CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.3. Khái niệm phân tích lỗi
1.3.5. Biện pháp phòng chống lỗi
Sau khi lỗi được nhận dạng, sắp xếp, giải thích và đánh giá thì bước cuối cùng là biến các kết quả trở thành hữu dụng đối với lĩnh vực ứng dụng là giờ học.
Sự vận dụng cụ thể này của các kết quả phân tích nhằm loại trừ, và trong tương lai tránh các lỗi được mô tả là nhiệm vụ của liệu pháp lỗi và phòng tránh lỗi.
Mục tiêu hàng đầu của của phân tích lỗi trong giờ học ngoại ngữ trước hết là phát hiện những khiếm khuyết về dạy và học còn tồn tại. Mục tiêu cần đạt được là phân tích lỗi – theo nghĩa phòng chống lỗi, giúp giáo viên dự liệu và chuẩn bị trước đối với những lỗi có thể xuất hiện, để những lỗi nhất định thậm chí hoàn toàn không xuất hiện nữa – mang lại các kết quả đối với việc thiết kế và xem xét lại các tư liệu dạy và học và ở đây cùng quyết đinh các vấn đề chất lượng, tránh tự và diễn tiến của chất liệu dạy học cần phải truyền đạt (Kuhs, 1987, tr.175).
Như là khả năng tránh khỏi việc phải sửa sai vô nghĩa nhiều lần của cùng những lỗi đó từng mắc, người ta đã đề xuất những bài luyện tập lặp lại có mục tiêu, gắn với hệ thống, mà trong đó tính quy tắc được ý thức và rèn luyện thông qua việc cho dạng mẫu của các dạng thức song song. Nhưng ở đây cần nhắc tới những nguy cơ của các bài luyện tập sửa chữa quá hẹp và không dựa vào ngôn cảnh. Những dạng chỉnh sửa quá tách biệt cũng có nhược điểm là các điều kiện ngôn cảnh vượt quá các đơn vị câu sẽ không được chú ý. Như vậy trong khuôn khổ liệu pháp chống lỗi cần chú ý rằng không phải qua việc lặp lại dạng mẫu sẽ tạo ra sự đơn điệu ngoài ra cũng tạo sự quá tải dẫn đến việc bỏ qua các phần tử khác (Nickel, 1972).
1.4. Tiểu kết Chương 1
Trong chương này, chúng tôi trình bày những khái niệm cơ bản nhất liên quan đến luận văn này: thanh điệu; đối chiếu ngôn ngữ và phân tích lỗi. Khái niệm thanh điệu vốn bắt nguồn từ sự hiểu biết về cao độ trong các ngôn ngữ Ấn Âu. Tuy nhiên, trong các ngôn ngữ ở châu Á, châu Phi... sự khác biệt về cao độ trong phạm vi một âm tiết tạo ra hệ thống thanh điệu đặc thù. Tiêu chí sử dụng để phân loại và miêu tả hệ thanh điệu trong một ngôn ngữ mang tính âm vị học là âm vực, âm điệu và đường nét của các thanh. Ngôn ngữ học đối chiếu ra đời muộn gắn liền với các lý thuyết dạy và học ngoại ngữ. Hiện tượng giao thoa ngôn ngữ khi đối chiếu giữa tiếng mẹ để và ngoại ngữ chỉ ra những chuyển di tích cực (tương đồng) vốn là thuận lợi trong quá trình học ngoại ngữ và ngược lại chuyển di tiêu cực (khác biệt) là những cản trở trong quá trình học ngoại ngữ và là nguyên nhân sinh ra "lỗi". Phân tích lỗi là những thủ pháp dựa trên đối chiếu ngôn ngữ nhằm chỉ rõ các loại lỗi;
nguyên nhân gây ra lỗi cũng như các biện pháp loại bỏ chúng.
CHƯƠNG 2:
ĐỐI CHIẾU THANH ĐIỆU TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG TRUNG 2.1. Thanh điệu tiếng Việt
Tiếng Việt được coi là ngôn ngữ đơn tiết, mang thanh điệu. Thanh điệu là một âm vị siêu đoạn tính, nó được biểu hiện trong toàn âm tiết (bao gồm cả âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối). Theo truyền thống, tiếng Việt có sáu thanh điệu.
