Kết quả xác định mối quan hệ giữa hàm lƣợng kim loại nặng trong động vật đáy và trầm tích sông Cầu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu, xác định mối quan hệ giữa hàm lượng một số kim loại nặng trong hến sông (Corbicula sp), trùng trục (Lanceolaria sp) và trầm tích sông Cầu (Trang 75 - 84)

3.3.1. Kết qu xác định mi quan h giữa hàm lượng kim loi nng trong loài hến và trm tích sông Cu

Mối quan hệ giữa hàm lƣợng Cu, Pb, Zn, Cd và Cr trong loài hến (Corbicula sp.) và trầm tích sông Cầu đƣợc thể hiện ở bảng 3.7 và hình 3.18 nhƣ sau :

Bảng 3.7. Mối quan hệ giữa hàm lƣợng các kim loại trong loài hến và trong trầm tích sông Cầu

Kim loại

Mối quan hệ

[Trong hến (X)] và trong trầm tích (Y)]

Hệ sốtương quan (*) Pearson (r)

(p-value)

Cu Y = 0,185.X + 11,199 0,54 0,01

Pb Y = 0,057.X + 12,329 0,52 0,02

Zn Y = 0,109.X + 34,195 0,68 0,0009

Cd Y = 1,103.X + 2,693 0,77 0,00006

Cr Y = 0,007. X + 6,659 0,08 0,72

KLN Y = 0,185.X + 4,832 0,73 0,00

(*) Tương quan ở mức ý nghĩa p < 0,05 (độ tin cậy 95%)

(a). Cu (b). Pb

(c). Zn (d). Cd

(e). Cr (f). KLN

Hình 3.18. Biểu đồ biểu diễn mối quan hệ giữa kim loại nặng trong hến (Corbicula sp.) và trầm tích sông Cầu

Biểu đồ hình 3.18a cho thấy rằng, hàm lƣợng Cu trong mô thịt loài hến (Corbicula sp.) và trong trầm tích sông Cầu có mối quan hệ chặt chẽ bằng phương trình Y = 0,185.X + 11,199 với hệ số tương quan là r = 0,54; p = 0,01 (p < 0,05). Hệ số tương quan r > 0 cho thấy mức độ tương quan giữa hàm lượng Cu trong mô thịt loài hến (Corbicula sp.) và trầm tích sông Cầu có mối quan hệ đồng biến, r > 0,5 ứng với mức tương quan cao. Điều này đồng nghĩa với sựtích lũy Cu trong mô thịt loài hến (Corbicula sp.) sông Cầu phụ thuộc vào hàm lƣợng Cu trong trầm tích sông Cầu, hàm lƣợng Cu trong trầm tích cao thì hàm lƣợng Cu trong mô thịt loài hến (Corbicula sp.) cũng cao và ngƣợc lại.

Biểu đồ hình 3.18b cho thấy rằng, hàm lƣợng Pb trong mô thịt loài hến (Corbicula sp.) và trong trầm tích sông Cầu có mối quan hệ chặt chẽ bằng phương

trình Y = 0,057.X + 12,329 với hệ số tương quan là r = 0,532; p = 0,02 (p < 0,05).

Hệ số tương quan r > 0 cho thấy mức độ tương quan giữa Pb trong mô thịt loài hến (Corbicula sp.) và trong trầm tích sông Cầu có mối quan hệ đồng biến, r > 0,5 ứng với mức tương quan cao.

Biểu đồ hình 3.18c cho thấy rằng, hàm lƣợng Zn trong mô thịt loài hến (Corbicula sp.) và trong trầm tích sông Cầu có mối quan hệ cao, chặt chẽ với hệ số tương quan r = 0,68 (r>0,5) ; p = 0,0009 (p < 0,05).

Biểu đồ hình 3.18d cho thấy rằng, hàm lƣợng Cd trong mô thịt loài Hến (Corbicula sp.) và trong trầm tích sông Cầu có mối quan hệ cao, chặt chẽ với hệ số tương quan r = 0,77 (r>0,5) ; p = 0,00006 (p < 0,05).

Biểu đồ hình 3.18e cho thấy rằng, hàm lƣợng Cr trong mô thịt loài hến (Corbicula sp.) và trong trầm tích sông Cầu có mối quan hệ thấp, không chặt chẽ với hệ số tương quan r = 0,09 (0 < r < 0,2) ; p = 0,79 (p > 0,05).

Biểu đồ hình 18f cho thấy rằng, hàm lƣợng các KLN Cu, Pb, Zn, Cd và Cr trong mô thịt loài hến (Corbicula sp.) và trong trầm tích sông Cầu có mối quan hệ chặt chẽ bằng phương trình Y = 0,185.X + 4,832với hệ số tương quan là r = 0,73; p

= 0 (p < 0,01). Hệ số tương quan r > 0 cho thấy mức độ tương quan giữa các KLN trong mô thịt loài hến (Corbicula sp.) và trầm tích sông Cầu có mối quan hệ đồng biến, r > 0,5 ứng với mức tương quan cao. Điều này đồng nghĩa với sự tích lũy các KLN trong mô thịt loài hến (Corbicula sp.) và trong mô thịt loài trùng trục sông Cầu phụ thuộc vào hàm lƣợng các KLN trong trầm tích sông Cầu.

3.3.2. Kết qu xác định mi quan h giữa hàm lượng kim loi nng trong loài trùng trc và trm tích sông Cu

Mối quan hệ giữa hàm lƣợng Cu, Pb, Zn, Cd và Cr trong loài trùng trục ((Lanceolaria sp.)và trầm tích sông Cầu đƣợc thể hiện ở bảng 3.8 và hình 3.19 nhƣ sau :

Bảng 3.8. Mối quan hệ giữa hàm lƣợng các kim loại trong loài trùng trục và trong trầm tích sông Cầu

Kim loại

Mối quan hệ

[Trong trùng trục (x)] và trong trầm tích (y)]

Hệ sốtương quan (*) Pearson (r)

Sig.

(P-value)

Cu Y = 0,221.X + 11,946 0,84 0,001

Pb Y = -0,049. X + 19,786 -0,65 0,03

Zn Y = 0,350.X + 2,008 0,75 0,007

Cd Y = 0,995.X + 5,846 0,29 0,39

Cr Y = -0,066.X + 13,403 -0,44 0,17

KLN Y = 0,110.X + 10,296 0,40 0,003

(*) Tương quan ở mức ý nghĩa p < 0,05 (độ tin cậy 95%)

(a). Cu (b). Pb

(c). Zn (d). Cd

(e). Cr (f). KLN

Hình 3.19. Biểu đồ biểu diễn mối quan hệ giữa kim loại nặng trong trùng trục (Lanceolaria sp.) và trầm tích sông Cầu

Biểu đồ hình 3.19a cho thấy rằng, hàm lƣợng Cu trong mô thịt loài trùng trục (Lanceolaria sp.)và trong trầm tích có mối quan hệ rất chặt chẽ bằng phương trình Y = 0,221.X + 11,946 với hệ số tương quan r = 0,83 và giá trị p = 0,001 (p < 0,05).

Hệ số tương quan r > 0,5 cho thấy mức độ tương quan giữa hàm lượng Cu trong mô thịt loài trùng trục và trong trầm tích sông Cầu có mối quan hệ đồng biến và tương quan cao. Điều này đồng nghĩa hàm lƣợng Cu trong trầm tích cao thì hàm lƣợng Cu trong mô thịt loài trùng trục cũng cao và ngƣợc lại.

Biểu đồ hình 3.19b cho thấy rằng, hàm lƣợng Pb trong mô thịt loài trùng trục (Lanceolaria sp.)và trong trầm tích có mối quan hệ rất chặt chẽ bằng phương trình Y =-0,049.X + 19,786 với hệ số tương quan r = -0,65 và giá trị p = 0,03 (p <

0,05). Hệ số tương quan r < 0 cho thấy mức độ tương quan giữa Pb trong mô thịt loài trùng trục và trong trầm tích sông Cầu có mối quan hệ nghịch. Điều này cho thấy, hàm lƣợng Pb trong trầm tích cao thì hàm lƣợng Pb trong mô thịt loài trùng trục cũng thấp và ngƣợc lại.

Biểu đồ hình 3.19c cho thấy rằng, hàm lƣợng Zn trong mô thịt loài trùng trục (Lanceolaria sp.) và trong trầm tích sông Cầu có mối quan hệ cao, chặt chẽ với hệ số tương quan r = 0,75 (r > 0,5) ; p = 0,008 (p < 0,05).

Biểu đồ hình 3.19d cho thấy rằng, hàm lƣợng Cd trong mô thịt loài trùng trục (Lanceolaria sp.) và trong trầm tích sông Cầu có mối quan hệ thấp, không chặt chẽ với hệ số tương quan r = 0,29 (0,2 < r < 0,5) ; p = 0,39 (p > 0,05).

Biểu đồ hình 3.19e cho thấy rằng, hàm lƣợng Cr trong mô thịt loài trùng trục (Lanceolaria sp.) và trong trầm tích sông Cầu có mối quan hệ nghịch, không chặt chẽ với hệ số tương quan r = -0,44 (r<0) ; p = 0,17 (p > 0,05).

Biểu đồ hình 3.19f cho thấy rằng, hàm lƣợng các KLN Cu, Pb, Zn, Cd và Cr trong mô thịt loài trùng trục và trong trầm tích sông Cầu có mối quan hệ rất chặt chẽ bằng phương trình Y = 0,110.X + 10,296 với hệ số tương quan r = 0,40 và giá trị p

= 0,003 (p < 0,05). Hệ số tương quan r > 0 cho thấy mức độ tương quan giữa các KLN trong mô thịt loài trùng trục (Lanceolaria sp.) và trầm tích sông Cầu có mối quan hệ đồng biến, r < 0,5 ứng với mức tương quan trung bình. Điều này đồng nghĩa với sự tích lũy các KLN trong mô thịt loài trùng trục sông Cầu phụ thuộc vào hàm lƣợng các KLN trong trầm tích sông Cầu.

