2.5 Vai trò thực tiễn của sân vườn trong cuộc sống
2.5.1 Cải thiện môi trường sống
Cây xanh trong sân vườn có khả năng phóng ra chất fitoxit có tác dụng kiềm hãm sự phát triển và có thể tiêu diệt các vi trùng gây bệnh trong không khí, ngoài ra các yếu tố trong khuôn viên sân vườn còn có tác dụng giảm tiếng ồn, thanh lọc khí, tạo không gian trong lành mát mẻ…
2.5.2 Tạo không gian nghỉ ngơi - thư giản lý tưởng
Ngày nay khi cuộc sống ngày càng được nâng cao hơn, con người ta từ chỗ “ăn no, mặc ấm” đã chuyển sang “ ăn ngon, mặc đẹp”, đa số người dân thành phố có rất ít thời gian để hưởng thụ cuộc sống, họ phải làm việc tất bậc để lo cho cuộc sống thường ngày, phải sống tách biệt với môi trường thiên nhiên khiến cho người dân thành phố dễ cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống thường ngày, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và tâm lý của người dân đô thị. Dưới những áp lực nặng nề của cuộc sống họ luôn có nhu cầu quay về với tự nhiên, để có được một không gian thư giãn, vui chơi thoải mái, thư thái. Và vườn luôn là nơi hỗ trợ, bồi bổ cuộc sống, hoán chuyển, thanh lọc một trường cho các thành viên trong gia đình.
2.5.3 Làm tăng giá trị thẩm mỹ của ngôi nhà
Đối ngược với sự thô cứng của những bức tường đá, những mảng bê tông là sự mềm mại của những cây xanh, những âm thanh vui tai của các vật liệu trang trí hay
18
của dòng nước chảy róc rách mang lại. Kiến trúc của một ngôi nhà sẽ không bao giờ hoàn hảo nếu không được kết hợp với các yếu tố sân vườn khác.
2.6 Vai trò của phong thủy trong sân vườn
Người phương Tây có một lối tạo sân vườn riêng. Với phong cách nhân tạo, người ta sử dụng phép cân đối để làm nổi bật công trình kiến trúc- công trình chủ đạo, họ dùng cỏ cây hoa lá tạo các thảm hoặc cây cối được cắt tỉa theo những hình thù khác nhau trang trí cho công trình và các khu vực trong vườn.
Ở phương đông, cây xanh là một bộ phận của thiên nhiên trong thuyết tam tài, trong vũ trụ quan động trồng cây xanh cũng được vận dụng theo lý thuyết ấy. Có thể thấy vườn cảnh là một lối bố cục cảnh quan liên hoàn, có nhiều ngụ ý, có nhiều yếu tố.
Dù thành thị hay nông thôn, chúng ta đều có thể tạo bầu không khí linh hoạt từ trong nhà ra ngoài vườn nhờ hiểu biết những nguyên lý phong thủy, biết nhận định những ưu điểm để chuyển hóa bố cục tạo cảnh quan vui tươi, sinh động, hợp nhất. Đôi khi những thay đổi nhỏ cũng có thể đem lại sự khác biệt rất lớn cho sinh khí trong vườn, ví dụ như thay đổi cách bố trí lối đi, xén tỉa bớt những cây lớn quá mức, thêm vào khu vườn một vật trang trí hay một bức tượng, bố trí một bộ ghế dưới tán cây,phát quang một khu vực um tùm mang nặng tính âm…tất cả đều tạo ra một điều khác hơn và tốt hơn cho sân vườn và cuộc sống của người ngụ cư. Phong (gió) và thủy (nước) đây là hai nguồn vật chất mang theo năng lượng sống và sinh khí đến cho con người.
Hệ thống sân vườn được thiết kế từ các yếu tố: cây cỏ (mộc), nước (thủy), địa hình-đất (thổ)….Tất cả các yếu tố này phát sinh và phát triển liên quan tác động lẫn nhau trong một cơ thể thống nhất và hoàn chỉnh.
