ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây Lim xanh Erythrophleum fordii oliver tại ban quản lí rừng đặc dụng ATK huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên (Trang 28 - 33)

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cây Lim xanh.

- Tên khoa học là: Erythrophleum fordii oliver.

- Họ vang :Caesalpiniaceae.

- Bộ đậu: Fabales.

- Lớp ngọc lan: Magnoliopsida.

- Ngành hạt kín : Magniliophyta.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng của loài cây Lim xanh.

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: tại xóm Chúng, xã Tân Dương thuộc ban quản lý rừng đặc dụng ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

- Đề tài được thực hiện từ 01/01/2018- 01/04/2018.

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Đánh giá thực trạng trồng cây Lim xanh tại ATK Định Hóa 3.3.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của cây Lim xanh

Đánh giá tỉ lệ sống của cây Lim xanh.

Đánh giá sinh trưởng về đường kính của cây Lim xanh.

Đánh giá sinh trưởng về chiều cao của cây Lim xanh.

Đánh giá sinh trưởng về đường kính tán của cây Lim xanh.

Những ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng của cây Lim xanh.

3.3.3. Đề xuất một số biện pháp, giải pháp + Biện pháp kỹ thuật lâm sinh.

20

+ Biện pháp về quản lý.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

Chuẩn bị các đồ dùng cần thiết phục vụ cho công tác điều tra:

Giấy, bút bi, bút chì, thước dây, bảng biểu, thước đo chiều cao, thước sào, dây, kéo... và các phương tiện cần thiết khác.

3.4.1. Phương pháp nghiên cứu chung

- Phương pháp kế thừa: kế thừa các kết quả nghiên cứu về điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu, về loài cây Lim xanh ở trong và ngoài nước (về đặc điểm sinh học cơ bản, điều kiện lập địa, khả năng sinh trưởng...).

- Sử dụng các phần mềm xử lí thông kê chuyên dụng Excel, SPSS... Để tổng hợp và đánh giá kết quả điều tra...

3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ngoài hiện trường

Thu thập số liệu ngoài thực địa là khâu cực kì quan trọng có ý nghĩa quyết định đến kết quả nghiên cứu, phương pháp thu thập hợp lí, đạt độ chính xác cao, đảm bảo tính khác quan của kết quả nghiên cứu.

a. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái

Sử dụng phương pháp quan sát mô tả trực tiếp đối tượng lựa chọn đại diện kết hợp với phương pháp đối chiếu, so sánh với các tài liệu đã có. Đây là phương pháp thực dụng được dùng trong nghiên cứu thực vật học (Nguyễn hoàng Nghĩa 2001). Cụ thể như sau:

- Quan sát mô tả hình thái và xác định kích thước của các bộ phận: thân cây, vỏ cây, sự phân cành, lá, hoa và hạt của cây, đối với thân cây ta dùng thước dây để xác định chu vi tại vị trí Do.

- Dụng cụ thiết bị hỗ trợ: Máy ảnh, thước dây, thước đo độ cao...

b. Phương pháp lập OTC

21

-Địa điểm điều tra khảo sát phân bố tại rừng đặc dụng ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

-Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát ngoài thực địa: khảo sát theo các tuyến điều tra, lập các ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời, thu thập các số liệu liên quan đến các nội dung của đề tài.

-Lập ô tiêu chuẩn và dung lượng:

+ OTC phải bố trí tại các vị trí có tính đại diện cao ở khu vực nghiên cứu.

Địa hình trong ô phải tương đối đồng đều, các loài cây phân bố tương đối đồng đều, cây sinh trưởng bình thường, ô tiêu chuẩn không đi qua các khe, qua đỉnh hoặc có đường hay ô tô chạy qua.

Để thuận lợi cho việc đo đếm đề tài tiến hành lập OTC với chiều dài cùng với đường đồng mức, chiều rộng vuông góc với đường đồng mức.

c. Tiến hành lập OTC

(1) Tạo lập định vị ô mẫu trên thực địa

Sử dụng bản đồ và địa bàn để xác định vị trí ô mẫu. Dùng GPS xác định tọa độ chính xác của ô mẫu.

Trên thực địa và điều kiện thực hiện chuyên đề tốt nghiệp nên số lượng vị trí các ô tiêu chuẩn có nhiều hạn chế nhưng trên cơ sở đảm bảo về tổng quan các tuổi rừng nghiên cứu. Số lượng các ô mẫu nghiên cứu cần dựa theo phần trăm diện tích nhưng với điều kiện còn nhiều hạn chế và thời gian thực hiện không cho phép nên số lượng ô mẫu được giới hạn là 16 OTC. Mỗi OTC có kích thước là 2500m2 (50x50).

22

OTC (2) Tạo lập định vị ô mẫu trên thực địa

Sử dụng bản đồ và địa bàn để xác định vị trí ô mẫu. Dùng GPS xác định tọa độ chính xác của ô mẫu.

(3) Thiết kế vào lập ô mẫu Trình tự:

 Trong ô tiêu chuẩn đo đường kính ngang ngực (đbh=D1.3,cm) của tất cả các cây có đbh > 5cm có mặt tại các ô tiêu chuẩn.

 Đo chiều cao vút ngọn (Hvn,m) và chiều cao dưới tán (Hdc,m).

 Đo đường kính tán (Dt,m) theo 2 hướng đông tây và nam bắc, sau đó lấy gái trị trung bình.

 Ghi tất cả các số liệu đo đếm trong ô vào biểu điều tra.

3.4.3. Phương pháp nội nghiệp

Chỉnh lí số liệu, tiến hành tính toán các kết quả đã được chỉnh lí tính theo công thức đã được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn thống kê quy hoạch rừng. Các chỉ số đặc trưng cho cấu trúc quần hợp cây gỗ rừng sẽ được tính toán bằng chương trình Excel để xử lí số liệu. Nội dung đánh giá bao gồm các chỉ số sau:

50m

50m

23

Tiết diện thân (Basal Area): Là đặc điểm quan trọng để xác định ưu thế loài, nó cho biết diện tích mặt đất thực tế mà các cá thể của loài chiếm được để sinh trưởng phát triển trên một hiện trường cụ thể (Honson vàChurchbill 1961, Rastogi, 1999, Sharma, 2003). Được tính theo công thức (Basal Area): Là đặc điểm quan trọng để xác định ưu thế loài, nó cho biết diện tích mặt đất thực tế mà các cá thể của loài chiếm được để sinh trưởng phát triển trên một hiện trường cụ thể (Honson và Churchbill 1961, Rastogi, 1999, Sharma, 2003).

Tính diện tích tán lá

Khi tính diện tích hình chiếu tán cây trên mặt phẳng ngang, coi nó có dạng hình tròn, tính theo công thức : St (m2) = (π/4)*Dt2 = 0.785* Dt2

Trong đó: St là diện tích tán (m) π= 3.14

Dt là đường kính tán.

24

PHẦN 4

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây Lim xanh Erythrophleum fordii oliver tại ban quản lí rừng đặc dụng ATK huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)