ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG Á

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 8 HKI THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN (Trang 58 - 63)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức:

- Xác định được vị trí địa lí, các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông Á.

- Hiểu và trình bày được đặc điểm địa hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên của khu vực.

2. Kĩ năng:

- Nâng cao kỹ năng đọc, phân tích bản đồ và một số ảnh địa lí.

- KNS: Thảo luận nhóm, kĩ thuật các mảnh ghép, học sinh làm việc cá nhân.

3. Thái độ:

- Củng cố tình cảm bộ môn, củng cố tinh thần học tập tự giác, tích cực - Bảo vệ môi trường tự nhiên và các dòng sông.

4. Năng lực

- Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học, tự sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Đối với giáo viên

- Bản đồ tự nhiên, kinh tế Đông Á 2. Đối với học sinh

- Sách, vở, đồ dùng học tập III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1.Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ ( 5ph)

? Cho biết tình hình dân cư ở Nam Á? Giải thích vì sao dân cư ở đây phân bố không đều ?

3. Dạy bài mới ( 35ph)

* Giới thiệu bài mới (1ph)

Đông Á là khu vực rộng lớn nằm tiếp giáp với Thái Bình Dương, có điều kiện tự nhiên rất đa dạng, đây là khu vực được con người khai thác lâu đời nên cảnh quan tự nhiên bị biến đổi sâu sắc, đó là nội dung bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

HOẠT ĐỘNG I

1.VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI KHU VỰC ĐÔNG Á (9ph)

? Dựa vào H12.1 và nội dung SGK em hãy

? Xác định vị trí lãnh thổ khu vực Đông Á

? Khu vực Đông Á nằm giữa các vĩ độ nào?

? Lãnh thổ khu vực có thể chia làm mấy bộ phận ? Đó là những bộ phận nào? Kể tên các quốc gia ở Đông Á thuộc các bộ phận đó?

Gv kết luận

- GV: Đài Loan là vùng lãnh thổ thuộc TQ do Tưởng Giới Thạch trốn chạy cuộc cách mạng của nhõn dõn TQ ra đó chiếm giữ và thành lập 1 vùng lãnh thổ riêng.

? Đông Á tiếp giáp với các biển và đại dương nào?

? Vị trí địa lí có thuận lợi và khó khăn gì trong sự phát triển kinh tế xã hội ?

Chuyển ý: : Đông á có kích thước rộng lớn, có cả đất liền và hải đảo, thiên nhiên khu vực này có đặc điểm gì.

Hs quan sát

- Nằm giữa vĩ độ 210B -> 530B

- Phần đất liền gồm: Trung Quốc, bán dảo Triều Tiên, Hàn Quốc

- Phần hải đảo gồm: quần đảo Nhật Bản, đảo Đài Loan, đảo HẢi Nam

- Khu vực Đông Á gồm 2 bộ phận phần đất liền và phần hải đảo.

- Gồm 4 quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Hàn Quốc và một vùng lãnh thổ là Đài Loan (thuộc lãnh thổ Trung Quốc).

Hs trả lời

- Phía Đông giáp 4 biển: biển Nhật Bản, biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông, biển Đông thuộc Thái Bình Dương

- Phía bắc: Liên bang Nga. Mông Cổ - TB: Cadăcxtan

- TN: Ấn Độ - Nam: Việt Nam

- Thuận lợi: Giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới - Khó khăn: Bảo vệ an ninh quốc phòng, thiên tai, núi lửa

HOẠT ĐỘNG II

2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN (25ph)

? Dựa vào H12.1, tập bản đồ thế giới và các châu lục, nội dung kênh chữ SGK:

+ Nhóm 1,3: nghiên cứu địa hình, sông ngòi phần đất liền theo dàn ý:

? Đọc tên các dãy núi, sơn nguyên, bồn địa và đồng bằng lớn ở Đông Á.

? Đặc điểm từng dạng địa hình, dạng nào chiếm diện tích chủ yếu, ở đâu.

a. Địa hình, sông ngòi

* Phần đất liền - Địa hình :

+ Phía tây: núi, sơn nguyên cao hiểm trở và các bồn địa rộng.

