Các chỉ tiêu nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Luận văn thạc sĩ) (Trang 39 - 87)

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

- Thu-chi NSNN địa phương - Thu nhập bình quân đầu người - Quy mô dân số, lao động, việc làm - ….

2.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công nghiệp

- Chỉ tiêu đánh giá về tiếp cận vốn vay

- Chỉ tiêu đánh giá hỗ trợ đất đai, mặt bằng kinh doanh - Chỉ tiêu đánh giá hỗ trợ tiếp cận thị trường

- Chỉ tiêu đánh giá hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - Chỉ tiêu đánh giá hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ

- Chỉ tiêu đánh giá môi trường kinh doanh

- Chỉ tiêu đánh giá công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật của doanh nghiệp.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH

3.1. Giới thiệu địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh 3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hình 3.1: Bản đồ thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

(Nguồn: Phòng Kinh tế-Hạ tầng thành phố Cẩm Phả) Thành phố Cẩm Phả giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên ở phía Bắc, phía Nam giáp Vịnh Bái Tử Long, phía Đông giáp huyện Vân Đồn, phía Tây

giáp huyện Hoành Bồ và thành phố Hạ Long. Cách thủ đô Hà Nội 180km, thành phố Hải Phòng 100km; thành phố nằm ở vị trí trung tâm, có khả năng kết nối giao thông cả trên bộ, trên biển với các điạ phương của tỉnh Quảng Ninh. Là cửa ngõ kết nối giao thông với Đặc khu hành chính kinh tế Vân Đồn trong tương lai gần.

Thành phố Cẩm Phả là đơn vị hành chính đông dân thứ hai của tỉnh Quảng Ninh, sau thành phố Hạ Long. Là trung tâm khai thác, chế biến và tiêu thụ than lớn nhất cả nước, trung tâm công nghiệp về cơ khí, điện kỹ thuật cao, có vị trí quan trọng về An ninh - Quốc phòng và giữ vai trò quan trọng trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Thành phố có 16 đơn vị hành chính (13 phường và 3 xã), tổng diện tích tự nhiên là 486,45 km2, dân số trên 20 vạn người. Địa hình đồi núi chiếm 55,4% diện tích (trong đó núi đá chiếm tới 2.590 ha. Vùng trung du 16,29%, đồng bằng 15,01% và vùng biển chiếm 13,3%, ngoài biển là hàng trăm hòn đảo nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi.

Thành phố được biết đến là một thành phố công nghiệp trọng điểm của Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Nơi hình thành giai cấp công nhân vùng mỏ và truyền thống cách mạng bất khuất, truyền thống “Kỷ luật đồng tâm”. Cẩm Phả sở hữu một trong những mỏ than lộ thiên lớn nhất của thế giới, với trữ lượng lớn và chất lượng than tốt. Nền kinh tế Cẩm Phả đã và đang phát triển chủ yếu dựa vào ngành khai thác than. Sản lượng khai thác than trên địa bàn Cẩm Phả chiếm khoảng 60% sản lượng than cả nước.

Ngoài than đá thành phố có trữ lượng lớn về vật liệu xây dựng, đá vôi… giữ vai trò quan trọng về chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Với đặc thù vị trí và cảnh quan thiên nhiên rất thuận tiện cho việc phát triển KT-XH về sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch, đánh bắt nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống giao thông: Quốc lộ 18A từ Hà Nội đi Móng Cái qua địa bàn thành phố gần 70km là tuyến giao thông đối ngoại chính của thành phố, bên cạnh đó có tuyến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn đang đi vào hoàn thiện. Tỉnh lộ 326 từ Hoành Bồ đi Mông Dương (thường gọi là đường 18B), tỉnh lộ 329 đi Mông Dương đi Ba Chẽ với tổng chiều dài là khoảng 40km. Thành phố có Cửa Ông - cảng quốc gia, các tàu lớn 6-7 vạn tấn có thể ra vào cảng. Ngoài ra còn có 6 cảng nội địa phục vụ xuất nhập hàng hóa, vật liệu, phục vụ du lịch, thăm quan vịnh Bái Tử Long, Vịnh Hạ Long. Cẩm Phả có thế mạnh về phát triển công nghiệp (khai thác than, nhiệt điện, cơ khí, vật liệu xây dựng), cảng biển, thương mại-dịch vụ và du lịch. Trên địa bàn thành phố có Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt đền Cửa Ông, di tích lịch sử danh thắng Vũng Đục. Hệ thống đảo, hang động phát triển du lịch tham quan thắng cảnh trên vịnh Bái Tử Long như đảo Nêm, Cống Đông, Cống Tây, động Hang Hanh, quần thể hang động Vũng Đục… khu nghỉ dưỡng khoáng nóng hồ Đá Chồng (Cẩm Thủy - Cẩm Thạch), khoáng nóng Quang Hanh. Trên địa bàn thành phố có trên 1.000 doanh nghiệp Trung ương và địa phương, trong đó tập trung nhiều doanh nghiệp, đơn vị thuộc Tập Đoàn than Khoáng sản Việt Nam Vinacomin như: Công ty Cổ phần then Đèo Nai, Công ty cổ phần than Cọc 6, Công ty TNHH 1 thành viên than Thống Nhất, Công ty than Mông Dương,…

Từ khi mới thành lập, Cẩm Phả được xác định là đô thị công nghiệp phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh. Sau hơn 50 năm được thành lập ngày 06/1/2005, thành phố được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III. Ngày 21/02/2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 04/NQ-CP về việc thành lập thành phố Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Cẩm Phả. Ngày 17/4/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 505/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Cẩm Phả là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Ninh. Tỉnh Quảng Ninh đã và đang quan tâm quy hoạch,

định hướng phát triển, có kế hoạch, chủ trương ưu tiên đầu tư phát triển để Cẩm Phả xứng tầm là đô thị công nghiệp, cảng biển, dịch vụ du lịch phía Đông Bắc của tỉnh. Trong những năm gần đây, Đảng bộ và nhân dân thành phố Cẩm Phả có sự đồng thuận cao, công tác xây dựng chính quyền, xây dựng đô thị có bước phát triển vượt bậc.

3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Về kinh tế: Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXII (nhiệm kỳ 2015 - 2020) xác định xây dựng Cẩm Phả trở thành Thành phố phát triển theo hướng công nghiệp, dịch vụ đồng bộ, bền vững, thân thiện với môi trường. Trong những năm qua, thành phố Cẩm Phả có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, đời sống nhân dân được nâng cao về vật chất và tinh thần. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng đạt 12,89% (Trong đó, dịch vụ tăng 14,74%; Công nghiệp, xây dựng tăng 12,3%; Nông nghiệp tăng 4,57%). Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp, xây dựng chiếm 70,64%; Thương mại và dịch vụ chiếm 28,30%; Nông lâm thủy sản 1,06%. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 10.430 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch tỉnh giao, 100,8% kế hoạch thành phố. Thu ngân sách thành phố đạt 1.494 tỷ đồng bằng 123,24% kế hoạch tỉnh, bằng 119% kế hoạch thành phố và tăng 39% so với cùng kỳ. Đã đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên và dành 49,06% tổng chi phí 2 cấp để đầu tư xây dựng hạ tầng. Điển hình là đầu tư xây dựng các công trình chỉnh trang đô thị, các công trình xây dựng nông thôn mới, trường học,...

Về văn hóa xã hội: Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, công tác y tế, giáo dục, đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm toàn diện, đời sống tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Đến nay 3 cấp học do thành phố quản lý đã có 55/55 trường cao tầng hoá, đạt tỷ lệ 100%; 52/55 trường chuẩn Quốc gia đạt tỷ lệ 94,5%. Lao động được giải quyết việc làm mới hàng năm khoảng 4.500 lao động. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia) đến năm 2017 giảm xuống 0,4%. Bảo hiểm y tế toàn dân đạt 92,62%. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng

trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 7,3%, tỷ lệ trẻ em được tiêm phòng đạt 98,1%.

Các cơ sở y tế ngày càng được nâng cấp về quy mô, chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân; số giường bệnh đạt 61 giường/1 vạn dân; số bác sĩ đạt 14,25 bác sĩ/1 vạn dân.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố còn có những hạn chế, tồn tại: kinh tế tăng trưởng khá nhưng ở một số lĩnh vực chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương. Giá trị sản xuất nông lâm, thủy sản dịch vụ phát triển còn chậm, quy mô nhỏ, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế về nông nghiệp, nông dân và nông thôn còn chậm. Một số ngành, lĩnh vực chưa tạo được đột phá trong sản xuất, kinh doanh.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh CNH - HĐH còn chậm.

Lợi thế so sánh trong từng ngành, từng vùng, từng thành phần kinh tế chưa được phát huy. Các vùng kinh tế trọng điểm phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Tình trạng ô nhiễm môi trường còn ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân, ảnh đến việc thu hút các dự án đầu tư trên địa bàn.

3.2. Tình hình phát triển doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

3.2.1. Về phát triển số lượng

Doanh nghiệp công nghiệp là yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của ngành công nghiệp thành phố Cẩm Phả. Bởi vì các doanh nghiệp là đối tượng đóng góp phần lớn trong việc tăng doanh thu của thành phố cũng như của tỉnh. Mục tiêu của phần này là xem xét sự thay đổi của số lượng các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố Cẩm Phả qua các năm 2015-2017:

Bảng 3.1: Số lượng doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: doanh nghiệp

Năm Tổng số Doanh nghiệp

Lượng tăng giảm tuyệt đối

liên hoàn

Tốc độ phát triển liên hoàn

(%)

Tốc độ tăng giảm tuyệt đối định gốc

(%)

2015 110 - 100,00 100,00

2016 118 8 107,27 107,27

2017 121 3 102,54 110,0

(Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Cẩm Phả) Qua bảng 3.1 về số lượng doanh nghiệp công nghiệp qua các năm ta có thể thấy, tổng số lượng các DNCN có xu hướng tăng từ năm 2015-2017. Năm 2015 có 110 doanh nghiệp; năm 2016 có 118 doanh nghiệp, tăng thêm 8 doanh nghiệp, tương ứng ăng thêm 7,27%; năm 2017 có 121 doanh nghiệp, tăng 3 doanh nghiệp, tương ứng tăng 2,54% so với năm 2016; và tăng 10% so với năm 2015, đây là một con số tăng tương đối cao.

3.2.2. Về lao động

Lao động là nguồn lực quan trọng và quyết định đến chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố Cẩm Phả. Với tính chất là ngành sản xuất ra sản phẩm vật chất, hàng hóa hữu hình nên đòi hỏi số lượng quy mô lớn, tay nghề tốt. Quy mô nguồn lao động làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp thành phố Cẩm Phả có sự thay đổi giữa các năm như sau:

Bảng 3.2: Quy mô lao động của doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2015-2017

Quy mô lao động

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

So sánh 2016/2015

So sánh 2017/2016

BQ giai đoạn 2015- 2017 Số

DN

Tỷ lệ (%)

Số DN

Tỷ lệ (%)

Số DN

Tỷ lệ (%)

<10 người 4 3,64 4 3,39 5 4,13 100 125 112,5 10-50 người 50 45,45 50 42,37 52 42,98 100 104 102 50-100

người 44 40,00 50 42,37 50 41,32 113,64 100 106,82

>100 người 12 10,91 14 11,86 14 11,57 116,67 100 108,34 Tổng 110 100 118 100 121 100 107,27 102,54 104,91