Trừ thanh không dấu còn năm thanh khác, mỗi thanh mang tên của dấu ghi thanh ấy:
“không dấu”; " ` " (huyền); “~” (ngã); “?” (hỏi); “ ´ ” (sắc); và “.” (nặng). Sự tồn tại của sáu thanh sẽ được xác minh khi xét đến các thế đối lập âm vị học vốn được xác lập trong tiếng Việt, tức xét đến những nét khu biệt của thanh điệu. Những kiến thức về bản chất thanh điệu tiếng Việt trình bày dưới đây, chúng tôi chủ yếu dựa vào nghiên cứu của Giáo sư Đoàn Thiện Thuật trình bày trong cuốn Ngữ âm tiếng Việt, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1977.
2.1.1. Những nét khu biệt của thanh điệu 2.1.1.1. Âm vực
Ta có các âm tiết giống nhau về cấu trúc triết đoạn nhưng khác nhau về thanh điệu cho ta sự khu biệt về ý nghĩa:
ma với má mã với mả má với mạ
Các thanh này đối lập nhau về cao độ: âm tiết đầu trong từng cặp được phát âm với cao độ cao, các âm tiết sau được phát âm với cao độ thấp. Cao độ khác nhau được coi là đặc trưng về âm vực. Đây là những tiêu chí đầu tiên không thể thiếu được, khu biệt các thanh điệu.
2.1.1.2. Âm điệu
Trong số những âm tiết trên thì những âm tiết cùng thuộc một âm vực lại đối lập nhau về sự biến thiên của cao độ theo thời gian. Ma, mã, má đều thuộc âm vực cao nhưng ma được phát âm với cao độ dường như không biến đổi từ đầu đến cuối, nghĩa là đường nét biến thiên cao độ hoàn toàn bằng phẳng. Mã, má khi phát âm có sự biến chuyển lên xuống về cao độ từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc, tức đường nét
biến thiên cao độ không bằng phẳng. Sự khác biệt giữa những đường nét biến thiên cao độ như thế gọi là sự đối lập về âm điệu.
Tương tự, những âm tiết mà, mả, mạ cùng thuộc âm vực thấp nhưng khác nhau về âm điệu. Âm điệu bằng phẳng là mà, còn mả, mạ có âm điệu không bằng phẳng. Tiêu chí âm điệu có tác dụng quyết định trong sự khu biệt các thanh điệu.
2.1.1.3. Đường nét
Khi phát âm mã, mả đường nét âm điệu đi xuống rồi đi lên trong khi đó ở những âm tiết má, mạ đường nét âm điệu chỉ đơn thuần đi lên hoặc đi xuống.
Đường nét phức tạp, đổi hướng còn được gọi là gãy, đối lập với đường nét đơn giản, một hướng, được gọi là không gãy. Các thanh điệu “ngã” và “sắc”, cũng như “hỏi”
và “nặng” khu biệt nhau bằng tiêu chí đường nét.
Ngoài ra, thanh điệu khác nhau còn do những hiện tượng khác như:
- Sự nghẽn thanh hầu ở thanh ngã, thanh sắc, thanh nặng;
- Hiện tượng yết hầu hóa ở thanh hỏi...
Tuy nhiên, những hiện tượng này hoặc chỉ xảy ra kèm theo với những đặc trưng cấu – âm học đã nói ở trên, hoặc có khi có, có khi không, hoặc đó chỉ là ấn tượng chủ quan nào đó của người phát âm.
Chỉ có những đặc trưng về âm vực, âm điệu và đường nét mà sự đối lập giữa âm điệu bằng phẳng, giữa âm điệu gãy là những tiêu chí tồn tại thực sự, thường xuyên, cần và đủ để khu biệt các thanh điệu.
Tóm lại ba tiêu chí khu biệt cho sáu âm vị thanh điệu được nhận diện như sau:
Âm điệu bằng trắc---
Âm điệu gãy – không gãy---
Âm vực cao – thấp ---
Thanh điệu: không dấu huyền ngã hỏi sắc nặng Hình 2.1: Đường nét thanh điệu
Trong sơ đồ nhánh trái, tính từ mỗi điểm phân nhánh, biểu thị vế đầu của thế đối lập, nhánh phải biểu thị vế sau.
Căn cứ vào sơ đồ trên, thanh “ngã” chẳng hạn, được xác định với nội dung âm vị học là “trắc, gãy, cao”, còn thanh “huyền” là một thanh “bằng, thấp”. Một sơ đồ
hình học không gian sẽ cho thấy rõ các chiều đối lập của thanh điệu.
Sơ đồ hình hộp của Nguyễn Hàm Dương được cải tiến lại thành sơ đồ hình lăng trụ tương tự như dưới, trong đó toàn bộ các thế đối lập được thể hiện như sau:
Chiều cao của lăng trụ thể hiện sự đối lập về âm vực. Các thanh “không dấu”,
“ngã”, “sắc” thuộc mặt phẳng của đáy trên, các thanh “huyền”, “hỏi”, “nặng” thuộc mặt phẳng của đáy dưới.
Cạnh bên “không dấu”-“huyền” thể hiện âm điệu bằng, đối lập với mặt phẳng bên “ngã”, “sắc”, “nặng”, “hỏi” vốn thế hiện âm điệu trắc. Trong mặt phẳng này hai cạnh đối: “ngã”-“hỏi” tượng trưng cho âm điệu gãy, “sắc”-“nặng” tượng trưng cho âm điệu không gãy.
Hình 2.2. Âm vực 2.1.3. Miêu tả các thanh điệu tiếng Việt
2.1.3.1. Thanh không dấu
So với các thanh điệu khác thanh không dấu là một thanh cao. Điểm cao độ
xuất phát, cao độ kết thúc và trường độ thời gian. Điểm xuất phát cao độ, đi ngang đều đặn, kết thúc ở điểm cao (xuất phát và kết thúc như nhau) cùng có cường độ
trung bình 300ms;
Đường nét âm điệu bằng phẳng hầu như không lên xuống gì từ đầu đến cuối.
Trong các âm tiết khác nhau như “a”, “ta”, “mau”, “ban”, “qua” đường nét về cơ bản vẫn là như vậy.
Không dấu Sắc
gãy
Huyền Hỏi Nặng
Không gãy
cao
Thấp trắc
ngã
Có thể biểu trưng đường nét âm điệu đó trên một biểu đồ như ở hình sau.
Hình 2.3: Thanh không dấu 2.1.3.2. Thanh huyền
Đây là một thanh thuộc âm vực thấp. So với thanh không dấu, nó thấp hơn một quãng bốn đúng. Đường nét âm điệu bằng phẳng, đi xuống thoai thoải. Xuất phát điểm thẳng hơn thanh không dấu, rồi đi xuống một cách đều đặn, kết thúc ở âm vực thấp hơn điểm xuất phát. Trong thực tế có trường độ dài nhất so với các thanh.
Đường nét âm điệu bằng phẳng hơi đi xuống thoai thoải. Các âm tiết như
“bàn”, “nhà”, “ngoài” đều được phát âm với thanh điệu như vậy.
Có thể biểu trưng đường nét âm điệu đó trên một biểu đồ như ở hình sau.
Hình 2.4: Thanh huyền 2.1.3.3. Thanh ngã
Thanh ngã có cao điểm xuất phát tương ứng thanh huyền sau đó đi lên một chút sau đó đi xuống đến giữa âm tiết có khoảng lặng (dây thanh không rung) sau đó đổi hướng đi lên cao kết thúc ở âm vực rất cao.
Đường nét âm điệu không bằng phẳng. Có hai biến thể:
- Đường nét bắt đầu cao hơn thanh huyền một chút đến giữa âm tiết đi xuống đột ngột, dốc đứng trong một thời gian ngắn (có thể đến một quãng ngắn), sau đó vút lên ngang với cao độ cũ và đi thêm một quãng ba thứ nữa
- Đường nét bắt đầu và kết thúc tương tự như trên nhưng bị gián đoạn ở giữa.
Tiếng thanh bị mất hoàn toàn biểu thị động tác tắc nghẽn thanh hầu đã xảy ra vào giữa quá trình phát âm. Đây là một biến thể tự do.
Có thể biểu trưng đường nét âm điệu đó trên một biểu đồ như ở hình sau.
Không dấu
0 Y
0 Y
Huyền X
X
Hình 2.5: Thanh ngã
2.1.3.4. Thanh hỏi
Thanh này bắt đầu ở mức cao cùng độ xuất phát của thanh huyền, kết thúc ở cao độ thấp nên thanh “hỏi” thuộc về loại thanh điệu có âm vực thấp. Đường nét âm điệu thấp dần từ khi bắt đầu, đến một quãng sáu (có thể đến quãng bẩy) thì chuyển sang một nét đi lên cân đối với nét đi xuống ban đầu và kết thúc bằng với cao độ
xuất phát. Sự chuyển đổi hướng đi của đường nét này được gọi là đặc trưng “gãy”
của âm điệu. Các âm tiết “ổi”, “cảm” “tưởng” đều được phát âm với âm điệu như vậy.
