5.4. Thi công móng giếng chìm và móng giếng chìm hơi ép
5.4.2. Thi công móng giếng chìm
5.4.2.1. Thi công móng giếng chìm đúc tại chỗ:
a. Chuẩn bị mặt bằng:
- Mặt bằng trên cạn: san ủi, đắp đệm cát tạo phẳng hoặc đào hố móng nếu MNN<3m.
- Mặt bằng dưới nước: đắp đảo nhân tạo, phụ thuộc chiều sâu nước từ 2-3m và lưu tốc dòng chảy ≥ 0,8m/s để lựa chọn giải pháp bảo vệ chống xói đảo nhân tạo.
Hình 5.7- Hố móng để đúc giếng chìm trên cạn
Hình 5.8- Đắp đảo nhân tạo thi công móng giếng chìm
b. Đúc đốt giếng đầu tiên:
- Nếu chiều cao giếng thấp hơn 10m thì có thể đúc một lần để hạ toàn bộ giếng. Nếu giếng cao hơn 10m thì chia đốt đúc, đốt đầu thường cao từ 3-5m, các đốt sau từ 4-6m.
- Trình tự tiến hành đúc đốt giếng đầu tiên:
Đo đạc định vị vị trí trục chính của giếng đảm bảo độ chính xác theo quy định.
Đặt các tấm kê chân lưỡi cắt (bằng bê tông hoặc gỗ) và ván khuôn đáy đúc các vách ngăn.
Lắp đặt lưỡi cắt và ván khuôn trong.
Lắp dựng, hàn nối cốt thép, ván khuôn thành trong và ngoài giếng, đà giáo.
Đổ bê tông thân giếng, bảo dưỡng.
Tháo ván khuôn, căn cứ chiều dày tường giếng để lựa chọn thời điểm tháo hợp lý.
c. Hạ đốt giếng đầu tiên:
- Khi bê tông đạt 70% cường độ thiết kế thì có thể tiến hành hạ giếng, trước hết tháo ván khuôn đáy của các vách ngăn để đốt giếng chỉ tựa trên thành giếng mới bắt đầu hạ nền.
- Tháo dỡ đệm bê tông hoặc đệm gỗ, tuân thủ trình tự tháo 03 bước nhằm tránh nghiêng lệch giếng.
- Tiến hành đào lấy đất trong các khoang giếng, phụ thuộc vào địa chất để lựa chọn công nghệ đào đảm bảo kinh tế-kỹ thuật.
- Khi đào hạ giếng cần đảm bảo mực nước trong giếng cao hơn MNN hoặc MNTC đảm bảo đất nền xung quanh thành giếng không bị rửa trôi đùn chảy vào trong giếng.
- Kiểm soát chặt chẽ tiến trình chìm của giếng.
- Ổn định chân giếng để đổ bê tông các đốt giếng tiếp theo.
d. Đúc nối các đốt giếng:
- Chiều cao đốt đúc được lựa chọn trong bước lập hồ sơ thiết kế thi công.
- Lắp đặt đà giáo, ván khuôn, cốt thép, đổ bê tông đốt tiếp theo.
- Hoàn thiện, bảo dưỡng bê tông, tiếp tục đào đất hạ chìm giếng.
- Tiếp tục đúc các khối tiếp theo cho đến khi hạ đến cao độ thiết kế.
e. Xử lý đáy và lấp lòng giếng chìm:
- Khi đào giếng đến cao độ thiết kế, ta phải phải duy trì cao độ đáy giếng cao hơn cao độ lưỡi cắt để chân lưỡi cắt ngập trong đất ít nhất 0,5m.
- Vệ sinh sạch đáy giếng, dùng thợ lặn kiểm tra chất lượng đất nền dưới đáy móng, tiến hành đổ bê tông bịt đáy bằng phương pháp rút ống thẳng đứng, chiều dày bê tông bịt đáy tối thiểu 2m đảm bảo điều kiện ổn định, dính bám tốt với thành giếng.
