Đảm bảo an ninh lương thực và tài nguyên nước x

Một phần của tài liệu TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ VẤN ĐỀ SUY THOÁI TÀI NGUYÊN NƯỚC (Trang 34 - 36)

Việt Nam với hơn 3.000km bờ biển được xác định là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, tác động của BĐKH đối với nước ta thể hiện rõ nhất ở sự gia tăng về tần suất, cường độ, quy mô các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai (bão, lũ lụt, động đất, nước biển dâng, nắng nóng, hạn hán và hellip;) gây ra những thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Chịu tác động của BĐKH sớm và lớn nhất chính là tài nguyên nước- bởi đây là nguồn tài nguyên có yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Nước đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp để tạo ra lương thực cho con

người. Hiện được xếp vào nhóm quốc gia có tài nguyên nước vào loại trung bình trên thế giới nhưng nguồn nước ở Việt Nam phân bố không đồng đều. Cùng với đó, sự gia tăng dân số, việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước thời gian qua ở Việt Nam cũng chưa hợp lý và thiếu bền vững; tình trạng phá rừng, ô nhiễm môi trường khiến nguồn nước trở nên cạn kiệt xảy ra tại nhiều nơi, đặc biệt là trong mùa khô. Không có nước, đất đai trở nên khô cằn, cây cối héo úa, không thể sản sinh ra lương thực dẫn đến việc ảnh hưởng nặng nề tới ngành nông nghiệp. Và khi nền nông nghiệp của Việt Nam giảm sút, không những vấn đề an ninh lương thực quốc gia bị ảnh hưởng mà nó còn tác động đến nhiều nước khác, bởi Việt Nam đang nằm trong số các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới.

Ngoài ra, khi tình trạng hạn hán xảy ra khiến nguồn nước suy giảm, các hồ chứa không tích đủ lượng nước, rồi quá trình vận hành không hợp lý, nhu cầu về nước tăng lên dẫn đến tình trạng thiếu nước vùng hạ du. Đối với các tỉnh ven biển, việc lấy nước phục vụ nông nghiệp càng khó khăn hơn do ở cuối hệ thống sông và bị ảnh hưởng nước biển dâng cao kết hợp triều cường dẫn đến xâm nhập mặn ngày càng phức tạp, đất canh tác ngày càng giảm và sản lượng lương thực cũng vì thế mà giảm theo.

Theo một báo cáo của Liên hợp quốc, đến năm 2100, mực nước biển dự kiến sẽ dâng hơn 50cm, và chỉ cần nước biển dâng 1cm thì lấn mặn tới 10km. Và nếu mực nước biển dâng cao 1m thì Việt Nam sẽ bị tổn thất GDP khoảng 17 tỷ USD mỗi năm, 1/5 dân số mất nhà cửa, 12,2% đất canh tác sẽ mất. Như vậy, hai vựa lúa lớn của nước ta là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng trước tiên và đe dọa đến an ninh lương thực quốc gia. Một báo cáo khác của Liên hợp quốc về tình hình phát triển nông nghiệp cũng đưa ra cảnh báo, đến năm 2050, thế giới phải tăng gấp đôi sản lượng lương thực mới có thể đảm bảo nuôi sống dân số toàn cầu. Tình hình an ninh lương thực trên thế giới đang có nhiều bất ổn do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra thiên tai dồn dập dẫn đến mất mùa đói kém.

Chính vì thế, Ngày Nước thế giới 2012 (ngày 22-3) với chủ đề “Nước và An ninh lương thực”- đã đề cao mối quan hệ, vai trò quan trọng của nguồn nước trong việc đảm bảo an ninh lương thực, để qua đó nâng cao nhận thức cho tất cả mọi người về tầm quan trọng

của tài nguyên nước đối với an ninh lương thực, sức khỏe cộng đồng, ổn định xã hội và hòa bình cho thế giới.

Liên hợp quốc đã kêu gọi sự quan tâm của toàn thế giới về tầm quan trọng của tài nguyên nước và vận động chính sách về quản lý bền vững tài nguyên nước, đặc biệt là các nguồn nước ngọt, gắn với nội dung thiết yếu là lương thực. Và như vậy, bảo vệ nguồn nước là nhiệm vụ của toàn xã hội. Mỗi cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân cần nâng cao ý thức, trách nhiệm, góp phần giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước bằng những hoạt động thiết thực. Bên cạnh đó, mỗi quốc gia cần quan tâm bảo vệ và trồng rừng nhằm giữ nguồn nước, chống xói mòn, lở đất, giảm thiểu tác động của lũ lụt, hạn hán, sa mạc hóa và mặn hóa...

Một phần của tài liệu TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ VẤN ĐỀ SUY THOÁI TÀI NGUYÊN NƯỚC (Trang 34 - 36)