Có thể biểu trưng đường nét âm điệu đó trên một biểu đồ như ở hình sau.
Hình 2.6: Thanh hỏi 2.1.3.5. Thanh sắc
Thanh này có những biến thể khác nhau khi được phân bố trong những âm tiết thuộc các loại hình khác nhau.
+ Trong các âm tiết có âm cuối không phải là âm tắc vô thanh, ví dụ “cái”,
“máng”, “bé”, thanh điệu này bắt đầu xấp xỉ với thanh không dấu, với một âm điệu bằng ngang. Phần này chiếm gần ẵ phần vần. Sau đú õm điệu đi lờn, kết thỳc cao hơn thanh không dấu 1 quãng 2 trưởng.
+ Trong các âm tiết có âm cuối là âm tắc, vô thanh.
- Nếu âm chính là nguyên âm dài thì phần bằng ngang ngắn hơn khá nhiều hoặc có khi mất hẳn; cao độ xuất phát và cao độ kết thúc về cơ bản vẫn như ở biến thể a) nói trên. Ví dụ thanh sắc trong các âm tiết “rót”, “nước”.
Ngã
0 Y
X
Hỏi X
0 Y
- Nếu âm chính là nguyên âm ngắn thì thanh điệu bắt đầu cao hơn khá nhiều.
Đường nét âm điệu đi lên mạnh hơn và kết thúc ở một khoảng cách nhỏ. Ví dụ thanh sắc trong những âm tiết “mất”; “cắp” (xem hình).
Thanh điệu này có thể kết thúc bằng một âm tắc thanh hầu.
Có thể biểu trưng đường nét âm điệu đó trên một biểu đồ như ở hình sau.
Hình 2.7: Thanh sắc 2.1.3.6. Thanh nặng
Đây là một thanh điệu thuộc âm vực thấp. Nó bắt đầu xấp xỉ với mức cao ban đầu của thanh huyền.
Đường nét âm điệu của mỗi biến thể có khác nhau:
+ Trong các âm tiết có âm cuối không phải là âm tắc, vô thanh, ví dụ: “lại”,
“bị”, “hạn”, đường nét bắt đầu bằng ngang và kéo dài trong phần lớn của bộ phận vần, sau đó đi xuống với độ dốc lớn, tới một quãng 10 thứ. Nếu âm cuối là âm mũi thì phần đi xuống nằm vào âm cuối.
+ Trong các âm tiết kết thúc bằng âm tắc, vô thanh phần đi xuống nằm ngay ở cuối nguyên âm làm âm chính. Nếu âm chính là nguyên âm ngắn thì phần bằng ngang thu ngắn lại, ví dụ: “ngạt”, “thật” (xem hình).
Thanh nặng kết thúc bằng sự nghẽn thanh hầu. Có hiện tượng yết hầu hóa xảy ra trong quá trình phát âm, nhưng không nhất thiết có trong mọi trường hợp.
Thanh nặng có trường độ ngắn nhất so với các thanh điệu khác.
Có thể biểu trưng đường nét âm điệu đó trên một biểu đồ như ở hình sau.
X
0 Y
Sắc
Hình 2.8: Thanh nặng 2.2. Thanh điệu tiếng Trung
2.2.1. Thanh điệu tiếng Trung từ góc độ lịch sử
2.2.2.1. Thanh điệu Trung Quốc thời thượng cổ và trung cổ
Hán ngữ thượng cổ có hay không có thanh điệu, nếu có thì có mấy thanh, do tài liệu nghiên cứu không đầy đủ nên rất khó để xác định. Kể từ thời kỳ đầu của triều đại nhà Thanh, trải qua mấy trăm năm các học giả có rất nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng thanh điệu thượng cổ không cố định; có người cho rằng loại thanh điệu thượng cổ ít hơn trung cổ, ví dụ có thanh bình, thanh thượng và thanh nhập nhưng không có thanh khứ, hoặc có bình, có thượng lại không có nhập…
Hán ngữ trung cổ có bốn thanh điệu là thanh bình, thanh thượng, thanh khứ, thanh nhập. Đây chính là cái mà được mọi người gọi là bốn thanh. Sau thời kỳ Hán, Ngụy các học giả dần dần đã ý thức được có nhân tố thanh điệu trong cơ cấu tổ
chức của ngữ âm Hán ngữ chỉ có điều là quy thanh điệu Hán ngữ trung cổ thành bốn loại, mãi cho đến thời kỳ Tề, Lương mới hoàn thành. Lúc đó do vì thời kỳ đầu phát hiện bốn thanh cho nên rất ít người hiểu về nó. 梁武帝Lương Vũ Đế (Tiêu Diễn) là người có văn hóa, ông còn đặt ra câu hỏi thế nào là bốn thanh, đây là một minh chứng rõ ràng thời kỳ đầu phát hiện bốn thanh có rất ít người hiểu. Cho đến khí cuốn “切韵/Thiết Vận” của Lục Pháp Ngôn ra đời, sau khi xác định chính xác tầm quan trọng của thanh điệu tiếng Hán thì kiến thức về thanh điệu mới từng bước được ngày càng nhiều người am hiểu.
Hán ngữ trung cổ có bốn thanh, bởi vì trong lịch sử văn học và trong cuốn sách “Thiết Vận” đã đề cập một cách hoàn chỉnh và chính xác đến vấn đề này, cho nên rất đáng tin cậy.
X
0 Y
Nặng
Có người còn cho rằng thanh điệu thượng cổ và thanh điệu trung cổ về cơ bản là tương đồng, chỉ là có khác ở một số chữ cá biệt. Trong các ý kiến này, mọi người cho rằng ý kiến cuối cùng là có sức thuyết phục hơn cả, bởi vì nó cơ bản phù hợp với tình hình ghép vần của văn vần thượng cổ.
Xét từ góc độ ghép vần của “Thi kinh” và“Sở từ”, mỗi chữ ở thời trung cổ
thuộc một thanh điệu nào đó luôn ở cùng với vần ghép, mà không pha tạp với các thanh điệu khác.
2.2.2.2. Từ thanh điệu Hán trung cổ đến thanh điệu Hán ngữ hiện đại
Thanh bình trong Hán ngữ trung cổ được Hán ngữ hiện đại phân hóa thành hai thanh điệu. Ví dụ chữ “公” phụ âm trong Hán ngữ trung cổ là “g”, còn Hán ngữ hiện đại được đọc là “gōng”, phụ âm của chữ “多” trong Hán ngữ trung cổ là “d” nhưng trong Hán ngữ hiện đại được đọc là “duō”. Phàm những phụ âm nửa kêu như m, n, ng, l và những phụ âm thanh bình thanh kêu thì trong Hán ngữ hiện đại đọc bằng thanh dương bình, tức là thanh thứ hai. Ví dụ: chữ “明” phụ âm trong Hán ngữ trung cổ là “m”, trong Hán ngữ hiện đại được đọc là “míng”, phụ âm Hán ngữ trung cổ của chữ “驼” là d, Hán ngữ hiện đại đọc là “tuó”.
Thanh bình phân hóa thành hai thanh âm bình và dương bình trong Hán ngữ hiện đại được dùng rất phổ biến, điều này cho thấy xảy ra biến âm này chắc chắn không phải là muộn.
Chữ thượng thanh Hán ngữ trung cổ, phàm những chữ thuộc phụ âm thanh kêu thì trong Hán ngữ hiện đại điều biến thành khứ thanh. Ví dụ “杜/dù” và “赌/dǔ”
trong Hán ngữ trung đại đều là những chữ thượng thanh, nhưng phụ âm của “杜” là thanh kêu “d” trong Hán ngữ hiện đại lại biến thành khứ thanh. Còn phụ âm của chữ “赌” là phụ âm không kêu “d” trong Hán ngữ hiện đại lại không thay đổi và vẫn đọc là thượng thanh.
Thanh thượng biến thành khứ xuất hiện cũng tương đối sớm, cho đến cuối triều đại nhà Đường đã không chỉ là một tiếng địa phương có hiện tượng này. Thanh thượng biến thành khứ theo đánh giá là đến thời Nam Tống đã phổ cập đại đa số các ngôn ngữ địa phương trên toàn quốc, bởi vì dưới Nam Tống các tài liệu phản ánh tình hình ngữ âm lúc đó đều hiển thị hiện thực thượng thanh biến thành khứ thanh.