Khái quát hoạt động kinh doanh của Techcombank

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG (LC) TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 27 - 35)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C) CỦA NHTMCP TECHCOMBANK

2.1. Khái quát hoạt động kinh doanh của Techcombank

2.1.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của Techcombank

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Techcombank

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền Tỷ trọng

Số tiền Tỷ trọng

Số tiền Tỷ trọng Phân theo kỳ hạn 142,239.5

5

100% 173,448.9 3

100% 170,970.8 3

100%

Ngắn hạn 83,238.44 58.52

%

102,853.5 8

59.3% 103,098.4 5

60.3%

Trung và dài hạn 59,001.11 41.48

%

70,595.35 40.7% 67,872.39 29.7%

Phân theo loại tiền 142,239.5 5

100% 173,448.9 3

100% 170,970.8 3

100%

Nội tệ 128,575.4

9

90.39

%

160,394.3 5

92.47

%

158,899.1 2

92.94

% Ngoại tệ 13,664.05 9.61% 13,054.58 7.53% 12,071.72 7.06%

Phân theo thành phần kinh tế

142,239.5 5

100% 173,448.9 3

100% 170,970.8 3

100%

HĐV từ TCTD 19,643.92 13.81

%

26,019.86 15% 22,716.99 12.97

%

HĐV từ TCKT 28,998.90 20.39

%

35,642.97 20.55

%

27,750.01 16.23

% HĐV từ dân cư 93,596.74 65.8% 111,786.11 64.45

%

121,043.8 4

70.8%

Tổng nguồn vốn 142,239.5 5

100% 173,448.9 3

100% 170,970.8 3

100%

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2015,2016,2017) Từ bảng 2.1, cho thấy rằng nguồn vốn huy động Techcombank có sự biến động qua các năm 2015,2016,2017. Năm 2015, tổng nguồn vốn ngân hàng đạt 142,239.55 tỷ đồng, trong khi đó sang năm 2016 thì tổng nguồn vốn có sự tăng mạnh, tăng thêm tỷ 31,209.38 đồng, tương ứng với mức tăng là 21.95% so với năm 2015. Nguyên nhân của sự tăng trên là do sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành ngân hàng đã kéo theo sự tăng trưởng mạnh mẽ của nguồn vốn huy động

của Techcombank. Sang năm 2017, nguồn vốn huy động có giảm nhẹ, giảm 2,478.1 tỷ đồng, tương đương với mức giảm là 1,42%, đây là mức giảm nhẹ nhưng gần như không ảnh hưởng tới ngân hàng, vẫn phản ánh tình hình huy động vốn của ngân hàng vẫn rất tốt.

Nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế của Techcombank

ĐVT: Tỷ đồng

2 015 201 6 201 7

93596.74 111786.11 121043.84

28998.9

35642.97 27750.01

19643.92

26019.86 22716.99

Dân cư TCKT TCTD

Từ biểu đồ 2.1, có thể thấy rằng nguồn vốn huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với nguồn vốn huy động từ TCKT và TCTD. Điều đó cho thấy niềm tin rất lớn của người dân đặt vào Techcombank. Năm 2015 huy động vốn của dân cư chiếm 65.8% tổng vốn huy động. Tuy nhiên nhóm khách hàng dân cư được ngân hàng đánh giá là nhóm khách hàng không ổn định, nhu cầu thanh toán sử dụng cao, khách hàng thường hướng tới kì vọng ngắn. Do đó tỷ trọng nhóm này có giảm nhẹ vào năm 2016 xuống còn 64.45% và đạt mức 70.8%

năm 2017. Ngược lại với sự sụt giảm nhẹ của tỷ trọng huy động vốn từ dân cư thì huy động vốn từ TCKT có tỷ trọng tăng nhẹ thêm 0.14% của năm 2016 so với năm 2015 điều này cho thấy nền kinh tế trong giai đoạn này có sự bất ổn ảnh hưởng tới hầu hết ngành nghề, các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của khách hàng làm hoạt động kinh doanh của khách hàng suy giảm làm cho các doanh nghiệp sẽ ưu tiên các phương án an toàn hơn là gửi tiết kiệm vào ngân hàng. Tuy nhiên sang đến 2017 thì cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế thì tiền gửi của các TCKT tại ngân hàng giảm mạnh 22.15% từ 35642,97 tỷ đồng xuống 22750,01 tỷ đồng nguyên nhân là do các doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng nguồn vốn trong ngân hàng để tranh thủ vào các hoạt động mở rộng đầu tư, sản

xuất để bắt kịp với đà tăng trưởng của nền kinh tế, những cơ hội của Việt Nam chứ không còn chọn phương án an toàn nữa.

Giống như các TCKT, tiền gửi của các TCTD tại chi nhánh cũng tăng nhưng tăng nhẹ từ 2015 đến 2016, tăng từ 19,643.92 tỷ đồng lên 26,019.86 tỷ đồng và giảm nhẹ xuống còn 22,716.99 tỷ đồng vào năm 2017. Nguyên nhân là do năm 2015- 2016 thì các doanh nghiệp không chỉ ngân hàng đều chọn phương án là gửi tiền để chờ những thời cơ đầu tư mới. Nhưng sang đến năm 2017 thì cả TCTD lẫn TCKT đều rút những khoản tiền đó ra để đầu tư bắt kịp với những cơ hội của nền kinh tế Việt Nam.

2.1.2.2. Hoạt động tín dụng

Bảng 2.2 – Tình hình dư nợ của Techcombank

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền Tỷ trọng

Số tiền Tỷ trọng

Số tiền Tỷ trọng Dư nợ ngắn

hạn

30,492.97 27.18% 35,884.32 25.16

%

63,412.63 39.42%

Dư nợ trung hạn

45,690.26 40.73% 62,492.5 43.82

%

42,896.54 26.67%

Dư dài hạn 35,996.66 32.09% 44,239.18 31.02

%

54,539.87 33.91%

Tổng dư nợ 112,179.89 100% 142,616 100% 160,849.0 4

100%

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2015,2016,2017)

Từ bảng 2, có thể thấy rằng dư nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều có sự biến động đáng kể qua các năm. Tổng dư nợ của ngân hàng luôn tăng trưởng qua 3 năm từ 2015 – 2017. Từ 112,179.89 tỷ đồng năm 2015 lên 160,849.04 tỷ đồng năm 2017, nguyên nhân là do dư nợ ngắn hạn tăng mạnh trong giai đoạn từ 2015 đến 2017 và dư nợ trung hạn giảm mạnh trong năm 2016. Dư nợ dài hạn tăng đều từ 2015 đến 2017. Qua đó có thể thấy rằng bước vào năm 2016 với nhiều kì vọng về tăng trưởng kinh tế, Techcombank đã tăng cường dư nợ của mình trong cả ngắn, trung và dài hạn. Tuy nhiên sang năm 2017, kinh tế Việt Nam tăng trưởng vượt bậc thì ngân hàng đã tích cực tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu nhanh chóng của doanh nghiệp và giảm tỷ trọng trung hạn để bù đắp cho ngắn hạn, tuy nhiên vẫn tăng dài hạn để đảm bảo cơ cấu vốn của khách hàng, đủ để phục hồi và tiếp tục sản xuất.

2.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.2.3.1. Tổng thu nhập hoạt động

Biểu đồ 2.2: Tổng thu nhập hoạt động của Techcombank

ĐVT: tỷ đồng

2015 2016 2017

9,343.94

11,918.73

16,343.81

Tổng thu nhập hoạt động

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank 2015,2016,2017) Từ biểu đồ 2.2, có thể thấy rằng thu nhập hoạt động của Techcombank đều tăng trưởng qua các năm. Năm 2015, tổng thu nhập hoạt động là 9,343.94 tỷ đồng thì sang năm 2016 thì tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng tăng lên 11,918.73 tỷ đồng (tương ứng với mức tăng là 21.6%) nguyên nhân là do thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự cùng thu nhập từ dịch vụ gia tăng, mặc dù 2016 là giai đoạn mà các doanh nghiệp và các TCTD gửi tiền nhiều hơn do lo ngại nền kinh tế tuy nhiên thu nhập của ngân hàng vẫn rất khả quan. Sang đến năm 2017 thì tổng thu nhập của Techcombank tăng mạnh lên 16,343.81 tỷ đồng (tương ứng với mức tăng là 27.1%) đây là mức tăng trưởng cực kì ấn tượng của ngân hàng.

Techcombank có thể đạt được điều này là do ngân hàng đã duy trì được mức nợ xấu rất thấp dưới 2% và các doanh nghiệp bắt đầu đi vay nhiều hơn đã tạo cơ hội cho Techcombank có mức tăng trưởng rất ấn tượng.

2.1.2.3.2. Tổng chi phí hoạt động

Biểu đồ 2.3: Chi phí hoạt động của Techcombank

ĐVT: Tỷ đồng

2015 2016 2017

3,678.85

4,261.00

4,698.28

Chi phí hoạt động

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của Techcombank năm 2015,2016,2017) Từ biểu đồ 2.3, có thể dễ dàng nhận ra rằng chi phí hoạt động của Techcombank tăng khá đều qua các năm, từ 3,678.85 tỷ đồng năm 2015 đến 4,698.28 tỷ đồng năm 2017 (mức tăng trưởng lần lượt qua các năm là 13.7% năm 2016 và 9.3%

năm 2017). Nguyên nhân là do chi phí từ dịch vụ và chi phí lãi và các chi phí tương tự có xu hướng tăng đều. Tuy nhiên nếu so sánh với mức tăng trưởng của doanh thu thì có thể dễ nhận ra chi phí tăng khá chậm, đây có thể phản ánh rõ ràng ngân hàng đang quản trị chi phí rất tốt và có xu hướng tăng chậm lại nếu so 2016 và 2017. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho ngân hàng.

2.1.2.3.3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Biểu đồ 2.4: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Techcombank

2015 2016 2017

5,665.09

7,657.73

11,645.52

Lợi nhuận hoạt động

ĐV T: tỷ đồng (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của Techcombank năm 2015,2016,2017) Qua đồ biểu đồ 2.4, có thể thấy rằng Techcombank có lợi nhuận tăng trưởng qua những năm vừa qua, từ 5,665.09 tỷ đồng năm 2015 lên gần gấp đôi vào

năm 2017 là 11,645.54 tỷ đồng. Chỉ trong vòng 2 năm mà ngân hàng đã có được mức tăng trưởng vô cùng ấn tưởng, thành quả này có được là do ngân hàng có một đội ngũ ban lãnh đạo kinh nghiệm và hiệu quả cùng đội ngũ nhân viên chăm chỉ đã tạo nên một tập thể vững chắc, đã giúp ngân hàng có được mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG (LC) TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w