I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức
- Trình bày được ba miền địa hình của khu vực : miền núi, sơn nguyên, đồng bằng . - Hiểu được khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình , sự phân bố lượng mưa trong khu vực có thay đổi từ Đông sang Tây do chịu ảnh hưởng của địa hình .
2. Kỹ năng:
- Phân tích các lược đồ tự nhiên và lược đồ phân bố mưa của một số địa điểm ở châu Á để hiểu được một số kiểu khí hậu tiêu biểu ở châu Á.
- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về những cảnh quan tự nhiên của châu Á.
3. Thái độ:
- Cần phải áp dụng được điều kiện tự nhiên trong sản xuất.
4. Năng lực
- Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học, tự sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1.Giáo viên:
- Lược đồ tự nhiên Nam Á, lược đồ phân bố lượng mưa Nam Á, lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á.
2.Học sinh:
- Tư liệu SGK , tranh ảnh về cảnh quan khu vực Nam Á, phiếu học tập.
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ ( 5ph)
? Quan sát lược đồ. Nêu đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á?
3. Dạy bài mới ( 35ph)
* Giới thiệu bài (1ph)
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Nam Á rất phong phú,đa dạng.Ở đây có hệ thống núi Hi -ma -lay -a hùng vĩ,sơn nguyên Đê –can và đồng bằng Ấn- Hằng rộng lớn. Cảnh quan thiên nhiên chủ yếu là rừng nhiệt đới và xa –van ,thuận lợi cho phát triển kinh tế
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HOẠT ĐỘNG I
1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ ĐỊA HÌNH (14ph)
Gv yêu cầu hs quan sát hình 10.1
? Nam Á nằm trong khoảng từ vĩ độ nào đến vĩ độ nào?
? Nam Á giáp biển và vịnh nào, khu vực nào? (biển A-Rap, vịnh Ben-gan, Tây Nam Á, Trung Á)
? Xác định và đọc tên các quốc gia trong khu vực Nam Á.
? Nước nào có diện tích lớn nhất? Nhỏ nhất?
(Ấn Độ: 3,28 triệu km2, Manđivơ:
298km2)
Hs quan sát lược đồ hình 10.1
? Từ Bắc xuống Nam địa hình Nam Á có mấy miền địa hình?
Hs trình bày ở lược đồ hình 10.1
? Nêu đặc điểm của từng miền địa hình đó?
Hs trả lời:
GV chốt ý về đặc điểm địa hình khu vực và giới thiệu đôi nét về dãy Hi-ma-lay-a
Gv giới thiệu Việt Nam chinh phục đỉnh Ê vơ rét vào ngày 22/5 /2008 với ba chàng trai trẻ ( Nguyễn Văn Ngợi (Gia Lai), Nguyễn Mậu Linh (Hà Nội), Phan Thanh Nhiên(Sài Gòn) ).
a. Vị trí địa lí - Hs quan sát
- Nam Á nằm trong khoảng từ 90B - 370B
- Biển A-Rap, vịnh Ben-gan, Tây Nam Á, Trung Á
- Hs xác định và kể trên bản đồ
- Ấn Độ: 3,28 triệu km2 - Manđivơ:
298km2
b. Địa hình.
Hs quan sát
Có 3 miền địa hình:
Hs quan sát tranh ảnh về các miền địa hình.
- Phía Bắc: Dãy Hi-ma-lay-a hùng vĩ, cao, đồ sộ nhất thế giới.
- Ở giữa: Đồng bằng Ấn-Hằng rộng lớn.
- Phía Nam: Sơn nguyên Đê-can với hai rìa Gát Đông và Gát Tây
HOẠT ĐỘNG II
2. KHÍ HẬU, SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN TỰ NHIÊN (20ph)
Gv yêu cầu hs quan sát hình 2.1.
?Cho biết Nam Á nằm chủ yếu trong đới khí hậu nào? (nhiệt đới gió mùa)
Yêu cầu quan sát hình 10.2 Hs thảo luận nhóm
Thời gian 4 phút Chia nhóm :3 nhóm Nội dung câu hỏi
Phân tích đặc điểm lượng mưa của 3 địa điểm và nêu nguyên nhân
+ Nhóm 1: Địa điểm Mun- tan
a. Khí hậu :
Hs quan sát hình 2.1.
- Nhiệt đới gió mùa điển hình.
