Hệ thống nguyên âm trong tiếng Tà Ôi

Một phần của tài liệu NGỮ âm TIẾNG TA ôi (TRÊN tư LIỆU TIẾNG TA ôi ở xã a ROÀNG, HUYỆN a lưới, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ) (Trang 60 - 66)

Chương 3. HỆ THỐNG ÂM VỊ TIẾNG TÀ ÔI

3.2. Hệ thống nguyên âm trong tiếng Tà Ôi

Nguyên âm giữ vai trò làm âm chính và luôn có mặt trong mọi âm tiết tiếng Tà Ôi. Để xác định hệ thống âm vị nguyên âm trong tiếng Tà Ôi, chúng tôi tiến hành phân xuất trong các cặp đối lập tối thiểu và bối cảnh đồng nhất.

Theo thống kê của chúng tôi có 15 âm vị nguyên âm trong tiếng Tà Ôi. Các

54

nguyên âm này được chia thành hai nhóm: nhóm các nguyên âm đơn (các nguyên âm chỉ có một yếu tố, khi phát âm, cơ quan phát âm chỉ ở một tư thế duy nhất từ đầu đến cuối ) và nhóm các nguyên âm đôi ( gồm hai yếu tố, khi phát , các bộ phận của cơ quan phát âm chuyển từ thế phát âm của yếu tố này sang thế phát âm của yếu tố khác):

Nhóm 1: bao gồm 11 nguyên âm đơn : / a, u, i, o, e, ᴐ, ă, ɤ, ɤ̌, ɛ, ɯ/

Nhóm 2: bao gồm 4 nguyên âm đôi: / iɤ, uɤ,uɤ̌, ɯɤ/

Như vậy, hệ thống nguyên âm làm âm chính của âm tiết tiếng Tà Ôi có sự đối lập dài / ngắn rõ ràng. Dưới đây là phần mô tả chi tiết về nguyên âm tiếng Tà Ôi và các ví dụ cụ thể:

a. Các nguyên âm đơn:

/i/ : khi phát âm, lưỡi trong khoang miệng đưa về phía trước, đồng thời môi nhành ra, không chúm tròn mà dẹt. /i/ là nguyên âm dòng trước, lưỡi nâng cao nhất so với các âm cùng dòng, môi dẹt tạo thành khe hẹp. Ví dụ:

/ʔitiɤu sa/ : kéo lên /tik/ : chặt

/ɂatih tɤ̌j/ : duỗi tay /hi:k/ : xé

/vih/ : bẻ /diɤn/ : đè...

/e/: khi phát âm, lưỡi trong khoang miệng đưa về phía trước, lưỡi nâng cao về phía ngạc tương tự /i/, nhưng thấp hơn so với phát âm âm /i/, đồng thời môi nhành ra, /e/ là nguyên âm dòng trước, lưỡi nâng cao vừa, môi dẹt ra tạo thành khe hơi hẹp. Ví dụ:

/lep/ : trải ra /ve praɂ/ : có tiền

55 /ʔite ʔinih/ : sàng gạo

/ceh jăm/ : mổ thịt...

/ɛ/ : khi phát âm, lưỡi trong khoang miệng đưa về phía trước, lưỡi nâng về phía ngạc như /e/, nhưng thấp hơn phát âm /e/ một chút và thấp hơn nhiều so với phát âm /i/, đồng thời môi nhành ra tạo thành lỗ hở hơi rộng và dẹt. /ɛ/

là nguyên âm dòng trước, lưỡi nâng thấp vừa, môi dẹt. Ví dụ:

/ʔaci ʔitεl/ : dao phát /ʔăn nεl/ : cột

/ʔanεp/ : cái kẹp tóc /ʔanεs/ : mít...

/a/ : khi phát âm, lưỡi đưa về phía sau, mặt lưỡi áp xuống bên dưới, chỉ có phần sau là hơi nâng lên, độ mở của miệng rộng nhất, hai môi bình thường.

Ví dụ :

/ʔajul/ : hoa chuối /ʔataw/ : mía /tom ʔariŋ/ : cây ổi /hɯt law/ : thuốc lào...

/ă/ : khi phát âm, cấu âm gần như /a/, lưỡi nhích về phía sau hơn. /ă/ là nguyên âm dòng giữa, độ mở rộng, ngắn, dẹt. Ví dụ :

/plăŋ/ : cỏ tranh /ʔărla/ : khoai /ʔăn ƫɔj/ : gà

/ʔăn ƫɔj kăn/ : gà mái...

/u/ : khi phát âm, lưỡi đưa về phía sau, nâng lên đến vị trí cao nhất so với các âm cùng dòng, đồng thời hai môi hơi chúm tròn lại. /u/ là nguyên âm dòng sau, khép (độ nâng của lưỡi cao), tròn môi. Ví dụ :

56 /ʔăn ƫɔj kru:ŋ/ : gà rừng

/ʔakut ʔajiɤp/ : nhái /ʔakut/ : ếch

/ʔapuŋ/ : nòng nọc...

/o/ : khi phát âm, lưỡi đưa về phía sau, nâng lên cao, nhưng thấp hơn so với / u/, độ mở của miệng rộng hơn /u/, đồng thời hai môi chúm lại tạo thành lỗ hở hẹp và tròn. /o/ là nguyên âm dòng sau, khép vừa ( cao vừa ), tròn môi.

Ví dụ:

/ʔaboh/ : cá sấu /ʔamoh/ : con mọt /plom/ : vắt

/mot ʔăn ƫoh/ : nhím...

