối tượng có liên quan dễ dàng nắm bắt một cách toàn diện cũng như chi tiết từng loại vật liệu ở Công ty. Đây là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả công tác quản lý, công tác quản lý vật liệu.

Quản trị doanh nghiệp tiến hành phân loại chi tiết một cách mềm dẻo, linh họat, phù hợ đặc điểm quản lý sản xuất, đặc điểm của từng loại vật liệu.

Công ty chưa xây dựng sổ danh điểm vật liệu trong khi khối lượng vật liệu đa dạng, phong phú làm cho công tác quản lý vật liệu ít nhiều gặp khó khăn.

Quá trình đánh vật liệu Công ty sử dụng giá thực tế để tính trị giá vốn vật liệu nhập kho và tính trị giá vốn vật liệu xuất kho theo phương pháp

40

hệ số giá. Giá hạch toán của Công ty được xây dựng tương đối đồng bộ, hệ thống giá hạch toán thiết lập sát với thực tế.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần đầu tư sản xuất động cơ, phụ tùng và lắp ráp ô tô, xe máy LISOHAKA (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w