Các nguồn gây ảnh hưởng chính đến chất lượng nước mặt suối Tà Vải

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Nghiên cứu ứng dụng vật liệu lọc hấp phụ và màng MF để xử lý nước sông suối cấp cho sinh hoạt (Trang 48 - 52)

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Hiện trạng chất lượng và các nguồn gây ảnh hưởng chính đến chất lượng nước suối Tà Vải

4.2.2. Các nguồn gây ảnh hưởng chính đến chất lượng nước mặt suối Tà Vải

a.Về yếu tố thủy văn

Điều kiện khí tượng, thủy văn của suối Tà Vải nằm trong vùng có lượng mưa lớn của tỉnh Hà Giang, mang đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn . Số ngày mưa dao động khoảng 140 – 180 ngày/năm. Độ ẩm bình quân hàng năm đạt 85% và phân chia thành 2 mùa khá rõ rệt. Mùa khô

kéo dài từ cuối tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa kho kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10..

b.Về yếu tố địa hình

Do Hà Giang là một tỉnh miền núi là thượng nguồn có địa hình dốc, các con suối ngắn cùng với đó là các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và các nguồn ô nhiễm từ phía Trung Quốc cũng là nguyên nhân gây suy giảm chất lượng nước suối Tà Vải.

c. Ảnh hưởng của môi trường sinh học

Thảm thực vật (nhất là các loại cây thân gỗ) có giá trị cao trong điều tiết khí hậu, cải thiện chất lượng không khí, bảo vệ tài nguyên nước và đất.

Tuy nhiên, mật độ cây xanh và diện tích thảm thực vật ngày càng suy giảm có thể gây một số tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trường và kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang. Các tác động như : gia tăng cường độ và tần suất lũ, gia tăng sói mòn suy giảm chất lượng đất, gia tăng ô nhiễm nước sông suối.

4.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan a. Hoạt động công nghiệp

Các hoạt động sản xuất công nghiệp đã phát sinh nhiều chất thải rắn, lỏng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước của suối Tà Vải. Các ngành công nghiệp phát triển ở Hà Giang chủ yếu là khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm sản, cơ khí và sản xuất vật liệu xây dựng. Trong đó, ngành khai thác và chế biến khoáng sản là ngành thải ra nhiều nước thải nhất, với độ đục, hàm lượng TSS, kim loại nặng cao. Ngành khai thác khoáng sản chủ yếu trên địa bàn tỉnh là khai thác kim loại, ngoài ra còn các khu vực khai thác đá và các hoạt động tự phát khác.

b. Hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp

Trong trồng trọt, để tăng năng suất cây trồng, người dân sử dụng thuốc trừ sâu đồng thời sử dụng lượng lớn phân bón hóa học. Sự tồn dư hóa chất

bảo vệ thực vật trong đất do quá trình canh tác cũng là nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng nước của suối Tà Vải do quá trình rửa trôi.

Hoạt động chăn nuôi gia súc gia cầm của các địa phương trong huyện đều tăng qua các năm. Nước thải của các hoạt động sản xuất này chủ yếu là nước rửa phân chuồng, loại nước thải này thường đi kèm với chất thải rắn chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy. Hiện nay có rất ít các các cơ sở chăn nuôi thực hiện xử lý chất thải rắn và nước thải, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng nước suối.

c. Nước thải sinh hoạt

Sự gia tăng dân số và tập trung dân số chính là nguyên nhân chủ yếu làm tăng lên lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Tốc độ đô thị hóa cao kéo theo sự gia tăng dân số ở khu vực thành thị lớn hơn so với ở vùng nông thôn.

Trong khi hạ tầng kỹ thuật thu gom và xử lý nước thải chưa phát triển tương ứng đã làm gia tăng vấn đề ô nhiễm do nước thải sinh hoạt. Hiện tại, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại thị trấn Tam Sơn huyện Quản Bạ, thị trấn Yên Minh huyện Yên Minh đang triển khai xây dựng, tại thành phố Hà Giang đang chuẩn bị đầu tư, còn lại các địa phương khác chưa được đầu tư. Nước thải sinh hoạt đều không được xử lý đạt quy chuẩn, thải thẳng vào các nguồn nước mặt. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước suối.

d. Chất thải rắn

Chất thải rắn là một trong các nguồn gây ô nhiễm đối với chất lượng nước mặt ở các thủy vực trong tỉnh. Cùng với quá trình phát triển của các ngành kinh tế và sự gia tăng dân số tổng lượng chất thải rắn trong khu vực không ngừng gia tăng. Hoạt động đổ rác thải vào môi trường nước là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự ô nhiễm chất lượng nước. Ngoài ra, chất thải rắn

vận chuyển chất ô nhiễm vào môi trường nước do sự vận chuyển của nước rỉ rác hoặc nước mưa.

Tại khu vực nông thôn việc xử lý rác chủ yếu được thực hiện tại các hộ gia đình theo hình thức tái sử dụng rác hữu cơ làm thức ăn chăn nuôi, ủ phân xanh, bán rác tái chế cho những người thu mua phế liệu, những phần không tái sử dụng được thì đem đốt, chôn lấp trong khuôn viên gia đình.

Rác thải tại các bãi rác của các huyện và thành phố Hà Giang chưa được xử lý đảm bảo, nước rỉ từ các bãi rác là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt cho khu vực xung quanh.

e. Các nguồn ảnh hưởng khác

Ảnh hưởng của các công trình thủy điện: Theo báo cáo của Sở Công Thương, tỉnh Hà Giang đã quy hoạch 48 dự án thủy điện với tổng công suất 774,8 MW, hiện có 22 nhà máy thủy điện đã hoàn thành xây dựng đi vào vận hành, có 04 dự án đang triển khai xây dựng. Khi tiến hành xây dựng nhà máy thuỷ điện trên các sông, suối có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng nước mặt. Đất đá thải khi tiến hành thi công không được xử lý triệt để làm tăng độ đục các dòng sông gây bồi lắng phía hạ lưu. Khi hồ chứa thuỷ điện hoàn thành làm thay đổi chế độ dòng chảy của các sông, giảm khả năng tự làm sạch và tăng khả năng bồi lắng lòng hồ, lòng sông.

4.3 . Nghiên cứu ứng dụng vật liệu lọc hấp phụ đa năng Zeolit-Diatomit và sử dụng màng lọc để xử lý nước sông suối

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Nghiên cứu ứng dụng vật liệu lọc hấp phụ và màng MF để xử lý nước sông suối cấp cho sinh hoạt (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)