19
Hình 2.10 Một sân vườn có nhiều ưu điểm phong thủy (Nguồn 1).
Các yếu tố trong sân vườn tạo ra sự hài hòa về cả màu sắc lẫn hình dáng, mang lại nhiều sinh khí cho con người cụ ngụ tại đó. Để giải quyết bài toán về diện tích sân vườn bị giới thì việc bố trí cây xanh, tạo tiểu cảnh trong một “góc” nhỏ bố trí hợp lý cũng đã mang lại lợi ích “lớn” cho căn nhà và người sống trong nhà.
Như vậy, về mặt cấu trúc Phong thủy và không gian ngoại thất có mối quan hệ tương sinh với nhau. Do đó, việc thiêt kế, thi công sân vườn nói chung chính là sự vận dụng hợp lý của Phong thủy nhằm sản sinh đem lại hai nguồn vật chất “gió” và
“nước”, điều phối các luồng sinh khí của cảnh vật xung quanh sẽ tạo được tác động theo hướng có lợi nhất để phát huy lợi ích của không gian sân vườn.
2.7 Mối tương quan giữa Phong thủy và ngoại thất( sân vườn) 2.7.1 Các yếu tố tự nhiên tạo cảnh cho khu vườn
2.7.1.1 Địa hình
Theo Phong thủy, một mô hình Phong thủy lý tưởng bao gồm có đủ tứ linh:
20
Thanh Long: ở phía tay trái khi ta đứng từ trong nhà nhìn ra. Thanh long biểu tượng con rồng xanh, phải vươn cao lên, thanh thóat, hưởng thượng. Phía thanh long nên trồng các loại cây cao, tán không
quá rậm rạp hoặc nước chảy bao vòng là tốt.
Bạch Hổ: Là phần nằm phía bên phải căn nhà (từ trong nhà nhìn ra). Bạch hổ là từ chỉ con cọp trắng, cảnh quan phía bạch hổ phải thấp hơn phía thanh long, nơi đây có thể bố trí con đường uốn lượn để kích hoạt sinh khí.
Hình 2.11 Mô hình phong thủy lý tưởng
(Nguồn 12)
Minh đường: Minh đường có nước tụ vào thì phong thủy gọi là “minh đường thủy tụ” rất tốt, ví dụ: trước căn nhà có con sông suối, hồ nước đó là minh đường thủy tụ.
Chu tước: Chỉ con phượng hoàng màu đỏ, chu tước không nên cao quá, hay thấp quá, nên có dạng thể vòng cung hướng vào như bảo bọc mới tốt. Chu tước không nên để xiêu vẹo,lởm chởm, u ám.Phía chu tước có thể sử dụng những mảng cây mang màu sắc tươi mới, gợi lên sức sống mạnh mẽ.
Huyền vũ: Huyền vũ chỉ con rùa đen, là phần phía sau căn nhà. Sau lưng nhà có núi đồi bảo vệ là tốt, nếu núi đồi có dạng hình vòm thì càng lý tưởng. Có thể trồng các loại cây cao hay tạo một hòn non bộ để tạo thế huyền vũ che chở mặt sau căn nhà.
Tuy nhiên, trong thực tế rất khó kiếm được một địa hình lý tưởng như vậy nên có thể dùng các phương pháp bổ cứu theo thuật phong thủy để cải thiện hay hóa giải những bất lợi và tạo ra một môi trường sống lý tưởng.
2.7.1.2 Cây xanh
Trong thành phần của kiến trúc cảnh quan gồm các tổ phần yếu tố tự nhiên và các tổ phần yếu tố nhân tạo, một trong những yếu tố không thể thiếu là cây xanh. Cây xanh không chỉ có tác dụng rất lớn trong việc cải thiện vi khí hậu, giải quyết vấn đề
21
môi sinh mà con có vai trò quan trọng trong phương diện trang trí cảnh quan. So với các thành phần khác, cây xanh là thành phần có thể thay đổi thường xuyên , tăng thêm phần sống động cho không gian.
