Lỗi phát âm thanh điệu trong các câu có nghĩa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đối chiếu hệ thống thanh điệu tiếng Việt và tiếng Trung (Trang 63 - 74)

CHƯƠNG 3: NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG KHI PHÁT ÂM THANH ĐIỆU TIẾNG TRUNG QUỐC

3.2. Kết quả khảo sát

3.2.3. Lỗi phát âm thanh điệu trong các câu có nghĩa

Tổng số khảo sát là 45 sinh viên thuộc các năm tứ 2,3 và 4. Các sinh viên này đọc Bảng câu có nghĩa (11 câu). Theo qui tắc, kết quả phân tích lỗi được chúng tôi xếp thành 3 nhóm như đã trình bày trên: chuẩn, chấp nhậnlệch chuẩn. Lỗi phát âm chỉ được xem là vi phạm tiêu chí lệch chuẩn.

Kết quả khảo sát gồm 5 bảng: bảng 3.8, 3.9, 3.10 là kết quả phát âm từng từ trong bảng câu có nghĩa của 45 sinh viên theo từng năm học; bảng 3.11 là kết quả tổng hợp từ ba bảng 3.8, 3.9, 3.10 nhằm xác định kết quả phát âm theo từng thanh điệu theo tiêu chí chuẩn, chấp nhậnlệch chuẩn nhằm xác định bản chất của lỗi phát âm đối với từng thanh điệu trong bối cảnh phát âm toàn câu tức là thanh điệu được đọc trong bối cảnh ngữ điệu và diễn biến của lỗi này qua từng năm học.

Bảng 3.8: Kết quả khảo sát phát âm 4 thanh điệu trong câu có nghĩa (sinh viên năm 2)

Bảng từ

Sinh viên năm 2

Thanh 1 Thanh 2 Thanh 3 Thanh 4

Chuẩn Chấp nhận

Lệch

chuẩn Chuẩn Chấp nhận

Lệch

chuẩn Chuẩn Chấp nhận

Lệch

chuẩn Chuẩn Chấp nhận

Lệch chuẩn 知足有乐

zhīzúyǒulè 11 3 1 11 3 1 8 4 3 3 4 8

妻离子散

qīlízǐshàn 11 2 2 12 2 1 9 5 1 4 4 7

稀奇古怪

xīqígǔguài 10 3 2 11 2 2 9 4 2 3 5 7

帮忙改错

bāngmánggǎicuò 11 2 2 10 2 3 9 4 2 3 4 7

差别很大

chābiéhěndà 9 3 3 11 2 2 8 5 2 3 4 7

心情很坏

xīnqínghěnhuài 10 2 3 12 1 2 8 5 2 4 3 8

不闻不问

bùwénbùwèn 11 2 2 9 4 2 3 4 8

理所当然

lísuǒdāngrán 8 4 3 12 2 1 9 4 2 4 2 9

措手不及

cuòshǒubùjí 12 2 1 8 4 3 4 3 8

黑更半夜

hēigēngbànyè 10 3 2 9 3 3 3 3 9

恨铁不成钢

hèntiěbùchénggāng 9 2 4 10 3 2 8 5 2 4 4 7

Bảng 3.9: Kết quả khảo sát phát âm 4 thanh điệu trong câu có nghĩa (sinh viên năm 3)

Bảng từ

Sinh viên năm 3

Thanh 1 Thanh 2 Thanh 3 Thanh 4

Chuẩn Chấp nhận

Lệch

chuẩn Chuẩn Chấp nhận

Lệch

chuẩn Chuẩn Chấp nhận

Lệch

chuẩn Chuẩn Chấp nhận

Lệch chuẩn 知足有乐

zhīzúyǒulè 11 3 1 11 3 1 10 4 1 4 4 7

妻离子散

qīlízǐshàn 10 3 2 12 2 1 11 3 2 5 4 6

稀奇古怪

xīqígǔguài 11 2 2 12 2 1 11 3 1 4 5 6

帮忙改错

bāngmánggǎicuò 11 2 3 10 2 3 10 4 1 5 4 6

差别很大

chābiéhěndà 10 4 1 12 2 1 11 2 2 5 4 6

心情很坏

xīnqínghěnhuài 11 3 1 13 1 1 10 3 2 4 3 8

不闻不问

bùwénbùwèn 12 2 1 9 4 2 4 4 7

理所当然

lísuǒdāngrán 10 3 2 12 2 1 11 2 2 5 2 8

措手不及

cuòshǒubùjí 12 2 1 10 4 1 4 3 8

黑更半夜

hēigēngbànyè 10 3 2 9 3 3 5 3 7

恨铁不成钢

hèntiěbùchénggāng 10 4 1 12 3 1 10 3 2 4 4 7

Bảng 3.10: Kết quả khảo sát phát âm 4 thanh điệu trong câu có nghĩa (sinh viên năm 4)

