Chương 3. HỆ THỐNG ÂM VỊ TIẾNG TÀ ÔI
3.4. Khả năng kết hợp giữa các âm vị trong tiếng Tà Ôi
3.4.1. Khả năng kết hợp của nguyên âm với phụ âm và tổ hợp phụ âm đầu
Qua thống kê tư liệu có được, chúng tôi thu được bảng thống kê khả năng kết hợp giữa nguyên âm với các phụ âm đầu như sau:
a u ă i ɔ ɤ̌ ɤ ε o e ɯ
p + + + + + + + + + + +
t + + + + + + - + + + +
k + + + + + + - - + + +
c + + + + + + - + + + +
ʔ + + + + + + - - + + +
h + + + + + + + - + + +
ph - - - - - - - + - - +
th - - - + - - - - - - -
kh - - + - - + - - - - -
b + + + + + + + - + + +
62
d + + + + + + + - + + +
m + + + + + + + - - + +
n + + - + + + + + + - +
ɲ + - + + + + - - - - -
ŋ + + + + + + + - + - +
v + - + + + + - - + + +
s + + - + + - - + + - +
r + + - + + + - + + + +
l + + + + + + + + + + +
j + + + + + + + - + + +
ƫ + + - + + + - - + - -
ș - - - + - + - - - - -
Bảng 3.3: Bảng nguyên âm với phụ âm đầu đơn
Nhìn vào bảng kết hợp trên, ta thấy phần lớn nguyên âm đều kết hợp với tất cả các phụ âm đầu.
Đối với khả năng kết hợp giữa nguyên âm với các tổ hợp phụ âm đầu, kết quả thống kê của chúng tôi như sau:
a u ă i ɔ ɤ̌ ɤ ε o e ǒ ɯ
br + - - + - - - +
pl - - + + - + - - + - - -
kl + - - - + - - - +
kr + + - + - - - + + - - +
pr - - - + - - - - + - - +
Bảng 3.4:Bảng kết hợp nguyên âm với tổ hợp phụ âm đầu
Nhìn vào bảng kết hợp giữa nguyên âm với tổ hợp phụ âm đầu, chúng ta nhận thấy, nguyên âm /a/ chủ yếu đi với tổ hợp phụ âm /br, kl và kr. Nguyên âm /u/ chỉ kết hợp với 1 tổ hợp phụ âm đầu duy nhất là /kr/, nguyên âm /ɤ/ không kết hợp với tổ hợp phụ âm nào, mà chỉ kết
63
hợp với phụ âm đơn, nguyên âm /ɯ/ kết hợp được với đa số các tổ hợp phụ âm.
3.4.2. Khả năng kết hợp của nguyên âm với âm cuối và tổ hợp phụ âm cuối
Qua thống kê tư liệu có được, chúng tôi thu được bảng thống kê khả năng kết hợp giữa nguyên âm với các phụ âm cuối (hay còn gọi là bảng vần) như sau:
ŋ t c m ʔ s r h j k p l n ȵ w jh wʔ jʔ a + + + + + + + + + + + + + + + + + + u + + + + + + + + + + + + - + - - - - ă + + - + - - + - + + + + + - - - - - i + + + + + + + + + + + + + + + - - - ɔ + + + + + + - + + + + + + - - - - - ɤ̌ + + - + - + + + + + + + + - + - - - ɤ + + - + + + + + - + + + + - - - + - ε + + - + - + + - - + + + + - + - - - o + + - + + + + + - + + + + + - - - - e - - - + + - + + - - + + + + - - - - ō + - - + - - - + - - - - - ɯ + + + - - - + - + + + + + - - - - - Bảng 3.5: Bảng kết hợp nguyên âm với phụ âm cuối và tổ hợp phụ âm cuối
Có thể thấy hệ thống âm cuối trong âm tiết chính Tà Ôi khá phức tạp và đa dạng, mang nhiều đặc điểm cổ. Đảm nhiệm chức năng kết thúc âm tiết trong tiếng Tà Ôi chủ yếu là các phụ âm đơn và có 3 tổ hợp phụ âm có chức năng kết thúc âm tiết. Ngoài các phụ âm tắc, vô thanh /-p, -t, -c, -k/ và các âm mũi tương ứng /-m, -n, -ɲ, -ŋ/ cùng với bán nguyên âm /-j, -w/ và các âm lỏng /-l, -r/ có chức năng kết thúc âm tiết, trong hệ thống âm cuối tiếng Tà Ôi còn có các phụ âm tắc họng, xát họng /-h, -ɂ/
cùng với 03 tổ hợp phụ âm /-jh, - wʔ, -jʔ/ . Và có một điều đặc biệt nữa trong tiếng Tà Ôi là có sự có mặt của phụ âm cuối /-s/.
