5.4. Thi công móng giếng chìm và móng giếng chìm hơi ép
5.4.4. Các sự cố thường gặp khi thi công giếng chìm
Một số trường hợp thường xảy ra trong quá trình thi công và giải pháp xử lý như sau:
- Hiện tượng giếng treo: Khi đã đào rỗng chân nhưng giếng không tụt xuống do lực ma sát dính bám thành bên giếng lớn hơn trọng lượng giếng. Để tiếp tục hạ giếng ta tiến hành chất thêm tải trên đốt giếng trên cùng cho đến khi giếng bắt đầu tụt xuống.
- Giếng bị trôi: Hiện tượng giếng bị trôi lệch vị trí thiết kế ban đầu do không phát hiện sớm trong quá trình hạ giếng hoặc hiện tượng trượt mặt địa tầng (hiếm). Gặp trường hợp này ta liên tục đào lệch về phía ngược lại để làm cho giếng dần cần bằng trở lại vị trí sau một số lần hạ giếng.
- Thân giếng bị nghiêng lệch: Hiện tiếng trục đứng của giếng bị nghiêng lệch so với thiết kế nguyên nhân do trong quá trình thi công đào lệch, địa chất một phía yếu hơn. Để khắc phục ta đào lệch về một phía để chỉnh giếng nếu chiều sâu hạ giếng chưa lớn, nếu giếng đã hạ sâu cần kết hợp đào lệch, chất tải và lắp khung đòn bẩy để chỉnh giếng.
- Gặp hiện tượng địa chất bất thường: Như đá mồ côi, gốc cây trầm tích, vỉa than, … gây khó khăn trong việc đào hạ giếng thì ta tiến hành các giải pháp phá đá mồ côi bằng mìn hoặc búa khoan, bơm hút nước phá cây trầm tích, vỉa than bằng nhần công, … tuy nhiên sau khi phá vỡ xong vật cản trở cần tiến hành lấp cát trở lại với chiều cao khoảng 1m trên chân móng và để tối thiểu 3 ngày trước khi hạ tiếp. Trong trường hợp khó khăn nhất thì chuyển sang dạng móng giếng chìm hơi ép để thi công.
- Gặp thấu kính là lớp sét chặt cứng: Rất khó xử lý, Có ba biện pháp giảm ma sát được lựa chọn trong bước thiết kế:
Biện pháp gia tải tạm thời: chất tải hoặc treo tải làm đối trọng để thắng lực ma sát cho giếng tiếp tục chìm.
Biện pháp xói đất quanh thành giếng: nghiên cứu kỹ trong bước thiết kế kỹ thuật để xem xét mức độ cần thiết áp dụng, chỉ có hiệu quả với nền cát hoặc cát pha, tốn kém và phải chuẩn bị chôn sẵn ống bơm từ đầu.
Biện pháp sử dụng lớp áo vữa sét: thành giếng cần mở rộng chân để khi đào hạ giếng tạo nên khoảng hở giữa giếng và đất nền, bơm đầy vữa sét lấp lòng đảm bảo không để sụp đổ vách đất.
* Tài liệu học tập:
[1]. Giáo trình thi công cầu, Tập 1, Chu Viết Bình và các tác giả, nhà xuất bản GTVT Hà Nội 2008.
[2]. Báo cáo tổng kết công nghệ thi công cầu Bãi Cháy, Bộ GTVT.
[3]. Quy trình thi công cọc khoan nhồi - Bộ GTVT.
[4]. Thi công cọc khoan nhồi, PGS.TS Ngô Bá Kế, Nhà xuất bản GTVT Hà Nội 2000.
[5]. Quy trình thi công và nghiệm thu cầu cống, Bộ GTVT số 266/QĐ-2000.
* Câu hỏi ôn tập:
Câu 1: Những biện pháp tổ chức đào đất trong hố móng đào trần khi thi công móng khối trên nền thiên nhiên?
Câu 2: Nêu biện pháp tổ chức thi công móng khối trong điều kiện sử dụng tường ván chống vách.
Câu 3: Biện pháp thi công móng khối đặt trên nền đá trong điều kiện bị ngập nước.
Câu 4: Biện pháp làm khô nền đào khu vực hố móng bằng biện pháp bơm hút giếng khoan đường kính nhỏ.