+ Phía đông: đồi núi thấp xen các đồng bằng rộng lớn.

=>Cao nguyên Hoàng Thổ là cao nguyên rất tơi xốp có lớp đất đỏ vàng rất dày

? Tên các dòng sông lớn, nơi bắt nguồn, chế độ nước của Đông Á.

+ S. Hoàng Hà còn được mệnh danh là

"Bà già cay nghiệt" vì sông thường gây ra những trận lũ, lụt lớn. Do sông chảy qua nhiều vùng khí hậu khác nhau =>

Chế độ nước thất thường, mùa lũ nước rất lớn gấp 88 lần so với mùa cạn.

+ S.Trường Giang sông lớn thứ 3 trên thế giới, lại được coi là "Cô gái dịu hiền", có chế độ nước điều hòa do nằm trong vùng có khí hậu cận nhiệt gió mùa. => Đây là điểm khác nhau căn bản của 2 con sông này

+ Sông Amua chảy ở rìa phía Bắc của khu vực đoạn trung lưu làm thành ranh giới tự nhiên giữa Liên Bang Nga và Trung Quốc

? Tại sao lại như vậy?

- Sông Hoàng Hà chảy qua nhiều vùng khí hậu: núi cao, cận nhiệt lục địa khô, cận nhiệt gió mùa. Mùa đông lưu lượng nước nhỏ, mùa hạ lưu lượng nước rất lớn. Luuw lượng nước chênh nhau giữa mùa lũ lớn nhất- cạn nhất là 88 lần.

Trong lịch sử Hoàng Hà đã có 7 trận lũ lớn gây tác hại khủng khiếp cho con người

=> Là 1 trong những con sông chở nhiều cát nhất thế giới, sóng cuồn cuộn

- Trường Giang có chế độ nước điều hòa.

Nguyên nhân do phần trung, hạ lưu sông chảy qua miền có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. Mùa hạ mưa nhiều, mùa đông ở đây vẫn có mưa do hoạt động của khí xoáy. Lưu lượng mưa thời kì cao nhất – cạn nhất chênh nhau 3 lần

? Dựa vào bản đồ kết hợp Sgk cho biết sông Hoàng Hà và Trường Giang có đặc điểm gì giống nhau?

- Sông ngòi: có 3 sông lớn: A mua, Hoàng Hà, Trường Giang

+ Chế độ nước theo mùa, lũ lớn vào cuối hạ đầu thu.

Hs trả lời

- Giống nhau: Cùng bắt nguồn trên sơn nguyên Tây tạng chảy về phía Đông, đổ ra biển thuộc TBD, cùng bồi đắp lên đồng bằng

+ Nhóm 2,4: nghiên cứu địa hình, sông ngòi phần hải đảo theo dàn ý:

? Địa hình hải đảo có những đặc điểm gì

? nhắc lại “ Vòng đai lửa TBD”

? Giải thích tại sao phần hải đảo của Đông Á thường xuyên có động đất, núi lửa.

? Các hoạt động đó diễn ra như thế nào, có ảnh hưởng gì tới địa hình.

Phần hải đảo là 1 bộ phận nằm trong vành đai núi lửa TBD . Những trận động đất mạnh xảy ra tai họa hết sức khủng khiếp

- Động đất NB 1923 phá hủy tp Tookio làm gần 10 vạn người chết và mất tích - 11/2005 động đất ở Giang Tây (TQ) 14 người chết, khoảng 400 người bị thương, 13000 ngôi nhà bị hư hại

- Theo thống kê ở NB có 100 ngọn núi lửa nhưng tới 40 ngọn đang hoạt động

? Quan sát h12.3 em có nx gì về hình vẽ Gv bổ sung về núi Phú Sĩ: cách Tokio không đầy 100 km về phía TN có hình chóp nón trồn rất hùng vĩ, khí hậu ở đây ổn định, chim muông, hoa cỏ tươi tốt phong cảnh đẹp....