+ Nhóm 2: Địa điểm Mum –bai + Nhóm 3: Địa điểm Se-ra-pun-di
Đặc điểm Lượng
mưa
Nguyên nhân Mun-tan
Mum-bai Se-ra-pun-di
Học sinh thảo luận trình bày và bổ sung nhận xét.
Gv kết luận và khắc sâu thêm về kiến thức cho hs về dãy Hi-ma-lay-a
Dãy Hy-ma-lay-a đồ sộ kéo dài và cao nhất thế giới được xem như bức tường thành ngăn cản gió mùa TN từ biển thổi vào và trút hết mưa ở sườn Nam,lượng mưa từ 2000-3000mm /năm.trong khi đó sườn bên kia trên sơn nguyên Tây Tạng khí hậu khô hạn ,100mm/năm .dãy núi còn ngăn sự thâm nhập của không khí lạnh từ phương Bắc xuống phía Nam nên Nam Á hâầunhư không có mùa đông lạnh khô
Đb Ấn Hằng giống như cái phễu đón gió mùa TN từ biển thổi vào qua đb châu thổ gặp núi ,gió chuyển hướng TB mưa tiếp tục đổ xuống đb nhưng lượng mưa giảm dần
Dãy Gát tây chắn gió mùa TN nên lượng mưa ven biển phía Tây lớn hơn sơn nguyên Đê-can
? Nhịp điệu hoạt động gió mùa ảnh hưởng như thế nào đến sinh hoạt và sản xuất của người dân ?
Gv:Cứ bắt đầu tháng đầu mùa mưa người daan chờ đợi nghe tiếng đầu mùa để chuẩn bị vụ gieo trồng mới .công việc trồng trọt phụ thuộc chặt chẽ vào gió mùa TN.Những năm gió mùa đến chậm hoặc yếu thì mùa màng thất bát đói kém vì vậy gió mùa Tn còn được gọi là gió thần”
? Quan sát hình 10.1 cho biết Nam Á có
Hs thảo luận,hết thời gian đại diện nhóm báo cáo kết quả ,nhóm khác bổ sung nhận xét
- Lượng mưa nhiều nhât thế giới, phân bố không đều.
- Khí hậu phân hóa theo độ cao và phức tạp.
- Nhịp điệu hoạt động của gió mùa ảnh hưởng đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực.
các hệ thống sông chính nào? Đọc tên các hệ thống sông đó trên bản đồ.
Gv giới thiệu về sông Hằng.
? Quan sát hình 3.1 Nam Á có những cảnh quan tự nhiên nào?
GV Học sinh xác định tương đối hình 10.3, 10.4 ở lược đồ hình 10.1.
b. Sông ngòi.
Hs quan sát hình 10.1
Có nhiều sông lớn: Sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-put.
c. Cảnh quan.
Hs quan sát hình 3.1.
- Cảnh quan : Nam Á có các cảnh quan:
rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc, núi cao . Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích đáng kể .
4. Củng cố (3ph)
? Khoanh tròn chữ cái đầu ý em cho là đúng * Đại bộ phận khu vực Nam Á có khí hậu : A. Nhiệt đới
B. Nhiệt đới gió mùa C. Cận nhiệt gió mùa * Hoang mạc Tha ít mưa nhất do : A. Nằm ở nơi khuất gió B. Nằm ở thung lũng sông
C. Chịu ảnh hưởng của gió tây và tây bắc từ sơn nguyên I-ran thổi tới.
? Trình bày sự phân bố mưa ở Nam Á và giải thích.
? Tại sao cùng vĩ độ với miền bắc Việt Nam mà khu vực Nam Á có mùa đông ấm áp hơn
Hướng dẫn câu 2: Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố lượng mưa không đều: Do ảnh hưởng của địa hình
5. Dặn dò (2ph) - Học theo câu hỏi cuối bài
- Làm các bài tập của bài 10 trong tập bản đồ.
- Tìm hiểu bài 11 "Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á"
- Làm bài tập 1,2 trong phần bài tập của sách giáo khoa và tập bản đồ - Sưu tầm tư liệu tranh ảnh về dân cư kinh tế khu vực Nam Á
...: ngày ……tháng ……năm 2018 Tổ trưởng tổ KHXH
(Ký duyệt )
...
Tuần : 14
CHỦ ĐỀ 4
Tiết : 03
Ngày dạy :………… .