Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Quế Võ 1 tỉnh Bắc Ninh (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

- Từ các nghị đinh của Chính phủ và giáo trình của các nhà khoa học

- Thu thập thông tin tài liệu, báo cáo của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người lao động trên địa bàn.

- Thu thập thông tin từ các ấn phẩm, tài liệu, báo cáo, tạp chí khoa học liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội.

Thu thập tài liệu thứ cấp là thu thập những nguồn tài liệu đã được công bố, tổng hợp ở sách báo, internet, các báo cáo tổng kết của tỉnh Bắc Ninh và các tài liệu thứ cấp liên quan nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới trách nhiệm xã hội, cũng như đặc điểm kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên của Bắc Ninh và những vấn đề có liên quan khác. Nguồn cung cấp thông tin thứ cấp được trình bày cụ thể trong bảng 2.1.

Bảng 2.1 Nguồn cung cấp thông tin thứ cấp

STT Nội dung thông tin Nguồn

1 Điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh

tế – văn hóa – xã hội của KCN Quế Võ 1 BQL các KCN tỉnh Bắc Ninh 2 Thống kê số lượng người lao động trên địa

bàn KCN Quế Võ 1 BQL các KCN tỉnh Bắc Ninh

3

Số liệu về số công nhân được đóng bảo hiểm trên trong các công ty trên địa bàn KCN Quế Võ 1

BQL các KCN tỉnh Bắc Ninh

4

Các văn bản chính sách pháp luật về trách nhiệm xă hội của doanh nghiệp được áp dụng ở KCN Quế Võ 1

BQL các KCN tỉnh Bắc Ninh, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, tỉnh Bắc Ninh.

5 Tỉ lệ công đoàn viên trong các doanh nghiệp

trên địa bàn KCN Quế Võ 1 BQL các KCN tỉnh Bắc Ninh

6

Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội và vai trò việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp.

Các Nghị định của Chính phủ;

Các bài báo tạp chí, sách, luận văn.

7 Cơ sở thực tiễn về vai tṛ, giải pháp nâng cao

chất lượng xã hội trong các doanh nghiệp Các bài báo, luận văn, tạp chí 2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

- Để thu thập được số liệu sơ cấp phục vụ cho quá trình tính toán, nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại khu công nghiệp Quế Võ 1 tại Bắc Ninh, tác giả đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra, sau đó tiến gặp người lao động, đại diện lãnh đạo doanh nghiệp là giám đốc hoặc phó giám đốc bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp, cán bộ xã trên địa bàn giáp danh khu công nghiệp gửi phiếu trực tiếp.

a) Chọn mẫu điều tra

- Tổ chức điều tra 15 cán bộ của Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.

- Tổ chức điều tra 30 cán bộ của 3 xã giáp danh khu công nghiệp Quế Võ 1.

- Tổ chức điều tra 20 doanh nghiệp gồm: (Doanh nghiệp Việt Nam 5, doanh nghiệp Nhật Bản 5, doanh nghiệp Hàn Quốc 5 và doanh nghiệp Trung Quốc 5).

- Tổ chức điều tra 80 công nhân trong các doanh nghiệp gồm: (Doanh nghiệp Việt Nam 20, doanh nghiệp Nhật Bản 20, doanh nghiệp Hàn Quốc 20 và doanh nghiệp Trung Quốc 20).

- Tổ chức thu thập thông tin của 8 lãnh đạo doanh nghiệp, như Giám đốc hoặc phó giám đốc bộ phận phụ trách kinh doanh, gồm: DN Việt Nam 2, doanh nghiệp Nhật Bản 2, doanh nghiệp Hàn Quốc 2 và doanh nghiệp Trung Quốc 2.

Bảng 2.2 Phân tổ mẫu điều tra

Phân loại đối tượng điều tra Đơn vị Số mẫu

(1) Theo đối tượng Người

Cán bộ ban quản lý KCN Người 15

Cán bộ UBND xã Người 30

Người lao động Người 80

Lãnh đạo doanh nghiệp Người 8

(2) Theo doanh nghiệp Doanh nghiệp 20

DN Việt Nam Doanh nghiệp 5

DN vốn ĐT Hàn Quốc Doanh nghiệp 5

DN vốn ĐT Trung Quốc Doanh nghiệp 5

DN vốn ĐT Nhật Bản Doanh nghiệp 5

Tổng số điều tra 153

b) Phương pháp điều tra.

Tác giả dùng một hệ thống các câu hỏi theo những nội dung xác định nhằm thu thập thông tin về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại khu công nghiệp Quế Võ 1. Đối với công nhận lao động tác giả thu thập thông khi người lao động tan ca, gặp người lao động tại cổng doanh nghiệp, trao đổi với họ những nội dung tác giả cần thu thập. Đối với lãnh đạo doanh nghiệp là giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách bộ phận kinh doanh tác giả xin hẹn gặp tại doanh nghiệp và cán bộ địa

c) Nội dung phiếu điều tra.

Thông tin cá nhân/doanh nghiệp của đối tượng phỏng vấn.

Các câu hỏi điều tra cụ thể được lựa chọn từ phần vấn đề cần giải quyết, xoay quanh vấn đề: thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại khu công nghiệp Quế Võ 1.

Sau đó dựa vào các giá trị trung bình để đánh giá, so sánh về mức độ công bằng, chất lượng và hiệu quả của vấn đề được đánh giá.

Tác giả kết hợp sử dụng với thang đo khoảng để việc phân tích số liệu được hợp lý và hiệu quả hơn. Theo đó:

+ Thang đo của bảng câu hỏi: Luận văn sử dụng thang đo Likert 5 mức độ được tính như sau:

Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/ n = (5-1)/5 = 0,8

* ý nghĩa của các mức như sau:

+ 1,00 – 1,80: Rất không công bằng/ rất không tốt + 1,81 – 2,60: Không công bằng/ không tốt

+ 2,61 – 3,40: Không ý kiến, chưa xác định + 3,41 – 4,20: Công bằng/tốt

+ 4,21 – 5,00: Rất công bằng/ rất tốt

Thang đo Likert được sử dụng trong đề tài nhằm xác định mức độ tiếp cận thông tin, mức độ công bằng trong tuyển dụng và các điều kiện làm việc của người lao động, vai trò của tổ chức công đoàn trên quan điểm của các đối tượng nghiên cứu.

d) Phương pháp quan sát

Trong quá trình thu thập thông tin kết hợp với việc quan sát môi trường làm việc xung quanh để có những đánh giá thực tế hơn về vấn đề nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Quế Võ 1 tỉnh Bắc Ninh (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)