Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu skkn xây dựng thang đo dùng để đo lường mức độ tham gia tích cực của học sinh trong các hoạt động ở nhà trường thcs (Trang 25 - 29)

a. Thu thập số liệu

Đối tượng tham gia khảo sát là 281 em học sinh THCS từ lớp 6 đến lớp 9 của trường THCS Buôn Trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk. Mẫu được chọn bao gồm: 76 học sinh lớp 6 (lớp 6A1-38 học sinh, 6A5-38 học sinh); 71 học sinh lớp 7 (lớp 7A3-29 học sinh, 7A7-42 học sinh); 65 học sinh lớp 8 ( 8A6-30 học

sinh, 8A3-35), 69 học sinh lớp 9 (lớp 9A5-34 học sinh, 9A3-35 học sinh). Đa phần học sinh sống tại thị trấn Buôn Trấp, bố mẹ chủ yếu là nông dân. Các lớp được lựa chọn tương đối ngẫu nhiên trong mỗi khối lớp. Chúng tôi cố gắng chọn mỗi khối lớp ra 2 lớp sao cho tỉ lệ về số học sinh mỗi khối lớp, giới tính, học lực và hạnh kiểm của mẫu tương đương với tỉ lệ đó trong học sinh toàn trường. Trong mẫu chưa tính đến tỉ lệ học sinh về hoàn cảnh gia đình, mức sống của học sinh.

Bảng câu hỏi được xây dựng theo 5 bước. Bước 1, tổng hợp những câu hỏi từ các nghiên cứu trước đây (bằng tiếng Anh). Bước 2, chúng tôi dịch các câu hỏi này sang tiếng Việt, và nhờ các chuyên gia về giáo dục cho ý kiến về ngữ nghĩa cảu bảng câu hỏi. Bước 3, các câu hỏi ở bản tiếng Việt lại được dịch ngược lại sang tiếng Anh bởi người dịch khác (độc lập). Bước 4, chúng tôi tiến hành đánh giá bản dịch ngược và bản gốc (tiếng Anh) xem có sự thống nhất không, nếu chưa có sự thống nhất, chúng tôi sẽ chỉnh sửa các bản dịch và tiến hành lại 4 bước trong quá trình trên cho đến khi các bản dịch có sự thống nhất với nhau. Cuối cùng, ở bước 5, để chắc chắn những câu hỏi là phù hợp với nhận thức của học sinh THCS, chúng tôi chọn một nhóm học sinh lớp 6 để các em làm thử bảng câu hỏi, thông qua khảo sát này, dựa vào phản hồi của các em học sinh tham gia chúng tôi nhận thấy bảng câu hỏi là phù hợp để tiến hành khảo sát chính thức.

Việc tiến hành khảo sát học sinh phải có được sự cho phép của Nhà trường, Hội cha mẹ học sinh và chính cha mẹ của các học sinh tham gia vào nghiên cứu.

Thời gian tiến hành điều tra trên phiếu là cuối học kì I năm học 2018- 2019, sau đó 4 tháng, bài khảo sát được tiến hành lại để đánh giá độ tin cậy Test-retest. Học sinh tham gia nghiên cứu hoàn thành phiếu điều tra tại trường THCS Buôn Trấp, trong một khoảng thời gian nhất định (khoảng 60 phút), quá trình tiến hành trả lời các câu hỏi được giám sát bởi các thành viên của nhóm nghiên cứu. Học sinh không bị yêu cầu bắt buộc phải viết thông tin cá nhân của mình trong phiếu điều tra.

b. Phân tích số liệu

Các phiếu khảo sát sau khi học sinh hoàn thành được chúng tôi thu thập, làm sạch và nhập vào phần mềm thống kê R phiên bản 3.5.3. Số phiếu học sinh hoàn thành hết tất cả các câu hỏi là 260 phiếu, do đó tỉ lệ phản hồi là 92,5%. Tiếp theo chúng tôi tiến hành xử lí số liệu sơ cấp, biên tập số liệu theo yêu cầu của việc phân tích. Đầu tiên, dựa vào dữ liệu thu được, chúng tôi tiến hành tính toán điểm trung

bình của từng học sinh theo từng thang đo con và thang đo tổng thể. Mức độ tham gia tích cực của mỗi học sinh được tính theo công thức:

3 HV CX NT MTG  

Trong đó, MTG là mức độ tham gia tích cực của học sinh, HV, CX, NT lần lượt là mức độ tham gia về mặt Hành vi, Cảm xúc, Nhận thức của học sinh đó.

Tiếp theo, chúng tôi tính điểm trung bình cộng về mức độ tham gia của từng học sinh trong mẫu khảo sát. Sau đó chúng tôi tiền hành đánh giá tính phân phối chuẩn của dữ liệu, kiểm tra hệ số tương quan cụm, đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của thang đo.

c. Kết quả

Tính phân phối chuẩn của dữ liệu:

Việc kiểm tra dữ liệu của các biến quan sát có tuân theo phân phối chuẩn hay không là bước quan trọng đầu tiên cần tiến hành, điều này đảm bảo cho những phân tích sau này có tính ổn định, hợp lí và độ tin cậy. Nếu dữ liệu không theo phân phối chuẩn, có thể ảnh hưởng đến tính chính xác của những phân tích phương sai sau này. Sự tham gia là khái niệm đa chiều, dữ liệu thu thập dùng để đánh gía sự tham gia gồm nhiều biến quan sát, do vậy Kline (2011) đề nghị nhà nghiên cứu nên đánh giá phân phối chuẩn của từng biến riêng lẻ để dựa vào đó đánh giá phân phối chuẩn của nhân tố đa chiều. Nghiên cứu sử dụng hai chỉ số: hệ số bất đối xứng SI (Skewness index) và hệ số nhọn KI (Kurtosis index) của dữ liệu để đánh giá tính phân phối chuẩn. Nếu dữ liệu có phân phối chuẩn thì cả hai hệ số trên đều xấp xỉ 0. Theo Kline, tiêu chí để diễn giải các hệ số nói trên cho phân phối chuẩn là

|SI|<3.0 và |KI|<8.0. Tính toán với phần mềm R, sử dụng gói thư viện moments, ta thu được kết quả ở Bảng 1 miêu tả giá trị trung bình (mean), độ lệch chuẩn (SD), hệ số bất đối xứng SI, hệ số nhọn KI của dữ liệu thu được, cho thấy rằng phân phối của các biến quan sát là gần với phân phối chuẩn.

Thang đo Trung bình

Độ lệch chuẩn (SD)

Hệ số bất đối xứng (SI)

Hệ số nhọn (KI)

Hành vi 3.58 0.66 -0.45 3.25

Cảm xúc 4.05 0.60 -0.62 2.87

Nhận thức 3.35 0.70 -0.16 2.80

Mức tham 3.66 0.54 -0.36 3.35

gia

Bảng 1. Hệ số bất đối xứng (SI) và hệ số nhọn (KI) của dữ liệu Kiểm tra hệ số tương quan cụm (ICC):

Vì dữ liệu thu thập được có tính đa bậc (Học sinh-Lớp -Trường) nên chúng ta cần thiết phải kiểm tra Hệ số tương quan cụm (ICC) về mức độ tham gia của học sinh giữa các lớp, nhằm có căn cứ để lựa chọn phương pháp phân tích số liệu cho bước tiếp theo, kết quả khi tính toán với phần mềm thống kê R, sử dụng gói thư viện ICC ta có kết quả được ghi trong Bảng 2.

Thang đo Trung bình Độ lệch chuẩn Hệ số ICC Alpha

Hành vi 3.58 0.66 0.07 0.77

Cảm xúc 4.05 0.60 0.01 0.76

Nhận thức 3.35 0.70 0.08 0.74

Mức tham gia 3.66 0.54 0.06 0.87

Bảng 2. Hệ số ICC (Intraclass Correlation coefficient) và độ giá trị của thang đo.

Theo (Lee, 2000) cho rằng, chúng ta chỉ quan tâm đến tính đa bậc của dữ liệu thu được khi hệ số ICC lớn hơn 0.1, nếu hệ sô ICC nhỏ hơn 0.1 chúng ta có thể bỏ qua tính đa bậc của dữ liệu và có thể sử dụng các phương pháp phân tích phương sai thông thường, theo kết quả tính toán ở Bảng 2, ta thấy hệ số ICC trong dữ liệu thu được đều nhỏ hơn 0.1, do vậy, trong dữ liệu thu được, các tính chất về tính đa bậc là có thể bỏ qua.

Hệ số Cronbach’s alpha

Theo các tính toán phía trên, dựa vào tính phân phối chuẩn của dữ liệu và bỏ qua tính đa bậc của dữ liệu, chúng tôi sử dụng hệ số Cronbach’s alpha để ước lượng độ gía trị của thang đo. Căn cứ vào Bảng 2 có thể thấy Hệ số alpha của các thang đo thành phần và thang đo tổng thể là ở mức chấp nhận được (>0.7). Do vậy có thể nói, các câu hỏi trong thang đó đáp ứng tốt với từng mục tiêu cụ thể.

Như vậy, thông qua phân tích dữ liệu thu được có thể khẳng định, thang đo mức độ tham gia tích cực của học sinh trong các hoạt động ở trường đã được kiểm định đầy đủ về độ giá trị và độ tin cậy.

4. Tính mới của giải pháp: Sáng kiến đã tập trung vào việc kiểm định thang đo mức độ tham gia tích cực của học sinh trong các hoạt động ở nhà trường, kết quả kiểm định cho thấy thang đo là phù hợp để áp dụng trong thực tế. Hiện nay, ở nước ta vẫn chưa có thang đo mức độ tích cực của học sinhtrong các hoạt động ở nhà trường, việc này gây ra những khó khăn trong việc xác định mức độ tham gia

tích cực của học sinh, từ đó kéo theo khó khăn trong việc định hướng dạy và học làm sao để phát huy tính tích cực của học sinh, do vậy có thể khẳng định rằng sáng kiến đã trình bày có tính mới trong cả vấn đề lí luận và thực tiễn công tác dạy học.

Một phần của tài liệu skkn xây dựng thang đo dùng để đo lường mức độ tham gia tích cực của học sinh trong các hoạt động ở nhà trường thcs (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w