Thông qua các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG (LC) TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 35 - 40)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C) CỦA NHTMCP TECHCOMBANK

2.2. Phân tích hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ của Techcombank

2.2.1. Thông qua các chỉ tiêu định lượng

Doanh số thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

Bảng 2.3: Doanh số hoạt động thanh toán quốc tại Techcombank ĐVT: 1.000USD

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Giá trị Tỷ trọng

Giá trị Tỷ trọng

Giá trị Tỷ trọng Doanh số

TTQT theo phương thức L/C

364,350 51.9% 375,810 53.85

%

396,450 51.30

%

Doanh số TTQT theo phương thức nhờ thu

47,230 6.92% 44,150 6.33% 59,260 7.69%

Doanh số TTQT theo phương thức

281,030 41.18

%

277,940 39,82

%

317,080 41.01

%

chuyển tiền Tổng doanh số TTQT

682,610 100% 697,900 100% 772,790 100%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh đối ngoại năm 2015,2016,2017) Qua bảng 2.3, có thể thấy rằng phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng khá rộng rãi, phương thức này thường chiếm tỉ lệ 50% qua các năm. Năm 2015 doanh số của TTQT theo phương thức TDCT chiếm 51.9% tổng doanh số TTQT của Techcombank và liên tục được duy trì ở mức trên 50% đến cuối năm 2017.

Điều này chứng tỏ rằng trong những năm qua, Techcombank đã có thể giữ vững được kết quả này tăng trưởng đều qua các năm là một kết quả thành công.

Ngân hàng được sự tin tưởng và an tâm của khách hàng khi sử dụng các phương thức TTQT của ngân hàng.

Bảng 2.4: Giá trị thanh toán L/C xuất-nhập khẩu

ĐVT: 1,000 USD

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Giá trị thanh toán L/C nhập khẩu

Phát hành L/C 3,464 3,512 3,644

Thanh toán L/C 335,165 342,674 372,813 Giá trị thanh toán

L/C xuất khẩu

Phát hành L/C 16,322 18,262 18,468

Thanh toán L/C 14,871 17,564 17,906

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh đối ngoại năm 2015,2016,2017)

Từ bảng 2.4, có thể thấy rằng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán L/C của Techcombank tăng dần qua các năm từ 2015 đến năm 2017.

Từ năm 2015 đến năm 2017, kinh tế Việt Nam luôn ở giai đoạn tăng trưởng tích cực, kéo theo đó là giá trị thanh toán L/C và giá trị phát hành L/C tăng đều trong giai đoạn này. Năm 2015, giá trị thanh toán L/C nhập khẩu đạt 335,165 nghìn USD thì đến năm 2017, giá trị thanh toán L/C nhập khẩu đạt 372,813 đạt mức tăng tương ứng là 37,648 nghìn USD. Tương tự như L/C nhập khẩu là L/C xuất khẩu cũng có được sự tăng trưởng tương đối về cả phát hành và thanh toán L/C trong giai đoạn từ 2015 đến 2017. Đây là thành quả vô cùng thành công của không chỉ đội ngũ ban lãnh đạo của ngân hàng mà còn là thành quả của một tập thể của Techcombank.

Doanh thu TTQT theo phương thức L/C

Bảng 2.5: Doanh thu TTQT theo các phương thức giai đoạn 2015-2017 ĐVT: 1,000USD

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Giá trị Tỷ trọng

Giá trị Tỷ trọng

Giá trị Tỷ trọng Doanh thu TTQT

theo phương thức L/C

17,460 55.6% 18,230 55.7

%

19,240 53.7%

Doanh thu TTQT theo phương thức nhờ thu

2,100 6.69% 2,130 6.5% 2,020 5.64%

Doanh thu TTQT 11,840 37.71 12,380 37.8 14,570 40.66

theo phương thức chuyển tiền

% % %

Doanh thu

TTQT

31,400 100% 32,740 100% 35,830 100%

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh đối ngoại năm 2015,2016,2017) Bảng 2.5 cho thấy sự khác biệt giữa kết quả doanh thu giữa các phương thức thanh toán quốc tế. Theo bảng số liệu, dễ dàng nhận thấy kết quả đạt được đều tăng đều trong giai đoạn từ 2015-2017. Doanh thu TTQT được tạo chủ yếu từ doanh thu theo phương thức L/C. Năm 2015, con số này chiếm 55.6% trong tổng doanh thu TTQT, doanh thu theo phương thức nhờ thu chiếm tỷ trọng thấp nhất, đạt 6.69%, doanh thu theo phương thức chuyển tiền chiếm 37.71%. Năm 2016, tiếp đà tăng trưởng của năm 2015 thì tỷ trọng của phương thức thanh toán L/C và chuyển tiền vẫn không đổi với tỷ trọng lần lượt là 55.7% và 37.8% còn lại là phương thức thanh toán nhờ thu. Bước sang năm 2017 thì tỷ trọng này có sự thay đổi khi tỷ trọng của phương thức thanh toán chuyển tiền tăng lên 40.66%

còn phương thức thanh toán L/C giảm nhẹ xuống 53.7%, nguyên nhân có thể là do các doanh nghiệp đang tìm kiếm hoặc đã tạo dựng được mối quan hệ tin tưởng với đối tác để lựa chọn phương thức chuyển tiền hơn là L/C.