Câu 5: Tại sao phải đặt vấn đề xử lý nền dưới đáy hố móng. Kỹ thuật xử lý. Vai trò của lớp đệm móng? Phân biệt lớp đệm móng với lớp bịt đáy.
Câu 6: Bố trí bơm nước trong hố móng? Vai trò của công tác này là gì?
Câu 7: Những biện pháp tổ chức đổ bê tông móng khối theo mỗi hình thức cung cấp vữa bê tông?
Câu 8: Những biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo chất lượng khi đổ bê tông móng khối?
Căn cứ vào đâu để chọn sơ đồ đóng cọc? Những dạng đường di chuyển giá búa khi đóng cọc?
Câu 9: Khi nào thì áp dụng biện pháp đóng cọc trong hố móng? Biện pháp tổ chức thi công móng cọc trong điều kiện phải đóng cọc trong hố móng?
Câu 10: Biện pháp đóng cọc bệ cao trong điều kiện trên cạn?
Câu 11: Trong những trường hợp nào phải tổ chức thi công đóng cọc trên sàn đạo? Biện pháp thực hiện?
Câu 12: Trình bày biện pháp thi công móng cọc bằng đắp đảo nhô để tạo mặt bằng thi công?
Câu 13: Trình bày biện pháp thi công móng cọc bệ cao trong vòng vây cọc ván thép, sử dụng giá búa trên phao nổi?
Câu 14: Trình bày biện pháp thi công móng cọc bệ cao sử dụng thùng chụp không đáy.
Câu 15: Phân biệt những biện pháp công nghệ thi công cọc khoan nhồi theo biện pháp khoan tạo lỗ cọc?
Câu 16: Vai trò của ống chống vách trong biện pháp thi công cọc khoan nhồi có sử dụng vữa sét và biện pháp xác định chiều dài của ống vách.
Câu 17: Những biện pháp tiến hành vệ sinh và yêu cầu về độ sạch của đáy lỗ khoan.
Câu 18: Những sự cố dễ xảy ra trong thi công cọc khoan nhồi và biện pháp khắc phục.
Câu 19: Những phương pháp áp dụng để kiểm tra chất lượng bê tông cọc khoan nhồi.
Câu 20: Biện pháp tổ chức thi công móng cọc khoan nhồi trong điều kiện móng ở trên cạn
Câu 21: Biện pháp tổ chức thi công móng cọc khoan nhồi trong điều kiện móng nằm trong khu vực nước ngập nông
Câu 22: Biện pháp tổ chức thi công móng cọc khoan nhồi trong điều kiện móng nằm trong khu vực nước ngập sâu có biên độ thường xuyên thay đổi.
Câu 23: Phạm vi áp dụng của móng giếng chìm, giếng chìm chở nổi và giếng chìm hơi ép?
Câu 24: Chiều cao đốt giếng đầu tiên được xác định dựa trên những cơ sở nào?
Câu 25: Biện pháp công nghệ đúc đốt giếng đầu tiên trên mặt đất?
Câu 26: Trình bày kỹ thuật hạ chìm đốt giếng đầu tiên.
Câu 27: Biện pháp đào đất và hạ giếng chìm trong những điều kiện địa chất khác nhau?
Câu 28: Những biện pháp giảm sức cản do ma sát trong qua strình hạ giếng.
Câu 29: Những hiện tượng thường xảy ra trong quá trình hạ giếng chìm và cách khắc phục.
Câu 30: Biện pháp tổ chức thi công giếng chìm trên cạn và thi chông trên đảo nhân tạo?
Câu 31: Những biện pháp làm nổi giếng chìm và phân tích phạm vi áp dụng của mỗi biện pháp?
Câu 32: Biện pháp hạ thủy giếng chìm bằng triền đà và bằng âu thuyền? Phạm vi áp dụng của mỗi biện pháp?
Câu 33: Thế nào là giếng chìm hơi ép, giếng chìm hơi ép có giống giếng chìm chở nổi trong giai đoạn đánh chìm hay không?
Câu 34: Biện pháp tổ chức thi công móng giếng chìm hơi ép?
Câu 35: Những bệnh nghề nghiệp liên quan đến môi trường làm việc áp suất cao và biện pháp phòng chống ?