So sánh với mối quan hệ giữa các KLN trong loài hến (Corbicula sp.) và trầm tích sông Cầu với tương quan giữa các KLN trong loài trùng trục (Lanceolaria sp.) và trầm tích sông Cầu, thấy có sự tương đồng giữa ở các kim loại Cu và Zn, cùng có mối quan hệ đồng biến và tương quan cao. Ở kim loại Pb thì khác nhau, trong loài hến (Corbicula sp.) và trầm tích thì có mối quan hệ thuận còn trong loài trùng trục (Lanceolaria sp.)và trầm tích thì có mối quan hệ nghịch. Đối với Cd thì chỉ có mối quan hệ trong loài hến (Corbicula sp.) và trầm tích sông Cầu.

So sánh với nghiên cứu của Lê Đăng Ngọc trong nhóm nghiên cứu thực hiện một số nội dung của đề tài mã số TNMT.2017.04.13, đối với mẫu đƣợc lấy vào mùa khô năm 2017, thì Cu trong hến (Corbicula sp.) và trầm tích sông Cầu có mối tương

quan chặt chẽ, r = 0,767; p <0,01 ; Pb trong hến (Corbicula sp.) và trầm tích sông Cầu có mối tương quan chặt chẽ, r = 0,706 ; p <0,01; Cd trong hến (Corbicula sp.) và trầm tích sông Cầu có mối tương quan thấp và không chặt chẽ, r = 0,134; p >

0,05; Cu trong ốc vặn (Sinotaia reevei fischer) và trầm tích sông Cầu có mối tương quan chặt chẽ, r = 0,88; p <0,01; Pb trong ốc vặn (Sinotaia reevei fischer) và trầm tích sông Cầu có mối tương quan chặt chẽ, r = 0,695; p <0,01; Cd trong ốc vặn (Sinotaia reevei fischer) và trầm tích sông Cầu có mối tương quan không chặt chẽ, r

= 0,326; p >0,05 [23]. Như vậy nghiên cứu của tác giả có sự tương đồng về kết quả biểu diễn mối tương quan giữa các kim loại trong trầm tích sông Cầu và trong loài hến (Corbicula sp.), loài trùng trục (Lanceolaria sp.) với kết quả của nhóm nghiên cứu.

So sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu tại một số địa điểm khác, kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.9 nhƣ sau :

Bảng 3.9. So sánh kết quả nghiên cứu với nghiên cứu khác Mối quan hệ

giữa KLN trong loài hến và trầm tích sông

Nghiên cứu của tác

giả Nghiên cứu khác

Sông Cầu Cửa sông ở Miền Trung :

Cửa sông Cu Đê, Tp. Đà Nẵng

Pb Y = 0,057.X + 12,329

(n =22)

r = 0,52; p = 0,02

Y = 0,738.X + 0,103 (n = 30)

r = 0,67 ; p <0,01 [24]

Y = 0,700.X + 0,148 (n = 8)

r = 0,71 ; p 0,019 [18]

Cd Y = 1,103.X + 2,693

( n= 22)

r = 0,77; p < 0,01

- P < 0,001 [17] ; - Y = 0,042.X + 0,047 (n=30)

r = 0,81 ; p <0,01 [24]

Cr - Y = 0,007. X + 6,659 (n

=22)

r = 0,08; p > 0,05 - Y = -0,066.X + 13,403 (n = 12)

r = -0,44; p >0,05 ( trùng trục)

- P < 0,05 [17] ;

- Y = -0,151.X + 1,033 (n= 30) R = -0,49 ; p >0,05 [24]

Kết quả trên bảng 3.9 cho thấy sự tương quan giữa các kim loại Pb, Cd trong loài hến và trầm tích sông Cầu có tương quan thuận và chặt chẽ và có sự tương đồng với kết quả nghiên cứu xác định mối quan hệ trong trầm tích một số sông ở khu vực miên Trung, Việt Nam. Điều đó cho thấy có sự tương đồng giữa kết quả nghiên cứu của tác giả và một số tác giả khác. Như vậy, bước đầu có thể sử dụng loài hến (Corbicula sp.) và loài trùng trục (Lanceolaria sp.)làm sinh vật chỉ thị để giám sát ô nhiễm kim loại nặng trong trầm tích sông Cầu.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu, xác định mối quan hệ giữa hàm lượng một số kim loại nặng trong hến sông (Corbicula sp), trùng trục (Lanceolaria sp) và trầm tích sông Cầu (Trang 75 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)