Bằng cách vận dụng triết lý âm dương, ngũ hành trong việc bố trí cây xanh thông qua màu sắc và hình dáng vào một khu vườn, dưới góc độ phong thủy thì đó chính là việc thúc đẩy dòng chảy của năng lượng mang lại môi trường sống thoải mái.
Ngoài ra để tạo một cảnh quan tốt, về cơ bản khi thiết kế cần nắm bắt những yêu cầu:
+ Sự đơn giản: Không có nghĩa là tẻ nhạt, đó là sự lặp lại về hình dạng. kết cấu, màu sắc, sự đơn giản tạo nên một nét tao nhã.
+ Sự thay đổi: Hình dạng, kết cấu, và màu sắc. Cảnh quan sẽ tránh được sự buồn tẻ và kích thích người xem hơn.
+ Sự nhấn mạnh: Đó là một cách tập trung sự chú ý đối với các điểm nhấn.
+ Sự cân bằng: Gồm có cân bằng đối xứng và cân bằng không đối xứng, trong đó cân bằng không đối xứng có thể mang lại cảm giác tự nhiên hơn kiểu cân bằng đối xứng.
+ Sự liên tục: Sự liên tục được tạo ra bởi sự phát triển của hình dạng, kết cấu, hoặc màu sắc, nó cũng có thể được tạo thành bởi những tổ hợp của mỗi loại….
Ngoài những nguyên tắc phối kết cây, còn tuân thủ theo các nguyên tắc chọn cây ví dụ như nhóm các loài cây ưa sáng, chịu bóng, mùa ra hoa, rụng lá….
- Yếu tố cây xanh và âm dương: Phối hợp màu sắc một cách đơn giản và giữ gìn sự cân bằng giữa các màu, sự phối kết nên dựa trên một tông màu chủ đạo vì nếu có quá nhiều màu sẽ gây ra sự rối rắm, lộn xộn. Việc sử dụng cây xanh và vật liệu trang trí tùy thuộc vào mỗi khu vực
+ Khu vực vườn trước có không gian tương đối thoáng đãng, tương ứng với năng lượng dương nên chọn các loài cây có màu sắc sặc sở: màu đỏ, cam, vàng, chọn những loài cây ưa nắng…để lôi cuốn dòng chảy năng lượng có ích từ phía trước của ngôi nhà. Để tạo sự hài hòa âm dương trong phần vườn này có thể sử dụng giàn dây leo xanh mướt, điểm xuyến trên đó là những bông hoa xinh tươi để làm dịu mát đi ánh nắng chói chang, hay trồng các cây cho bóng đủ mát….
+ Khu vực vườn sau tương ứng với năng lượng âm, do đó nên tạo sự hài hòa,cân bằng âm dương trong khu vực vườn sau để nơi này trở thành nơi có thể trầm
22
tư, lắng đọng trong không gian yên tĩnh. Việc sử dụng những loài cây mang sắc màu âm: xanh, lục tối, xám, bạc hay sắc tía dịu dàng...sẽ làm tăng thêm hiệu quả. Tuy nhiên, nên có sự tham gia có chừng mực của các yếu tố mang tính dương, ví dụ: tiếng róc rách, tí tách của dòng suối nhỏ hay tiểu cảnh làm khuấy động không gian, càng làm toát lên vẻ trầm lắng, cho thấy việc sử dụng các yếu tố động mang tính dương để tôn lên tính âm
Sự hài hòa âm dương và cây xanh không chỉ thể hiện qua lại giữa các cây xanh với nhau mà đó còn là sự tương sinh giữa cây xanh và các yếu tố khác như nhà có màu hơi tối thì nên bố trí cây cối có màu sáng hơn, hoặc ngôi nhà có gam màu sáng sẽ càng nổi bật hơn bên cạnh các cây lá màu sẫm hơn. Nhiều ngôi nhà có đường nét, hình khối kiến trúc thẳng, vuông vức (mang tính dương) thì chính yếu tố cây xanh với màu sắc hay hình dáng: cầu , tròn, oval… (mang tính âm) với những đường nét uốn lượn sẽ giúp làm mềm mại hẳn đi công trình.