Bảng từ

Sinh viên năm 4

Thanh 1 Thanh 2 Thanh 3 Thanh 4

Chuẩn Chấp nhận

Lệch

chuẩn Chuẩn Chấp nhận

Lệch

chuẩn Chuẩn Chấp nhận

Lệch

chuẩn Chuẩn Chấp nhận

Lệch chuẩn 知足有乐

zhīzúyǒulè 12 2 1 13 2 11 2 2 5 5 5

妻离子散

qīlízǐshàn 11 2 2 12 2 1 11 2 2 5 3 7

稀奇古怪

xīqígǔguài 12 2 1 13 1 1 11 2 2 4 5 6

帮忙改错

bāngmánggǎicuò 10 2 3 12 1 2 12 2 1 5 5 5

差别很大

chābiéhěndà 12 2 1 13 1 1 10 3 2 5 4 6

心情很坏

xīnqínghěnhuài 12 2 1 12 2 1 11 2 2 6 3 6

不闻不问

bùwénbùwèn 13 1 1 10 2 3 5 4 6

理所当然

lísuǒdāngrán 11 2 2 13 1 1 11 2 2 5 2 8

措手不及

cuòshǒubùjí 12 2 1 11 2 2 6 2 7

黑更半夜

hēigēngbànyè 11 2 2 10 3 1 5 3 7

恨铁不成钢

hèntiěbùchénggāng 12 1 2 12 3 11 3 1 6 3 6

Bảng 3.11: Tổng kết kết quả phát âm 4 thanh điệu trong câu có nghĩa

Thanh Lượt đọc

Năm thứ hai Năm thứ ba Năm thứ tư

Chuẩn Chấp nhận Lệch

chuẩn Chuẩn Chấp nhận Lệch

chuẩn Chuẩn Chấp nhận

Lệch chuẩn

SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %

Thanh 1 135 89 65,9 24 17,7 22 16,3 94 69,6 27 20,0 15 11,1 103 76,3 17 12,5 15 11,1 Thanh 2 150 112 74,6 21 14 17 11,3 118 78,6 21 14,0 12 8 125 83,3 16 10,6 9 6,0 Thanh 3 165 94 56,9 45 27,2 24 14,5 112 67,8 35 21,2 19 11,5 119 72,1 25 15,1 20 12,1 Thanh 4 165 38 23 40 24,2 85 51,5 49 29,6 40 24,2 76 46 57 34,5 49 29,6 69 41,8

Từ kết quả khảo sát được trình bày ở Bảng 3.11, chúng ta có rút ra các kết luận sau:

a) Lỗi phát âm xét theo từng thanh điệu

Trong bối cảnh phát âm thanh điệu trong cả câu nói kèm theo ngữ điệu, lỗi phát âm thanh điệu tiếng Trung phổ biến nhất trong suốt cả 3 năm học vẫn là Thanh 4 (Khứ thanh) với tỉ lệ còn khá cao: 51,5%; 24,2% nhưng đến năm thứ 4 lại là 41,8%. Tương tự như trường hợp phát âm đơn âm tiết, tiếp theo là đến Thanh 1 (Âm bình) với tỉ lệ mắc lỗi là: 16,3%; 20,0%11,1%. Thanh ít mắc lỗi nhất trong số 4 thanh là Thanh 2 (Dương bình) có tỉ lệ lỗi chỉ là: 11,3%;14,0% 6,0%.

b) Lỗi phát âm thanh điệu theo diễn tiến thời gian

Kết quả thống kê chỉ rõ, lỗi phát âm ở tất cả 4 thanh điệu đều tuân thủ theo nguyên tắc chung là giảm dần theo diễn tiến thời gian học. Các diễn tiến về tỉ lệ lỗi có thể xem tại Bảng 3.11.

Nhận xét chung

Từ kết quả phân tích lỗi phát âm thanh điệu cả ở trong ba bối cảnh phát âm (đơn tiết, song tiếtcâu) theo trình tự học tập của sinh viên trường Đại học Hải Phòng đã được nêu trên, chúng tôi rút ra những nhận xét mang tính khái quát sau:

a) Đặc điểm ngữ âm các biến thể phát âm thanh điệu lệch chuẩn trong bảng từ đơn tiết

- Thanh 1 (Âm bình) có biến thể lỗi phát âm phổ biến là giống với Thanh 1 (ngang) của tiếng Việt tức là âm vực chỉ ở độ 4. Trong khi đó Thanh 1 (Âm bình) có độ cao âm vực lớn nhất (độ 5).

- Thanh 2 (Dương bình) được các sinh viên phát âm gần giống với Thanh 5 (sắc) tiếng Việt. Các biến thể phát âm lệch chuẩn thể hiện rõ nhất là có trường độ

ngắn hoặc quá ngắn trong khi Thanh 2 (Dương bình) có trường độ dài.

- Thanh 3 (Thượng thanh) được các sinh viên phát âm gần giống với Thanh 4 (hỏi) hoặc Thanh 2 (huyền) của tiếng Việt tức là cao độ kết thúc của thanh chỉ độ 2.

Trong khi đó, Thanh 3 (Thượng thanh) có kết thúc với cao độ âm vực độ 3 hoặc 4.

- Thanh 4 (Khứ thanh) được các sinh viên phát âm gần giống với Thanh 6 (nặng) tiếng Việt tức là thanh bắt đầu với âm vực thấp hơn (độ 3), sau đó đi xuống đột ngột với trường độ ngắn. Một số lượng ít hơn sinh viên phát âm Thanh 4 (Khứ thanh) với biến thể của Thanh 2 (Huyền) tức là bắt đầu với âm vực thấp (độ 3), đi xuống nhưng chỉ kết thúc ở âm vực mức độ 2 với trường độ dài.

b) Lỗi phát âm theo trình tự học tập

Kết quả khảo sát thực hiện đối với các sinh viên học tiếng Trung từ năm thứ 2 đến năm thứ 4. Nguyên tắc chung là số lỗi về cơ bản giảm dần được thể hiện khá rõ ràng qua các thống kê. Tuy nhiên, có hai vấn đề cần được quan tâm:

- Nhìn chung các lỗi mắc ở mọi bối cảnh phát âm đều giảm đáng kể trong giai đoạn năm thứ 2 chuyển sang năm thứ 3. Tuy nhiên, từ năm thứ 3 chuyển sang năm thứ 4 tỉ lệ lỗi giảm ít hơn;

- Có những trường hợp tỉ lệ lỗi phát âm thanh điệu của năm thứ 3 thấp hơn cả năm thứ 4, ví dụ: Thanh 4 (Khứ thanh) trong bối cảnh phát âm câu có ngữ điệu có kết quả: 51,5% (năm thứ 2); 24,2% (năm thứ 3) được coi là thấp nhất nhưng đến năm thứ 4 lại là 41,8%.

Như chúng tôi đã đề cập, nguyên nhân chủ quan, tự mãn và thiếu cố gắng ở năm học cuối cùng có thể là nguyên nhân của việc tái phạm lỗi phát âm.

c) Lỗi phát âm xét theo từng thanh điệu

Căn cứ vào mức độ mắc lỗi phát âm các thanh điệu từ cao đến thấp, có thể

xếp và phân tích theo trật tự sau:

Thanh 4 (Khứ thanh)

Các số liệu thống kê đều cho thấy thanh Thanh 4 (Khứ thanh) có tỉ lệ lỗi (lệch chuẩn) cao nhất ở tất cả mọi bối cảnh và trong cả quá trình học tiếng Trung.

Đọc bảng từ đơn: 76,0 (năm thứ 2); 66,4 (năm thứ 3); 60,2 (năm thứ 4);

Đọc bảng từ song tiết: 66,6 (năm thứ 2); 55,5 (năm thứ 3); 52,2 (năm thứ 4);

Đọc bảng câu có nghĩa: 51,5 (năm thứ 2); 24,4 (năm thứ 3); 41,8 (năm thứ 4).

Tỉ lệ lỗi cao nhất là 76,0% (năm thứ 2 - đọc bảng từ đơn tiết) và tỉ lệ lỗi thấp nhất 24,2% (năm thứ 3 - đọc bảng câu có nghĩa) nhưng đến năm thứ 4 lại là 41,8%

(năm thứ 4 - đọc bảng câu có nghĩa). Tỉ lệ lỗi trung bình trong các năm học và mọi bối cảnh đều khoảng 50%.

Thanh 1 (Âm bình)

Số liệu thống kê xác định, Thanh 1 (Âm bình) có tỉ lệ lỗi (lệch chuẩn) trong các bối cảnh và tiến trình học tập như sau (xem các Bảng 2, 6, 10):

Đọc bảng từ đơn: 22,6 (năm thứ 2); 22,6 (năm thứ 3); 12,0 (năm thứ 4);

Đọc bảng từ song tiết: 16,6 (năm thứ 2); 12,0 (năm thứ 3); 11,8 (năm thứ 4);

Đọc bảng câu có nghĩa: 16,3 (năm thứ 2); 20,0 (năm thứ 3); 11,1 (năm thứ 4).

Đối với Thanh 1, kết quả khảo sát về lỗi lại ngược lại với Thanh 3: Bảng từ đơn mắc lỗi nhiều trong khi hai bảng từ còn lại tỉ lệ lỗi lại ít hơn. Tỉ lệ mắc lỗi chung khoảng trên 15%.

Thanh 3 (Thượng thanh)

Số liệu thống kê xác định, Thanh 3 (Thượng thanh) có tỉ lệ lỗi (lệch chuẩn) trong các bối cảnh và tiến trình học tập như sau (xem các Bảng 2, 6, 10):

Đọc bảng từ đơn: 10,6 (năm thứ 2); 10,6 (năm thứ 3); 8,0 (năm thứ 4);

Đọc bảng từ song tiết: 23,3 (năm thứ 2); 16,6 (năm thứ 3); 16,6 (năm thứ 4);

Đọc bảng câu có nghĩa: 14,5 (năm thứ 2); 21,2 (năm thứ 3); 12,1 (năm thứ 4).

Trong bối cảnh đọc bảng từ đơn tiết, Thanh 3 ít mắc lỗi, trung bình khoảng 9%. Nhưng ở các bảng từ song tiết và bảng từ câu, tỉ lệ mắc lỗi lại khá cao, đặc biệt là bảng từ song tiết. Tỉ lệ mắc lỗi chung khoảng trên 15%.

Thanh 2 (Dương bình)

Số liệu thống kê xác định, Thanh 2 (Dương bình) có tỉ lệ lỗi (lệch chuẩn) trong các bối cảnh và tiến trình học tập như sau (xem các Bảng 2, 6, 10):

Đọc bảng từ đơn: 13,3 (năm thứ 2); 7,1 (năm thứ 3); 8,4 (năm thứ 4);

Đọc bảng từ song tiết: 16,2 (năm thứ 2); 15,5 (năm thứ 3); 11,8 (năm thứ 4);

Đọc bảng câu có nghĩa: 11,3 (năm thứ 2); 14,0 (năm thứ 3); 6,0 (năm thứ 4).

Đây là thanh có tỉ lệ lỗi thấp nhất trong số 4 thanh của tiếng Trung. Tỉ lệ mắc lỗi chung khoảng trên 10%.

Khái quát nhất, chúng tôi có thể kết luận: Tỉ lệ mắc lỗi phát âm thanh điệu tiếng Trung nhiều nhất xảy đối với Thanh 4 (Khứ thanh) chiếm khoảng 50%; các Thanh 1 (Âm bình) và Thanh 3 (Thượng thanh) có tỉ lệ lỗi tương đương xếp vị trí thứ hai nhau với khoảng 15%. Thanh 2 (Dương bình) có tỉ lệ mắc lỗi ít nhất, khoảng trên 10%.

Như đã miêu tả, các phát âm thanh điệu được coi là lỗi (lệch chuẩn) của sinh viên đều có nguyên nhân mô phỏng thanh điệu tương tự trong tiếng Việt áp dụng cho thanh điệu tiếng Trung. Điều đó dẫn đến đã tạo ra những biến thể thanh điệu khác với thanh điệu tiếng Trung về âm vực, đường nét hoặc trường độ.

3.3. Nguyên nhân gây lỗi và một số biện pháp khắc phục 3.3.1. Nguyên nhân gây lỗi

3.3.1.1. Nguyên nhân giao thoa ngôn ngữ

Các kết quả phân tích lỗi phát âm thanh điệu tiếng Trung của sinh viên tại trường Đại học Hải Phòng đã được chúng tôi trình bày. Nguyên nhân gây ra lỗi có nhiều, nhưng theo chúng tôi, nguyên nhân cơ bản là do giao thoa ngôn ngữ, nói cách khác những khác biệt hay còn gọi là những chuyển di tiêu cực về hệ thanh điệu giữa hai ngôn ngữ là nguyên nhân cơ bản tạo ra lỗi.

a) Thanh 4 (Khứ thanh) trong tiếng Trung có âm vực, đường nét tương tự với Thanh 6 (nặng) tiếng Việt. Tuy nhiên, bản chất của hai thanh này có nhiều điểm khác biệt.

- Thanh 4 (khứ thanh) trong tiếng Trung có trường độ dài trong khi thanh 6 (nặng) tiếng Việt là thanh ngắn hoặc cực ngắn (trong các âm tiết có kết thúc là p, t, k);

- Thanh 4 (Khứ thanh) trong tiếng Trung có điểm xuất phát ở âm vực cao (độ

5), đi xuống còn Thanh 6 (nặng) tiếng Việt có xuất phát điểm trung bình (độ 4), đi xuống đột ngột.

Sinh viên việt Nam đã sử dụng thói quen đọc Thanh 6 (nặng) tiếng Việt (trường độ ngắnđi xuống đột ngột) áp dụng cho việc đọc Thanh 4 (Khứ thanh) trong tiếng Trung đã dẫn đến lỗi. Sự khác biệt giữa lớn giữa hai thanh điệu này là nguyên nhân lỗi phát âm có tỉ lệ cao và kéo dài đến cuối những năm học ngoại ngữ.

b) Thanh 1 (Âm bình) trong tiếng Trung có âm vực, đường nét tương tự với Thanh 1 (ngang) tiếng Việt. Tuy nhiên, hai thanh này cũng có điểm khác biệt: Cao độ âm vực Thanh 1 (Âm bình) ở mức cao nhất (bậc 5) trong khi cao độ của Thanh 1 (ngang) tiếng Việt thấp hơn (bậc 3 hoặc 4). Lỗi phát âm đối với Thanh 1 (Âm bình) của sinh viên trường Đại học Hải Phòng cao độ âm vực thấp do thói quen phát âm Thanh 1 (ngang) tiếng Việt. Việc điều chỉnh âm vực đối với một hệ thống thanh

điệu cần được luyện tấp rất nhiều. Đó là lý do vì sao Thanh 1 (Âm bình) có tỉ lệ lỗi phát âm cao sau Thanh 4 (Khứ thanh).

c) Thanh 3 (Thượng thanh) trong tiếng Trung có âm vực, đường nét tương tự

với Thanh 4 (hỏi) tiếng Việt. Tuy nhiên, hai thanh này cũng có điểm khác biệt: Thanh 3 (Thượng thanh) được miêu tả về âm vực và đường nét là đi xuống - đi lên 212 trong khi Thanh 4 (hỏi) tiếng Việt có âm vực phổ biến là 322 hoặc 323 tức là có điểm xuất phát cao hơn và điểm kết thúc thấp hơn (nhiều trường hợp lẫn với Thanh 2 - Huyền).

Đó cũng chính là nguyên nhân vì sao Thanh 3 (Thượng thanh) có tỉ lệ lỗi phát âm cao sau Thanh 4 (Khứ thanh).

d) Thanh 2 (Thượng thanh) trong tiếng Trung có âm vực, đường nét tương tự

với Thanh 5 (sắc) tiếng Việt. Sự khác biệt giữa hai thanh này là không lớn. Đó là nguyên nhân cắt nghĩa vì sao tỉ lệ lỗi phát âm ở thanh này của sinh viên trường Đại học Hải Phòng là thấp nhất.

3.3.1.2. Nguyên nhân tâm lí người học

Một trong những nguyên nhân gây lỗi phát âm thanh điệu của sinh viên đó là bản thân cá nhân sinh viên trong quá trình học không chú trọng đến phần phát âm.