(Nguồn: Phòng thống kê thành phố Hạ Long) Quy mô lao động dưới 10 người trong các doanh nghiệp dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ nhất và quy mô lao động trên 10-50 và 50-100 người chiếm tỷ trọng cao nhất trên bảng 3.2. Quy mô và cơ cấu DNCN theo quy mô lao động biến động như sau:

+ Đối với DNCN có lao động dưới 10 người: chiếm tỷ trọng thấp nhất, dưới 5% trong tổng số DNCN phân theo lao động. Năm 2015 có 4 doanh nghiệp, năm 2016 giữ ổn định không tăng so với năm 2015 và năm 2017 có thêm 01 DNCN thành lập, cả giai đoạn 2015-2017 số lượng DNCN có lao động dưới 10 người tăng bình quân 112,5%. Các DNCN tập trung kinh doanh ở các ngành như khai thác cát, sỏi, vật liệu xây dựng, than của doanh nghiệp tư nhân,…

+ Đối với DNCN có lao động từ 10-50 người: chiếm tỷ trọng cao nhất trong số DNCN phân loại theo lao động. Năm 2015 có 50 DN, chiếm tỷ trọng là 45,45%; năm 2016, giữ ổn định có 50 DN có lao động từ 10-50 người, chiếm tỷ trọng là 42,37%; năm 2017 tăng và đạt 52DN, tỷ trọng là 42,98%. Do số lượng doanh nghiệp tăng hàng năm nên tỷ trọng giảm. Cả giai đoạn 2015-2017 số lượng

DNCN có lao động từ 10-50 người tăng bình quân là 102%. Các DNCN tập trung kinh doanh ở các ngành như vật liệu xây dựng, may, gia giầy, than, đóng tàu, khoáng sản tư nhân,…

+ Đối với DNCN có lao động từ 50-100 người: chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong số DNCN phân loại theo lao động. Năm 2015 có 44 DN, chiếm tỷ trọng là 40,0%; năm 2016, tăng và đạt 50 DN, chiếm tỷ trọng là 42,37%; năm 2017 giữ ổn định 50 DN nhưng tỷ trọng là 41,32%. Tỷ trọng DNCN có lao động từ 50- 100 người thay đổi hàng năm là do số lượng doanh nghiệp tăng hàng năm nên tỷ trọng giảm. Cả giai đoạn 2015-2017 số lượng DNCN có lao động từ 50-100 người tăng bình quân là 106,82%. Các DNCN tập trung kinh doanh ở các ngành như vật liệu nổ công nghiệp, than, khoáng sản, vật liệu xây dựng (cát, sỏi, xi măng), đóng tàu,...

+ Đối với DNCN có lao động trên 100 người: chiếm tỷ trọng cao thứ ba trong số DNCN phân loại theo lao động. Năm 2015 có 12 DN, chiếm tỷ trọng là 10,91%; năm 2016, tăng và đạt 14 DN, chiếm tỷ trọng là 11,86%; năm 2017 giữ ổn định 14 DN nhưng tỷ trọng là 11,57%. Tỷ trọng DNCN có lao động trên 100 người thay đổi hàng năm là do số lượng doanh nghiệp tăng hàng năm nên tỷ trọng thay đổi. Cả giai đoạn 2015-2017 số lượng DNCN có lao động trên100 người tăng bình quân là 108,34%. Các DNCN tập trung kinh doanh ở các ngành như vật liệu nổ công nghiệp, than, khoáng sản, vật liệu xây dựng (cát, sỏi, xi măng), đóng tàu, điện,…

Nhìn chung, quy mô lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp là phù hợp với tiềm năng phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn của thành phố như khai thác than, khoáng sản, vật liệu nổ ngành công nghiệp, đóng tàu,…của thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

3.2.3. Về nguồn vốn

Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần phải có các tài sản nhất định. Biểu hiện hình thái giá trị của các

tài sản đó chính là vốn của doanh nghiệp. Vì vậy, điều đầu tiên doanh nghiệp cần phải có là một lượng vốn nhất định. Chỉ khi nào có vốn doanh nghiệp mới có thể đầu tư các yếu tố đầu vào để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đối với các doanh nghiệp công nghiệp, vốn có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Doanh nghiệp đầu tư lớn cho nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị hiện đại, tiên tiến. Nhận thức được điều đó, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cẩm Phả đã tăng cường vốn ngay từ khi mới đăng ký kinh doanh.

Bảng 3.3: Quy mô vốn của doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2015-2017 Quy mô Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

So sánh 2016/

2015

So sánh 2017/

2016

So sánh giai đoạn 2015-

2017 Lao động Số

DN

Tỷ lệ (%)

Số DN

Tỷ lệ (%)

Số DN

Tỷ lệ (%)

< 5 tỷ đồng 49 44,55 49 41,53 43 35,54 100 87,76 93,88 5-10 tỷ đồng 34 30,91 38 32,2 41 33,88 111,76 107,89 109,83 10-50 tỷ đồng 21 19,09 24 20,34 30 24,79 114,29 125 119,65

>50 tỷ đồng 6 5,45 7 5,93 7 5,79 116,67 100 108,34 Tổng 110 100 118 100 121 100 107,27 102,54 104,91 (Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Cẩm Phả) Số liệu bảng 3.3 phản ánh quy mô vốn trong các doanh nghiệp công nghiệp thay đổi hàng năm. Phần lớn các doanh nghiệp có số vốn khá nhỏ: chủ yếu là dưới 5 tỷ đồng chiếm trên 30%, quy mô vốn từ 5-10 tỷ đồng chiếm tỷ lệ tương đương trên 30%, số vốn tăng qua các năm từ 2015-2017. Số doanh nghiệp có vốn từ 10-50 tỷ đồng chiếm trên 20%, số doanh nghiệp có vốn trên 50 tỷ đồng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất, chiếm chưa đến 6%. Nhìn chung, có thể thấy, số DNCN qua các năm tăng, cùng với khả năng phục vụ sản phẩm công

nghiệp đóng góp nền kinh tế tỉnh, quốc gia mà mỗi doanh nghiệp đều có sự đầu tư về vốn kinh doanh tăng theo chiều hướng tăng tích cực.

3.2.4. Về loại hình doanh nghiệp

Để doanh nghiệp công nghiệp hoạt động hiệu quả, việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp với các tiêu chí như dễ quản lý, bộ máy hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp tận dụng các nguồn lực: vốn, lao động, công nghệ,… tối ưu là lựa chọn quan trọng mà ngay từ hoạt động đăng ký kinh doanh doanh nghiệp công nghiệp đã phải cân nhắc lựa chọn, bởi mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có ưu nhược điểm riêng khi vận hành. Kết quả phân loại doanh nghiệp công nghiệp theo loại hình thể hiện tại bảng 3.4 sau đây:

Bảng 3.4: Loại hình doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2015-2017

ĐVT: Doanh nghiệp

Loại hình DNCN

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

So sánh 2016/2015

So sánh 2017/2016

BQ giai đoạn 2015-

2017

DNTN 10 11 12 110 109,09 109,55

Cty TNHH 25 25 26 100 104 102

Công ty CP 68 75 76 110,29 101,33 105,81

Cty Hợp danh 7 7 7 100 100 100

Tổng 110 118 121 107,27 102,54 104,91

(Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Cẩm Phả) Qua bảng 3.4 có thể thấy doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố Cẩm Phả được phân loại theo 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến: Doanh nghiệp tư nhân, Cty TNHH, Công ty CP và Cty Hợp danh. Do đặc thù hoạt động trong ngành công nghiệp đòi hỏi nguồn vốn lớn, Bộ máy quản lý linh hoạt, nên chủ yếu các DNCN thuộc loại hình Cty TNHH và Công ty CP. Cụ thể:

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Luận văn thạc sĩ) (Trang 39 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)