Kết quả sinh trưởng về đường kính ở vị trí D1,3 m (D1.3).
Trên cơ sở dữ liệu đo đếm tại các ô tiêu chuẩn, kết quả đánh giá sinh trưởng và tăng trưởng về đường kính D13 được trình bày tại bảng 4.1
Bảng 4.1. Sinh trưởng và tăng trưởng về đường kính
OTC D 1.3 (cm) ∆D 1.3 (cm/năm)
OTC01 3.90 1.30
OTC02 4.28 1.48
OTC03 4.02 1.34
OTC04 5.02 1.67
OTC05 3.68 1.23
OTC06 4.20 1.40
OTC07 4.37 1.46
OTC08 4.19 1.40
OTC09 4.10 1.37
OTC10 3.99 1.33
OTC11 4.16 1.39
OTC12 3.91 1.30
OTC13 4.04 1.35
OTC14 3.91 1.30
OTC15 3.78 1.26
OTC16 3.76 1.25
Trung bình 4.08 1.36
26
Những dẫn liệu tại bảng 4.1 cho thấy:
(1) Cây Lim xanh trên địa bàn xã Tân Dương thuộc Ban quản lý rừng ATK Định Hóa sau 3 năm đường kính bình quân (D 1.3 ) đạt 4.08 cm.
(2) Lượng tăng trưởng bình quân hằng năm (∆D 1.3 ) đạt 1.36 cm/năm.
(3) Trong đó ở OTC số 4 có lượng tăng trưởng cao nhất đạt 5.02 cm, và thấp nhất là OTC số 5 đạt 3.68 cm.
Kết quả sinh trưởng về chiều cao vút ngọn (Hvn).
Trên cơ sở dữ liệu đo đếm về chiều cao, kết quả đánh giá sinh trưởng về chiều cao được trình bày tại bảng 4.2.
Bảng 4.2. Sinh trưởng về chiều cao sau 3 năm
OTC Hvn (m)
OTC01 2.94 OTC02 3.12 OTC03 2.94 OTC04 3.36 OTC05 2.65 OTC06 2.50 OTC07 2.00 OTC08 3.20 OTC09 3.50 OTC10 3.00 OTC11 3.00 OTC12 3.00 OTC13 3.00
OTC14 2.98 OTC15 2.50
OTC16 3.00 Trung bình 2.92
Từ kết quả điều tra chiều cao ở trên. Lấy kết kết quả của từng OTC trừ đi chiều cao cây con trung bình lúc đem trồng là 40cm ta được kết quả dưới đây.
27
Bảng 4.3. Sinh trưởng về chiều cao và tăng trưởng hằng năm
OTC Hvn (m) ∆Hvn (m/năm)
OTC01 2.54 0.85
OTC02 2.72 0.91
OTC03 2.54 0.85
OTC04 2.96 0.99
OTC05 2.25 0.75
OTC06 2.10 0.70
OTC07 1.60 0.53
OTC08 2.80 0.93
OTC09 3.10 1.03
OTC10 2.60 0.87
OTC11 2.60 0.87
OTC12 2.60 0.87
OTC13 2.60 0.87
OTC14 2.58 0.86
OTC15 2.10 0.70
OTC16 2.60 0.87
Trung bình 2.52 0.84
Những dẫn liệu tại bảng 4.3 cho thấy:
(1) Cây Lim xanh trên địa bàn xã Tân Dương thuộc Ban quản lý rừng ATK Định Hóa sau 3 năm chiều cao bình quân (H vn ) đạt 2.52 m.
(2) Lượng tăng trưởng bình quân hằng năm (∆H vn ) 0.84m/năm.
28
(3) Trong đó ở OTC số 9 có lượng tăng trưởng cao nhất đạt 3.10 m, và thấp nhất là OTC số 7 đạt 1.60 m.
Kết quả sinh trưởng về đường kính (Dt) và diện tích tán lá (St).
Trên cơ sở dữ liệu đo đếm về đường kính tán lá, kết quả đánh giá sinh trưởng tán lá của các nhóm tuổi được trình bày tại bảng 4.4.
Bảng 4.4. Sinh trưởng về đường kính và diện tích tán lá
OTC Dt (m) ∆Dt (m/năm) St (m2) ∆St (m2 /năm)
OTC01 1.45 0.48 1.75 0.58
OTC02 1.44 0.48 1.75 0.58
OTC03 1.44 0.48 1.80 0.60
OTC04 1.93 0.64 3.31 1.10
OTC05 1.29 0.43 1.41 0.47
OTC06 1.76 0.59 2.84 0.95
OTC07 1.55 0.52 2.08 0.69
OTC08 1.45 0.48 1.77 0.59
OTC09 1.58 0.53 2.15 0.72
OTC10 1.47 0.49 1.82 0.61
OTC11 1.53 0.51 1.97 0.66
OTC12 1.36 0.45 1.57 0.52
OTC13 1.57 0.52 2.18 0.73
OTC14 1.44 0.48 1.75 0.58
OTC15 1.28 0.43 1.38 0.46
OTC16 1.29 0.43 1.37 0.46
Trung bình 1.49 0.49 1.93 0.64
Những dẫn liệu tại bảng 4.4 cho thấy:
(1) Đường kính tán lá bình quân của cây Lim xanh trên địa bàn xã Tân Dương thuộc Ban quản lý rừng ATK Định Hóa sau 3 năm đạt 1.49 m. Lượng tăng trưởng bình quân (∆Dt ) là: 0.49 m/năm.