64
Trong quá trình thống kê hệ thống ngữ âm tiếng Tà Ôi, chúng tôi bắt gặp nhiều âm tiết có yếu tố [w] trong cấu trúc. Ví dụ:
/thwaŋ/ : hở
/ʔahwaʔ/ : há miệng /ʔapwat/ : cõng con /ʔidwal/ : ngắt /ʔakwal/ : dựa vào
Có thể có 4 giải thuyết âm vị học như sau đối với yếu tố [w]:
1. [w] là một nét tròn môi của phụ âm đi trước.
2. [w] : là một yếu tố trong tổ hợp phụ âm đầu.
3. [w] : là một nguyên âm trong nguyên âm đôi.
4. [w] : là âm vị đứng ở vị trí âm đệm trong cấu trúc âm tiết.
Giải pháp 1 hay 2 sẽ làm cho hệ thống phụ âm đầu trong tiếng Tà Ôi phức tạp hơn rất nhiều. Giải pháp 3 sẽ làm tăng số lượng nguyên âm đôi, phức tạp hóa hệ thống âm vị nguyên âm trong tiếng Tà Ôi ở A Roàng. Chỉ còn giải pháp coi /w/ là một âm vị đứng ở vị trí là một âm đệm trong cấu trúc âm tiết là phù hợp và tiết kiệm. Đây cũng là giải pháp âm vị học mà chúng tôi lựa chọn trong luận văn này. Lẽ dĩ nhiên, điều này có thể khác với giải pháp một số tác giả đi trước lựa chọn khi miêu tả hệ thống ngữ âm các thổ ngữ Tà Ôi khác.
Tiểu kết chương
Phần trình bày trên đây cho phép chúng ta rút ra một số nhận xét như sau:
- Trong tiếng Tà Ôi, có 28 âm đoạn có khả năng mở đầu âm tiết (22 phụ âm đầu và 6 tổ hợp phụ âm) bao gồm: /ʔ, m, th, , h, t, b, r, s, d, ph, k, ƫ, j, v, n, c, p, ŋ, l, ɲ, kh, ᶊ , br, pl, kl, kr, pr, bl/ .
65
- Phần vần là sự kết hợp của âm chính và âm cuối. Số lượng của mỗi yếu tố cấu thành phần vần: Âm chính do 15 âm vị đảm nhiệm đối lập nhau theo các tiêu chí về trường độ, chất giọng, độ mở và vị trí của lưỡi, gồm 2 nhóm như sau: Nhóm 1 là11 nguyên âm đơn: / a, u, i, o, e, ᴐ, ă, ɤ, ɤ̌, ɛ, ɯ/;
Nhóm 2 là 4 nguyên âm đôi: /iɤ, uɤ, ɯɤ, uɤ̌/. Tiếng Tà Ôi ở xã A Roàng có 18 âm vị có thể làm âm cuối, đóng vai trò kết thúc âm tiết ( bao gồm 15 âm vị đơn tiết và 3 tổ hợp phụ âm) như sau: /p, t, k, m, n, ŋ, j, h, r, ɲ, ʔ, s, l, c, w, jh, wʔ, jʔ/.
Có thể đi đến nhận xét khái quát: Các phụ âm Tà Ôi (trong âm tiết chính) khá phức tạp và đa dạng. Trong hệ thống âm cuối, ngoài các phụ âm tắc, vô thanh /-p, -t, -c, -k/ và các âm mũi tương ứng /-m, -n, -ɲ, -ŋ/
cùng với bán nguyên âm /-j/ và các âm nước /-l, -r/ có chức năng kết thúc âm tiết, trong hệ thống âm cuối tiếng Tà Ôi còn có các phụ âm tắc họng /-h, -ɂ/ cùng với tổ hợp phụ âm /-jh, - wʔ, -jʔ/ . Và có một điều đặc biệt nữa trong tiếng Tà Ôi là có sự ó mặt của phụ âm cuối /-s/.