- Khi bê tông đáy móng đạt cường độ 7Mpa, bơm hút nước trong giếng, bơm bê tông nghèo lấp lòng hoặc cát thô, dăm sỏi phục thuộc vào chiều tường giếng.
5.4.2.2. Thi công móng giếng chìm chở nổi:
Về cấu tạo, giếng chìm chở nổi giống với giếng chìm đúc tại chỗ, chỉ khác nhau biện pháp thi công đốt đầu tiên và cấu tạo của đốt đầu tiên, các đốt tiếp theo giống như thi công móng giếng chìm đổ tại chỗ.
- Sử dụng ván khuôn kín nước: Đáy giếng được đúc trước với chiều cao khoảng 2-3m, sau đó lắp dựng ván khuôn kín nước với chiều cao đảm bảo khị hạ đáy giếng xuống mặt nền còn cao hơn mức nước thi công 0,7m. Tiến hành chở nổi và lai dắt giếng ra vị trí thi công, hạ chìm bằng việc đổ bê tông các đoạn giếng tiếp theo.
- Cấu tạo thêm tấm đáy tạm: Để chở nổi đốt giếng đầu tiên, người ta cấu tạo thêm một tấm bản đáy giếng sao cho chịu được áp lực nước đẩy nổi và dễ phá dỡ khi thi công hạ giếng.
Tấm bố trí càng gần đáy giếng càng dễ chở nổi nhưng khó thi công khi hạ giếng.
- Cấu tạo thêm tấm nắp tạm: Tương tự biện pháp tấm đáy tạm, phương pháp này sử dụng tấm nắp tạm để làm nổi đốt giếng và hạ chìm vào vị trí bằng việc thông khí.
- Lắp kèm phao với kết cấu đốt giếng: Đối với các đốt giếng có trọng lượng không lớn, có thể sử dụng hệ thống phao kẹp hai bên đốt giếng để lai dắt ra vị trí hạ thủy.
b. Biện pháp hạ thủy đốt giếng: Có hai biện pháp hạ thủy đốt giếng:
- Hạ thủy bằng triền đà: giếng chìm được chế tạo trên sàn đúc sau đó cho trượt xuống nước theo đường trượt nghiêng.
Hình 5.9- Các bước hạ giếng bằng ván khuôn kín nước
Hình 5.10- Các bước hạ giếng bằng tấm đáy tạm
Hình 5.10- Các bước hạ giếng bằng tấm nắp tạm
- Hạ thủy bằng âu thuyền: Người ta đào sâu vào trong bãi sông và tạo nên bãi đúc đốt giếng có cao độ bệ đúc thấp hơn MNTC và có bờ đập chắn ở phía mép nước. Công trình như vậy gọi là âu thuyền. Sau khi chế tạo xong đốt giếng nước được tháo vào trong âu thuyền và nâng đốt giếng nổi lên khỏi mặt bệ đúc, đào bỏ đập chắn để nối thông âu thuyền với sông và dùng tời kéo đốt giếng trôi ra dòng chủ.
c. Biện pháp lai dắt đốt giếng:
- Đốt giếng được đúc ở hạ lưu sông và lai dắt đến vị trí thi công bằng tàu kéo sử dụng cáp kéo dài hơn 50m để đảm bảo không vướng chân vịt.
- Khảo sát sông để đảm bảo đường kéo đốt giếng không bị cản trở, tính toán để bố trí vị trí neo cáp thuận lợi cho việc lai dắt đốt giếng.
- Đến vị trí thi công, đốt giếng được neo giữ bằng hệ thống neo và định vị vị trí đánh chìm xuống đáy sông đảm bảo đúng thiết kế.
d. Hạ chìm giếng:
- Giếng không lớn thì sử dụng khung dẫn hướng để hạ chìm.
- Giếng lớn phải hạ chìm bằng hệ dây neo có bố trí tời kéo hãm để điều chỉnh vị trí chính xác theo thiết kế.