Sự tham gia của học sinh là khái niệm đã được quan tâm và nghiên cứu rất nhiều trong suốt ba thập kỉ vừa qua. Có nhiều cách hiểu, khái niệm và cách đo lường khác nhau về khái niệm này. Vào những năm 1980, những nghiên cứu ban đầu đã định nghĩa Sự tham gia của học sinh chủ yếu thông qua các hành vi quan sát được như là: việc tham gia và thời gian thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
Đến những năm 1990, các nhà nghiên cứu cũng đã kết hợp các khía cạnh tình cảm hoặc cảm xúc của học sinh vào việc khái niệm hóa Sự tham gia của học sinh. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu các khía cạnh về mặt tự nhận thức của học sinh trong sự tham gia vào quá trình học, chẳng hạn như sự đầu tư của học sinh trong học tập, sự kiên trì khi đối mặt với những thách thức của học sinh. Trong một bài báo tổng quan về khái niệm Sự tham gia của học sinh, Fredricks, Blumenfeld và Paris đã tổng hợp và đề xuất khái niệm Sự tham gia của học sinh là một khái niệm đa chiều, trong đó có thể chỉ ra 3 chiều cơ bản đó là: hành vi, cảm xúc và sự nhận thức.
Trong một nền giáo dục phát triển không ngừng như hiện nay, nhu cầu hiểu biết và thu thập dữ liệu về Sự tham gia của học sinh ngày càng tăng lên. Việc hiểu rõ về khái niệm này giúp ích cho công cuộc đổi mới căn bản toàn diện của Giáo
khái niệm này để đánh giá kết quả của một tác động về mặt chính sách hay giải pháp trong giáo dục có ảnh hưởng vào học sinh.
Năm 2004, Fredricks, Blumenfeld đã chứng minh rằng, Sự tham gia của học sinh có liên quan mật thiết tới thành tích học tập và hiện tượng bỏ học. Học sinh tham gia tích cực vào việc học có khả năng đặt điểm cao hơn và thực hiện tốt hơn các bài kiểm tra.
Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra có sự suy giảm về mức độ tham gia của học sinh trong qua trình học từ cấp tiểu học cho đến THCS, và chạm đáy về mức tham gia của học sinh ở cấp THPT. Thậm chí sự suy giảm còn diễn ra nhanh hơn nếu học sinh ở trong môi trường học tập thiếu thốn, hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Năm 2000, Marks còn ước lượng rằng có khoảng từ 40-60% học sinh trung học (ở Mỹ) không quan tâm vào việc học. Như vậy có thể nói rằng, Sự tham gia của học sinh là mục tiêu của việc cải cách Giáo dục, thay đổi trong trường học, đặc biệt là ở cấp trung học. Việc đo lường Sự tham gia của học sinh phải tiến hành theo một quy trình và theo dõi kéo dài theo thời gian.
Hơn nữa, có mối liên hệ mật thiết giữa Sự không tham gia của học sinh với hiện tượng bỏ học. Theo Finn, việc đo lường mức độ tham gia của học sinh giúp xác định nhóm học sinh có nguy cơ bỏ học. Hơn nữa, đối với nhiều học sinh, việc bỏ học ở cấp Trung học chỉ là một bước cuối cùng trong cả một quá trình của Sự không tham gia. Điều này gây ra hậu quả nghiệm trọng, đặc biệt là cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bởi vì những học sinh này ít có khả năng tốt nghiệp và sẽ phải đối mặt với sự hạn chế về triển vọng việc làm, tăng nguy cơ nghèo đói, sức khỏe kém và gia tăng nguy cơ phạm tội hình sự. Vì lý do này, các nhà giáo dục, nhà tâm lý học, và các tổ chức giáo dục quan tâm đến việc thu thập dữ liệu về Sự tham gia để đánh giá, đo lường và phòng ngừa. Hiện nay, trên thế giới, tại các nền giáo dục tiên tiến, các trường học tập trung nhiều hơn vào việc thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường Sự tham gia của học sinh như một cách để giúp cải thiện thành tích học tập và tỉ lệ tốt nghiệp của học sinh.
Năm 2014, các nhà nghiên cứu đến từ 12 quốc gia đã tiến hành một nghiên cứu về đo lường mức độ tham gia của học sinh THCS (Lam, 2014), đứng đầu nhóm nghiên cứu là Giáo sư Shui-fong Lam, University of Hong Kong, dựa vào cách hiểu về sự tham gia của học sinh như trên, các nhà nghiên cứu đã đưa ra bộ
công cụ để đo lường mức độ tham gia của học sinh, nghiên cứu thực hiện trên 3,420 học sinh từ lớp 7 đến lớp 9 ở 12 quốc gia (Áo, Canada, Trung Quốc, Cộng hòa Síp, Cộng hòa Estonia, Hy Lạp, Cộng hòa Malta, Bồ Đào Nha, Rumani, Hàn Quốc, Anh, Mỹ). Kết quả nghiên cứu cho thấy bộ công cụ là thích hợp để sử dụng cho việc đo lường mức độ thạm gia của học sinh trong các hoạt động dạy học. Hơn nữa, dữ liệu nghiên cứu chỉ ra rằng: STG là một thành tố trung gian, nằm giữa các thành tố ngữ cảnh và các thành tố kết quả của quá trình dạy học và STG là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên thành tố kết quả.
Hiện nay, tại Mỹ và một số quốc gia có nền giáo dục phát triển, việc đánh giá mức độ tham gia được tiến hành hằng năm, dữ liệu về STG được sử dụng như một chỉ số nhằm đánh giá tình hình “sức khỏe” của các nhà trường. Thậm chí, có những tổ chức, doanh nghiệp đã thương mại hóa dịch vụ đánh giá “sức khỏe”
trường học mà trọng tâm trong đó là đánh giá mức độ tham gia của học sinh. Như vậy có thể nói rằng, STG không chỉ là một khái niệm khoa học thuần túy mà còn là một chỉ số mang ý nghĩa thực tiễn rất cao, thậm chí là quan trọng trong thực tế dạy học và giáo dục.
Tại Việt Nam, vấn đề tăng cường hiệu quả của việc dạy học đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của toàn xã hội. Việc đổi mới căn bản và toàn diện ngành giáo dục theo Nghị quyết số 29-NQ/TW là một vấn đề cấp bách. Từ đó, đã có nhiều nghiên cứu bàn về việc thay đổi phương pháp giảng dạy cho giáo viên (chuyển sang ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực), các nghiên cứu bàn về thay đổi cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập (đánh giá theo năng lực, phẩm chất). Điều này có nghĩa là, chúng ta đang có mối quan tâm rất lớn đến các thành tố ngữ cảnh của quá trình dạy học (giáo viên, phương pháp dạy học) và các yếu tố kết quả của quá trình dạy học (học sinh, kết quả học tập), hay nói cách khác chúng ta đang quan tâm nhiều đến “đầu vào” và “đầu ra”. Tuy nhiên chúng ta chưa có nhiều nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề các thành tố ngữ cảnh tác động như thế nào đến các thành tố kết quả, tức là các yếu tố “trung gian” giữa “đầu vào” và “đầu ra”. Nhóm nghiên cứu đã làm một khảo sát trên trang tìm kiếm Google để chứng minh cho nhận định trên. Kết quả tìm kiếm chính xác cho cụm từ “phương pháp dạy học tích cực” là khoảng 217.000 kết quả (sau 0,41 giây), kết quả tìm kiếm chính xác cho cụm từ "đánh giá kết quả học tập của học sinh" là khoảng 155.000 kết quả (sau 0,46 giây) và cụm từ “tham gia của học sinh” là khoảng 2.670 kết quả (1,89 giây).
Biểu đồ 1. Kết quả tìm kiếm các cụm từ bằng tiếng Việt.
Biểu đồ trên cho thấy mức độ chênh lệch giữa kết quả tìm kiếm các cụm từ, điều này thể hiện sự mức quan tâm của mọi người về vấn đề đang nghiên cứu là rất thấp. Thậm chí, thời gian để tìm kiếm cụm từ “tham gia của học sinh” mất khoảng 1.89 giây, nhưng chỉ thu được khoảng 2670 kết quả, thời gian mất lâu hơn nhưng số lượng kết quả lại ít hơn rất nhiều so với tìm kiếm các cụm từ khác. Việc quan tâm rất lớn đến các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình dạy học mà ít quan tâm đến những thành tố bên trong giúp kết nối giữa các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra (chẳng hạn như STG) làm cho chúng ta không giải thích được tình trạng:
“Một trường học có giáo viên giảng dạy tốt, đầu vào học sinh tốt, đạt nhiều thành tích nhưng tại sao vẫn có tình trạng bỏ học, học sinh yếu kém, không tập trung vào việc học?”.
Tiếp theo chúng tôi làm thêm một khảo sát trên trang web Google về các từ khóa với nội dung tương tự như khảo sát trên, tuy nhiên lần này các từ khóa bằng tiếng Anh. Các từ khóa tương ứng là: “student engagement” – khoảng 588.000.000 kết quả (0,37 giây) , “student achievement” – khoảng 242.000.000 kết quả (0,43 giây) và “teaching methods”- khoảng 934.000.000 kết quả (0,35 giây) với , kết quả tìm kiếm hoàn toán trái ngược với khảo sát ở trên. Vẽ điểu đồ ta nhận thấy
Biểu đồ 2. Kết quả tìm kiếm các cụm từ bằng tiếng Anh.
Theo Hồ Quan Bằng (Bang, 2019), trong các trường học ở Việt Nam, có hiện tượng học sinh đến trường học nhưng lại không thực sự tham gia vào việc học, các em chịu nhiều tác động từ nhiều hướng (các trò chơi, giải trí, các vấn đề khác ngoài việc học, gia đình, chương trình học nặng, cách giảng dạy của giáo viên, bạn bè rủ rê,…), làm cho mức độ tham gia vào việc học của các em bị hạn chế. Thậm chí có nhiều trường hợp, học sinh đến trường nhưng chỉ ngồi một chỗ trong lớp, thụ động, không quan tâm và không tham gia vào việc học, đây chính là những học sinh có nguy cơ cao trong việc bỏ học, thành tích học tập kém, nguy cơ không tốt nghiệp và tương lai về nghề nghiệp không rõ ràng. Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu đã công bố và thực tế ứng dụng khái niệm về STG của các nước trên thế giới, cho thấy việc đo lường mức độ tham gia của học sinh là vô cùng quan trọng.
Như vậy, qua hai khảo sát ở trên có thể thấy hiện tại ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên sự quan tâm tập trung vào đề tài này, do đó, dự án tiến hành tổng quan những vấn đề về cơ sở lí luận và đưa bộ công cụ phù hợp nhằm đánh giá mức độ tham gia của học sinh ở trường học, đồng thời đưa ra một số giải pháp để tăng cường mức độ tham gia của học sinh.