/ᴐ/ : khi phát âm, lưỡi đưa về phía sau, nâng lên, nhưng thấp hơn so với /0/ và thấp hơn nhiều so với / u /, độ mở của miệng rộng, hai môi chúm lại. /ᴐ/

là nguyên âm dòng sau, mở vừa (khép vừa), tròn môi dài. Ví dụ : /ʔarɔh/ : cáo

/ʔadɔk/ : khỉ /ʔăr bɔʔ/ : vượn /ʔatiɤh bɔj/ : ngọt /ɂa siu põŋ/ : cá bơi...

/ɯ/ : Khi phát âm, lưỡi nhích về phía sau một chút so với phát âm âm /i/, miệng mở hẹp, không tròn môi /ɯ/ là nguyên âm dòng giữa, lưỡi nâng cao, môi dẹt. Ví dụ:

/sɯɤt/ : bó

/ʔusiεt mɯɤn/ : mượn

57 /ʔăŋ tɯic/ : ăn cướp

/kah ʔăm mɯŋ/ : quên...

/ɤ/ : Khi phát âm, lưỡi đưa ra phía sau một chút như khi phát âm /ɯ/

nhưng hạ thấp hơn, miệng mở rộng hơn /ɯ/, môi không chúm tròn cũng không nhành ra. / ɤ/ là nguyên âm dòng giữa, khép vừa, dài, môi dẹt. Ví dụ:

/bɔŋt bɤrɯɤŋ/ : hang /siɤk nɤʔ/ : mắc nợ /ʔaliɤh nɤʔ/ : trả nợ /ʔalwaŋʔalɤp/ : cửa sổ /diɤp/ : đạp

/pɤŋ peʔ/ : buồng chuối...

/ɤ̌/: Khi phát âm, lưỡi hơi nhích về phía sau, độ mở của miệng giống như khi phát âm /ɤ/, /ɤ̌/ là nguyên âm dòng giữa, khép, hẹp, ngắn, môi dẹt.Ví dụ:

/cik lɤ̌j/: tìm kiếm /ʔasiu khɤ̌r/: cá (nhảy) /ʔăr tɤ̌p/: nổ

/juh ʔaklɤ̌m/: buồn (đái)...

Từ những mô tả trên, có thể thấy các nguyên âm đơn trong tiếng Tà Ôi có thể khu biệt với nhau theo những tiêu chí sau đây:

- Theo vị trí của lưỡi, có thể phân biệt:

Nguyên âm dòng trước: /i, e, e/.

Nguyên âm dòng sau: /o, u, ᴐ /.

- Theo độ nâng của lưỡi, có thể phân biệt:

Nguyên âm cao: /i, u,/

58 Nguyên âm hơi cao: /e, o/

Nguyên âm thấp: /a, ă/

Nguyên âm hơi thấp: /ᴐ/

- Theo hình dáng của môi, có thể phân biệt:

Nguyên âm tròn môi: /u, o, ᴐ/

Nguyên âm không tròn môi: /i, e, ɛ, a, ă, ɯ/

- Theo tiêu chí trường độ của nguyên âm, có thể phân biệt:

Nguyên âm ngắn: /ă, ɤ̆/

Nguyên âm dài: /i, e, ɛ, a, ɤ, u, o, ᴐ/.

Tổng hợp lại, ta có bảng các nguyên âm đơn tiếng Tà Ôi như sau:

Dòng

Độ nâng

Trước Giữa Sau

Dài Ngắn Dài Ngắn Dài Ngắn

Cao i ɯ u

Trung bình e ɤ ɤ̌ o

Hơi thấp ɔ

Thấp ɛ a ă

Bảng 3.2: Bảng các nguyên âm đơn trong tiếng Tà Ôi b. Các nguyên âm đôi

Kết quả xử lí tư liệu cho thấy tiếng Tà Ôi ở A Roàng có 03 nguyên âm đôi, cụ thể như sau:

/iɤ/ : Khi phát âm, ban đầu các bộ phận của cơ quan phát âm ở vào vị trí phát âm của /i/ ( lưỡi trong khoang miệng đưa về phía trước, lưỡi nâng cao nhất so với các âm cùng dòng, gần áp sát phần ngạc, đồng thời môi nhành ra tạo thành lỗ hở rộng và dẹt), sau đó chuyển sang vị trí của /ɤ/ (lưỡi đưa ra phía sau một chút như khi phát âm /ɯ/ nhưng hạ thấp như khi phát âm /e/, miệng mở rộng hơn /ɯ/, môi không chúm tròn cũng không nhành ra.Ví dụ:

59 /bɔ ʔiriɤr/: mưa đá

/ʔa tiɤk/: đất

/ʔăriɤr/ : móng tay

/uɤ/: Khi phát âm, ban đầu các bộ phận của cơ quan phát âm ở vào vị trí phát âm của /u/, sau đó chuyển sang vị trí của /ɤ/.Ví dụ:

/ŋɤ̌u juɤŋ/: ngồi chờ /ʔan nuɤŋ/: bờ ruộng /buɤm/: môi...

/ɯɤ/: Khi phát âm, ban đầu các bộ phận của cơ quan phát âm ở vào vị trí của /w/ sau đó chuyển sang vị trí phát âm của /ɤ/. Ví dụ:

/ʔɤ̌n tɯɤs/: sét /căk cɯɤn/: thân thể /ŋaj ʔalɯɤu/: người trẻ /jɯɤŋ/: đứng

Một phần của tài liệu NGỮ âm TIẾNG TA ôi (TRÊN tư LIỆU TIẾNG TA ôi ở xã a ROÀNG, HUYỆN a lưới, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ) (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)