? Nêu đặc điểm địa sông ngòi phần hải đảo?

? Vì sao sông ở hải đảo lại ngắn và dốc - HS dựa vào H4.1; H4.2; H2.1; H3.1 H12.1 kết hợp kiến thức đã học:

? Khu vực Đông Á nằm trong đới khí hậu nào? Ôn đới, nhiệt đới

? Đông Á có các kiểu khí hậu nào?

? Trong một năm Đông Á có mấy loại gió chính thổi qua? Hướng gió? ảnh hưởng đến thời tiết, khí hậu nơi chúng đi qua như thế nào

? Phía tây thuộc kiểu khí hậu gì? Giải thích sự khác nhau?

+ Nguồn cung cấp nước cho 2 sông chủ yếu là băng tuyết tan, mưa mùa hạ

- Là vùng núi trẻ, thường xuyên có động đất, núi lửa

- HS suy nghĩ giải thích

- HS nghe

- Sông ngắn và dốc

b. Khí hậu và cảnh quan tự nhiên - Ôn đới, nhiệt đới

- Cận nhiệt gió mùa, nhiệt đới gió mùa, kiểu núi cao, cận nhiệt lục địa, ôn đới lục địa, ôn đới gió mùa

- Ở Đông Á nửa phía Tây của lục địa do vị trí nằm sâu trong nội địa nên gió từ biển không xâm nhập vào được do đó kh ở đây mang tính lục địa sâu sắc

? Nửa phía đông phần đất liền và hải đảo mang tính chất gì?

Gv Mang tc khí hậu gió mùa trong đó có nhiều kiểu: ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới gió mùa

? Khí hậu có ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực ntn?

Gv: Ngày nay phần lớn rừng đã bị con người khai phá, dt rừng còn lại rất ít, a/h đến đời sống của nhân dân kv

Cảnh quan bị biến đổi sâu sắc

? Ở nước ta về mùa đông có gió gì thổi theo hướng nào?

Gv tổng kết bài

* Phía Đông đất liền và hải đảo - Khí hậu gió mùa ẩm:

+ Mùa đông: gió mùa Tây Bắc khô lạnh (trừ Nhật Bản)

+ Mùa hạ: gió Đông Nam từ biển thổi vào, mát ẩm mưa nhiều.

* Phía Tây đất liền: Khí hậu cận nhiệt lục địa quanh năm khô hạn

* Vùng núi: có khí hậu núi cao.

- Cảnh quan:

+ Phía Đông : Khí hậu gió mùa ẩm với cảnh quan rừng là chủ yếu.

+ Phía Tây: Khô hạn với cảnh quan thảo nguyên khô, hoang mạc, bán hoang mạc.

4. Củng cố (3ph)

? Nối các ý ở cột bên phải với các ý ở cột bên trái cho phù hợp.

a. Phía đông phần đất liền

1. Núi trẻ, thường xuyên có động đất, núi lửa

2. Đồi núi thấp xen các đồng bàng rộng ở hạ lưu các sông lớn.

b. Phía tây phần đất liền 3. Nhiều núi, sơn nguyên cao hiểm trở 4. Khí hậu gió mùa ẩm với các loại rừng

c. Phần hải đảo 5. Khí hậu khô hạn, cảnh quan thảo nguyên, hoang mạc, bán hoang mạc

? Khoanh tròn chữ cái đầu ý em cho là đúng.

* Kiểu khí hậu nào không có ở khu vực Đông Á.

A. Khí hậu núi cao B. Khí hậu gió mùa C. Khí hậu lục địa D. Khí hậu hàn đới.

5. Dặn dò (2ph)

- Học và nắm chắc bài.Làm các bài tập trong sgk và bài tập trong tập bản đồ

- Tìm hiểu trước nội dung bài 13: "Tình hình phát triển KT - XH ở khu vực Đông Á"

...: ngày ……tháng ……năm 2018 Tổ trưởng tổ KHXH

(Ký duyệt )

...

Tuần : 16

CHỦ ĐỀ 4

Tiết : 05

Ngày dạy :…………

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 8 HKI THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w