(2) Diện tích tán lá bình quân của cây Lim xanh đạt 1.93 m2/năm. Lượng tăng trưởng bình quân năm (∆St ) đạt 0.64 m2/năm.
29
(3) Trong đó ở OTC số 4 có lượng tăng trưởng cao nhất về đường kính tán và diện tích tán, và thấp nhất là OTC số 15.
Kết quả sinh trưởng về tiết diện ngang thân cây.
Trên cơ sở dữ liệu đo đếm về đường kính, kết quả đánh giá sinh trưởng về tiết diện ngang thân cây được trình bày tại bảng 4.5.
Bảng 4.5. Sinh trưởng về tiết diện ngang thân cây
OTC Gi (cm2) ∆Gi (cm2/năm)
OTC 01 12.64 4.21
OTC 02 15.35 5.12
OTC 03 13.36 4.45
OTC 04 21.12 7.04
OTC 05 11.55 3.85
OTC 06 15.60 5.20
OTC 07 16.05 5.35
OTC 08 14.51 4.84
OTC 09 13.87 4.26
OTC 10 12.99 4.33
OTC 11 14.38 4.79
OTC 12 12.91 4.30
OTC 13 13.90 4.63
OTC 14 12.75 4.25
OTC 15 11.90 3.97
OTC 16 11.56 3.85
TB 14.02 4.65
30
Những dẫn liệu tại bảng 4.5 cho thấy:
+ Tiết diện ngang thân cây (Gi) bình quân của cây Lim xanh trên địa bàn xã Tân Dương thuộc Ban quản lý rừng ATK Định Hóa sau 3 năm đạt 14.02 cm2. Lượng tăng trưởng bình quân hằng năm (∆Gi) đạt : 4.65 cm2/năm.
+ Trong đó ở OTC số 7 có tiết diện ngang cao nhất đạt 16.05 cm2, và thấp nhất là OTC số 5 đạt 11,55 cm2.
Những ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng của cây Lim xanh.
+ Ảnh hưởng của địa hình:
Địa hình có liên quan chặt chẽ tới thổ nhưỡng, điều kiện tiểu khí hậu, là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phân bố nguồn năng lượng mặt trời, tạo nên các hướng phơi khác nhau, chế độ gió, mưa, nắng và nhiệt độ khác nhau, tạo nên chế độ thoát nước khác nhau, quyết định đến quá trình hình thành đất.
Tuy địa hình không phải là nhân tố sinh thái, nhưng lại có tác dụng phân bố lại nhân tố sinh thái trong không gian, sự thay đổi của địa hình, nhất là độ cao so với mặt nước biển và hướng dốc có ảnh hưởng rất rõ đến tiểu khí hậu và quá trình hình thành đất. Đặc biệt là ở những nơi có địa hình cao dốc, nước thấm ít, độ ẩm đất thấp, nước chảy bề mặt nhiều, tốc độ dòng chảy lớn dẫn đến đất bị xói mòn , rửa trôi…. ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật.
+ Ảnh hưởng của độ tàn che tầng cây cao:
Ánh sáng là một trong những nhân tố ngoại cảnh quan trọng ảnh hưỏng trực tiếp đến đời sống của cây trồng như: Sự hình thành lá, cành, kích thước, hình dạng thân cây, ảnh hưởng đến sự tỉa thưa cành, tỉa thưa tự nhiên, sự phát triển của cây bụi thảm tươi, sự phân hóa thảm mục, sự tăng trưởng và tăng số lượng gỗ cũng như ảnh hưởng đến chất lượng của hạt giống thông qua việc thay đổi nhiệt độ, ẩm độ, sự hoạt động của hệ vi sinh vật đất… Đúng như Bêch sơ nhà lâm sinh học người Đức đã từng nói:''Ánh sáng là chiếc đòn bẩy
31
mà nhà lâm sinh học dùng để điều khiển sự sống của rừng theo hướng có lợi về kinh.
Vì vậy, độ tàn che của rừng là yếu tố hoàn cảnh quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật thông qua tác động đến hoàn cảnh chiếu sáng dưới tán rừng.
+ Ảnh hưởng của đất đai:
Trong cùng một điều kiện nhất định, đất có ảnh hưởng khá rõ đến khả năng sinh trưởng phát triển của cây trồng, thậm chí còn quyết định đến sự phân bố và sinh tồn của một loài cây. Mỗi loài cây trồng đều có phạm vi thích hợp và thích ứng với một số loại đất đai nhất định, trên đất thích hợp cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất, tuổi thọ, sức đề kháng với thiên tai và sâu bệnh hại, sản lượng và chất lượng sản phẩm đều cao… Đúng như kinh nghiệm dân giân đã từng nói: "Đất nào cây nấy".
+ Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi:
Cây bụi thảm tươi là thành phần quan trọng của quần xã rừng, chúng tham gia vào quá trình hình thành đất thông qua vật rơi lá rụng và hoạt động của bộ rễ, làm phong phú thêm thành phần động vật, vi sinh vật rừng. Đồng thời, có tác dụng, ngăn cản dòng chảy, cải tạo đất và giữ ẩm cho đất. Ngược lại, cây bụi thảm tươi nếu mật độ quá dày, có chiều cao cao hơn tầng cây tái sinh thì chúng lại là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh.