Tổng quan về một số kỹ thuật xử lý nước thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật sử dụng nước thải sinh hoạt để tưới cho cây trồng (Trang 22 - 26)

CHƯƠNG I. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN

2. Tổng quan về một số kỹ thuật xử lý nước thải sinh hoạt

Nhằm loại bỏ các tạp chất không hoà tan chứa trong nước thải và được thực hiện ở các Công trình xử lý: song chắn rác, bể lắng cát, bể lắng, bể lọc các loại.

Song chắn rác, lưới chắn rác làm nhiệm vụ giữ lại các chất bẩn kích thước lớn có nguồn gốc hữu cơ.

Bể lắng cát được thiết kế trong công nghệ xử lý nước thải nhằm loại bỏ các tạp chất vô cơ, chủ yếu là cát chứa trong nước thải.

Bể lắng làm nhiệm vụ giữ lại các tạp chất lắng và các tạp chất nổi chứa trong nước thải. Khi cần xử lý ở mức độ cao(xử lý bổ sung) có thể sử dụng các bể lọc, lọc cát,..

Về nguyên tắc, xử lý cơ học là giai đoạn xử lý sơ bộ trước khi xử lý tiếp theo.

13 2.2. Xử lý sinh học

Cơ sở của phương pháp xử lý sinh học nước thải là dựa vào khả năng oxy hoá các liên kết hữu cơ dạng hoà tan và không hoà tan của vi sinh vật – chúng sử dụng các liên kết đó như là nguồn thức ăn của chúng.

Các Công trình xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên gồm có:

- Hồ sinh vật;

- Hệ thống xử lý bằng thực vật nước (lục bình, lau, sậy, rong- tảo,..);

- Cánh đồng tưới;

- Cánh đồng lọc;

- Đất ngập nước.

Các công trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo gồm có:

- Bể lọc sinh học các loại;

- Quá trình bùn hoạt tính;

- Lọc sinh học tiếp xúc dạng trống quay(RBC);

- Hồ sinh học thổi khí;

- Mương oxy hoá.

2.3.Công nghệ Phản ứng kỵ khí dạng vách ngăn ABR (Anaerobic Baffled Reactor) Hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ ABR được Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường – Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam nghiên cứu, cải tiến các đặc trưng kỹ thuật, kết cấu, thành phần và đặc trưng công nghệ nhằm tăng hiệu quả xử lý nước thải và phù hợp với nhiều nguồn nước thải hiện nay ở Việt Nam [4]. Hệ thống xử lý nước thải phản ứng kỵ khí dạng vách ngăn (ABR) đã được áp dụng tại các địa điểm sau:

- Thôn Đại Lâm, xã Tam Đa, Yên Phong – Bắc Ninh

Công suất: 25m3/ngày đêm Loại: Nước thải sinh hoạt lẫn chăn nuôi.

- Xã Tân Hòa – Quốc Oai – Hà Nội

Công suất: 25m3/ngày đêm Loại: Nước thải chế biến tinh bột - Xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa:

Công suất: 25m3/ngày đêm Loại: Nước thải chế biến thủy sản - Thị trấn Lim – huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh:

Công suất: 30m3/ngày đêm Loại: Nước thải sinh hoạt+ giết mổ.

Hệ thống xử lý nước thải thải theo công nghệ ABR có thể ứng dụng để xử lý nước thải

14

ô nhiễm hữu cơ (nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi, nước thải làng nghề nông- thủy sản...) bằng phương pháp sinh học kỵ khí, thân thiện với môi trường:

Hình 1.2.Xử lý nước thải thải theo công nghệ ABR

2.4. Hệ thống xử lý nước thải bằng hồ sinh vật kết hợp nuôi cá

Được áp dụng đối với từng ngôi nhà hoặc cụm ngôi nhà có diện tích đất không lớn, ao nuôi tảo là một trong các nút của hệ sinh thái vườn – ao-chuồng, tảo không cần thu hồi mà được sử dụng trực tiếp để làm thức ăn cho các động vật nguyên sinh, cá, thịt. Phần lớn các loại vi khuẩn gây bệnh, các chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt đã được làm sạch, nên nước thải có thể sử dụng tưới rau và rửa chuồng trại.

Thiết bị guồng quay bề mặt

Nước thải  Bể tự hoại  Hồ kỵ khí  Hồ làm thoáng nhân tạo Kết hợp nuôi cá

Hình 1.3.Hệ thống xử lý nước thải bằng hồ sinh vật kết hợp nuôi cá

Ngoài ra, công nghệ hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ bãi lọc trồng cây kết hợp hồ sinh học tái sử dụng cho nông nghiệp

Hình 1.4. Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ bãi lọc trồng cây

15 2.5.Xử lý nước thải bằng thực vật

Xử lý nước thải sinh hoạt, chăn nuôi và làng nghề bằng thực vật thủy sinh cũng được áp dụng rất đơn giản và dễ vận hành, chi phí thấp nhưng hiệu quả xử lý không cao.

Hình 1.5. Mô hình xử lýnước thải bằng thực vật tại Bắc Ninh

Sử dụng đất để xử lý nước thải và xử lý môi trường đã tồn tại từ rất lâu và được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới, điển hình là các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Hà Lan, Đức, Thái Lan. Các phương pháp xử lý nước truyền thống có sử dụng vật liệu đất bao gồm bãi lọc sinh thái, bãi lọc ngầm, đất ngập nước, lọc cát, bể tự hoại …đã góp phần đáng kể giảm tải ô nhiễm, tuy nhiên một số hạn chế có thể gặp như tốc độ thấm rất chậm, không thể áp dụng hiệu quả cho các vùng dân cư tập trung, nồng độ chất ô nhiễm cao.

Các Công trình đều tốn diện tích sử dụng, đặc biệt là thường bị tắc nghẽn hệ thống.

16

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật sử dụng nước thải sinh hoạt để tưới cho cây trồng (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)