Trên thực tế, học cách phát âm chuẩn tiếng Trung là một phần rất quan trọng. Ngoài ra, có một bộ phận không nhỏ trong sinh viên có tính rụt rè, e ngại trong quá trình học, bản thân không dám giao tiếp với thầy cô hoặc với người bản ngữ, học một cách thụ động, cho nên trong quá trình học phát âm sinh viên cũng không quan tâm mình nói đúng hay sai.

3.3.1.3. Các nguyên nhân khác

Một trong những nguyên nhân gây lỗi phát âm mà chúng ta không thể không nói đến đó là, xuất phát điểm của giảng viên chuyên ngành ngôn ngữ Trung Quốc cũng giống với sinh viên hiện nay là không được học học phần phát âm do giảng viên người Trung Quốc giảng dạy, cho nên ngay từ đầu bản thân sinh viên cũng đã bị lệch chuẩn so với yêu cầu, lệch chuẩn ngay từ bản thân giảng viên. Đây cũng là tình trạng chung của sinh viên học ngoại ngữ nói chung và sinh viên trường Đại học Hải Phòng học chuyên ngành ngôn ngữ Trung Quốc nói riêng.

3.3.2. Một số biện pháp khắc phục

Từ kết quả khảo sát và phân tích ở trên chúng ta có thể thấy lỗi của sinh viên trường Đại học Hải Phòng gặp phải khi học phát âm tiếng Trung được thể hiện ở phần cụ thể như sau; (khứ thanh sinh viên đọc thành âm bình, thượng thanh thì sinh viên đọc thành nửa lên). Ngoài ra còn có hiện tượng thanh âm bình (thanh một) và khứ thanh (thanh bốn) lẫn lộn, không phân biệt rõ, có nghĩa là sinh viên không biết chữ nào nên đọc là khứ thanh và chữ nào nên đọc là âm bình. Đây là lỗi phổ biến nhất của sinh viên trong quá trình học tiếng Trung. Đối với những lỗi này của sinh viên chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tối đa cho sinh viên khi học phát âm như sau.

3.3.2.1. Truyền đạt kiến thức cơ bản

Hiện nay đánh giá yêu cầu về học ngoại ngữ nói chung và học tiếng Trung nói riêng của sinh viên trường Đại học Hải Phòng, nhận thấy tầm quan trọng của việc giảng dạy học phần ngữ âm, trường Đại học Hải Phòng đã mời 02 chuyên gia người Trung Quốc có chuyên ngành Hán ngữ đối ngoại sang đảm nhận công tác giảng dạy cho sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc của Trường, ngoài các học phần khác, khoa chuyên môn của nhà trường và chuyên gia đã xây dựng kế hoạch đào tạo trong 2 năm đầu để chuyên gia đảm nhiệm học phần ngữ âm, điều cần dạy đầu tiên đó là kiến thức liên quan đến thanh điệu, để sinh viên hiểu về thanh điệu, dạy cho sinh viên hiểu về ý nghĩa biểu đồ diễn biến của thanh điệu như diễn biến cao bằng, giữa bằng, thấp bằng, giữa lên, giữa xuống, cao xuống, dưới lên và mối quan hệ của thanh đới với âm cao, âm giữa va âm thấp...

3.3.2.2. Tạo môi trường giao tiếp tự nhiên

Trường đã thành lập “Góc Hán ngữ” nhằm tạo cơ hội giao lưu, kết nghĩa giữa các lớp sinh viên chuyên ngành tiếng Trung và các lớp sinh viên Trung Quốc đang học tập tiếng Việt tại trường để các em có điều kiện giao lưu, trao đổi với nhau, học tập lẫn nhau. Đây là một hoạt động mang nhiều ý nghĩa. Thông qua hoạt động này, sinh viên có thể tổ chức các nhóm hoạt động vui chơi bằng ngoại ngữ. Nội dung của mỗi buổi hoạt động không hạn chế về độ thời gian, hình thức. Chủ đề do sinh viên tự chọn để đảm bảo phát huy tối đa tính tích cực của sinh viên và hạn chế tối đa các yếu tố về tâm lý. Giáo viên ngoài việc đóng vai trò hướng dẫn, còn dành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đối chiếu hệ thống thanh điệu tiếng Việt và tiếng Trung (Trang 63 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)