- Ảnh hưởng tới chất lượng nước ngầm
+ Việc tưới tiêu, thủy lợi trong nông nghiệp đã làm cho các nguồn nước ngầm bị nhiễm bẩn bởi các lọại phân hóa học, các thuốc trừ sâu diệt cỏ thấm qua đất vào từ nước tưới.
+ Ngoài ra do sự ăn ở mất vệ sinh ở các khu vực nông thôn, các nguồn phân người, rác, phân gia súc không được xử lý mà đưa thẳng ra tưới tiêu, ngấm qua đất vào nước ngầm cũng làm cho chất lượng nước ngầm bị thay đổi.
+ Sự phát triển của các ngành công nghiệp, nếu không chú trong đến hệ thống xử lý nước thải trước khi xả thải ra môi trường không những làm ô nhiễm nước bề mặt mà cũng ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm.
+ Do quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh, mức độ bê tông hóa đất càng nhanh, nước bẩn thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người trong đô thị, thấm qua đất bị suy giảm khả năng tự làm sạch hoặc bị mất khả năng tự làm sạch, ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm
+ Do con người khai thác sử dụng nước ngầm quá mức cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm. Khi nước ngầm bị nhiễm bẩn, nó không có khả năng tự làm sạch như nguồn nước mặt có thể làm được nếu nguồn không bị quá tải. Dòng chảy trong nước ngầm rất chậm và không phải là dòng chảy rối vì thế nên các chất bần gây ô nhiễm không thể bị pha loãng hay phân tán. Trong nước ngầm cũng có một số lượng nhỏ các vi sinh vật phân hủy, có khả năng phân hủy các chất ô nhiễm dễ bị phân hủy, nhưng quá trình này diễn ra hàng trăm năm mới có thể làm sạch.
- Ảnh hưởng đến hệ sinh vật nước
Với các nguồn nước bị ô nhiễm, nồng độ các chất bẩn hữu cơ cao, lượng oxy hòa tan bị quá thấp làm cho các loại sinh vật nước không sống sót được. Ví dụ như sản lượng cá bị giảm rất nhiều trong các hồ bị ô nhiễm, đa dạng sinh học biển bị giảm đáng kể do con người làm ô nhiễm biển trong các hoạt động đánh bắt và du lịch
- Ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước mặt
+ Theo các dòng chảy như các sông, do quá trình xáo trộn, pha loãng tốt và quá trình phân hủy các chất gây ô nhiễm với sự tham gia tích cực của các vi sinh vật hiếu khí, hàm lượng chất bẩn giảm xuống. Những quá trình phục hồi tự nhiên này sẽ rất hiệu quả nếu như dòng chảy không bị quá tải các chất gây ô nhiễm, hoặc dòng chảy không bị cạn kiệt do hạn hán, do tưới tiêu.
+ Nước trong ao, hồ rất dễ bị suy thoái khi nhiễm bẩn bởi các chất dinh dưỡng thực vật, dầu, phân vô cơ, các kim loại nặng, các loại hóa chất, các chất phóng xạ,… Các chất này đi vào chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái thủy vực gây ra những tác động nguy hại tới hệ thực vật và động vật nước.