Qua bảng số liệu, có thể thấy rằng phương thức thanh toán L/C luôn tỏ ra là phương thức thanh toán hiệu quả, được doanh nghiệp dùng nhiều nhất trong các phương thức thanh toán quốc tế. Phương thức thanh toán bằng L/C cũng mang lại lợi nhuận cao cho chi nhánh, chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh thu từ thanh toán quốc tế. Việc duy trì, phát triển phương thức thanh toán quốc tế bằng L/C sẽ mang lại nhiều giá trị lợi nhuận cho ngân hàng và phát triển được nhiều giá trị lợi ích kinh tế. Ngân hàng cần ngày càng hoàn thiện hơn hoạt động TTQT, nhất là phương thức thanh toán bằng L/C để thu hút khách hàng, phục vụ khách hàng hiệu quả, giảm chi phí cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng hoạt động tốt hơn, mang lại nguồn lợi nhuận cho khách hàng.

Doanh thu, chi phí và lợi nhuận TTQT theo L/C

Bảng 2.6: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động TTQT theo phương thức L/C tại Techcombank

ĐVT: 1,000 USD

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Doanh thu TTQT theo phương thức L/C

17,460 18,320 19,240

Chi phí TTQT theo phương thức L/C

380 450 470

Lợi nhuận TTQT theo phương thức L/C

17,080 17,870 18,770

97.8 97.5 97.6

0.022 0.025 0.024

Từ bảng 6, cho thấy rằng doanh thu TTQT theo phương thức L/C trong giai đoạn 2015-2017 tăng đều qua các năm cùng với đó là chi phí TTQT theo phương thức L/C cũng tăng đều qua các năm trong giai đoạn này. Với mức tăng từ doanh thu TTQT năm 2015 là 17,460 nghìn USD lên 19,240 nghìn USD năm 2017 và theo đó là chi phí tăng từ 380 nghìn USD lên 470 nghìn USD. Đây có thể nói là thành công với ngân hàng khi doanh thu từ hoạt động TTQT theo phương thức L/C tăng trưởng đều trong khi chi phí mặc dù tăng nhưng có mức tăng khá nhỏ so với mức tăng của doanh thu. Qua đó làm lợi nhuận của hoạt động này tăng đều qua các năm.

Năm 2016, tỉ lệ lợi nhuận/doanh thu giảm từ 97.8 năm 2016 xuống 97.5 nguyên nhân chủ yếu là do chi phí tăng từ 380 lên 450 ( tương ứng với mức tăng 18.4%) trong khi đó doanh thu tăng khoảng 5% làm cho tỉ lệ này bị giảm nhẹ.

Đây có thể phản ánh rằng có chút khựng lại và chủ quan của ngân hàng trong việc kiểm soát chi phí dẫn tới điều này. Tuy nhiên sang năm 2017 thì tỉ lệ này lại

tăng trở lại lên 97.6 chứng tỏ rằng quản lý chi phí của ngân hàng đã được cải thiện khi chi phí chỉ tăng từ 450 lên 470 ( tương ứng với mức tăng là 4.4%).

Tỷ trọng giữa chi phí liên quan tới thanh toán theo phương thức L/C và doanh thu TTQT theo phương thức L/C giúp ta đánh giá được hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh. Tỉ lệ này tăng nhẹ từ 0.022 năm 2015 lên 0.025 năm 2016 và giảm nhẹ xuống 0.024 năm 2017.

Qua phân tích, có thể thấy rằng Techcombank đã cho thấy những điểm sáng trong việc quản lý chi phí cũng như là năng lực của đội ngũ cán bộ, ban lãnh đạo của ngân hàng để giúp được ngân hàng có được sự thành công như giai đoạn vừa qua, tuy nhiên thì ngân hàng đôi khi vẫn quản trị chi phí chưa tốt khi để tăng mạnh vào năm 2016 mặc dù 2017 đã có sự nỗ lực để làm giảm sức tăng này. Hy vọng ban lãnh đạo ngân hàng cùng đội ngũ cán bộ có thể tiếp tục thành quả này.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG (LC) TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w