- Yếu tố cây xanh và ngũ hành
◊ Thủy : Hành thủy được gợi ý qua các hình thể uốn lượn, các loài cây tương ứng với năng lượng của hành thủy có màu xanh hay có khuynh hướng chuyển thành màu xanh đen và qua hình dáng cắt xén của cây.
Hình 2.12 Hành thủy gợi ý qua những dãi cây được cắt xén uốn lượn mền mại ( Nguồn 11)
23
◊ Thổ : Các loài cây tương ứng với hành thổ có màu vàng hay màu cam, cũng như các loài thân mộc, cây bụi và tạo dáng vuông cho chúng. Những nơi có lá vàng nhiều cũng tạo nền móng cho hành Thổ phát huy tác dụng .
◊ Mộc: Màu xanh của lá cây chiếm giữ cảnh quan một cách hữu hiệu nhất trong khu vườn. Là yếu tố sống động tạo ra khung cảnh tươi đẹp và hòa hợp với con người, giữ ở vị trí thống lĩnh độc tôn của cây cỏ trong vườn thì tất cả thảo mộc đều là hành mộc nhưng hình dáng và màu sắc của chúng có thể gợi đến một hành khác.
Hình 2.13,2.14 Mộc là yếu tố luôn hiện hữu trong khu vườn .
Như vậy đặc thù của cây cối, thảo mộc thuộc hành mộc là các loại cây có hình trụ và các giàn đỡ, cột chống bằng gỗ hay đá giả gỗ.
◊ Hỏa: Những cây nào có hình dáng đâm thẳng lên, lá kim hoặc hoa đỏ, hoặc giữa lá có đốm đỏ, hoặc cây theo dáng kim tự tháp (Trắc bá điệp, Tùng...) đều được kể là hành hỏa. Hành hỏa rất mạnh so với các hành khác cho nên sử dụng quá nhiều hành hỏa sẽ làm cho khu vườn trở nên ngột ngạt.
Hình 2.15 Yếu tố hỏa sẽ làm cho khu vườn trở nên sinh động ( Nguồn 12).
24
◊ Kim: Các loại cây có vòm, tán lá rộng, và các khối hình cong tròn, hình vòm từ nhà cho đến vườn cũng đều mang dáng dấp của hành kim. Những khoảng màu trắng nhỏ hai bên lối đi tạo ra cảm giác ấm cúng và sinh động, làm cho tâm trạng của mọi người hưng phấn, dễ chịu hơn.
Hình 2.16, 2.17 Hình khối của hành kim làm cho khu vườn trở nên mềm hơn.
( Nguồn 11)
Sử dụng màu sắc và hình dáng của yếu tố cây xanh trong sân vườn nên dựa trên sở thích, tính cách của gia chủ và phù hợp với nguyên lý ngũ hành tương sinh, tương khắc. Bên cạnh đó có thể dựa vào cung mạng của gia chủ để có được một gam màu chủ đạo. Ví dụ như người mang mạng hỏa nên sử dụng tông màu đỏ, hồng, tím, ngoài ra kết hợp với màu xanh( thanh mộc sinh hỏa), tránh dùng tông màu đen, màu xanh sẫm thuộc hành thủy.
2.7.1.3 Mặt nước
Yếu tố mặt nước trong khuôn viên sân vườn là điểm tụ thuỷ và tiểu cảnh rất được mọi người ưa thích. Hồ nước không những là điều kiện cải tạo vi khí hậu của khu vực mà còn là không gian nghỉ ngơi, nó đóng góp về mặt thẩm mỹ, mang lại hiệu quả tích cực trong việc tổ chức không gian, phân khu chức năng.
Không gian có mặt nước tạo cảm giác rộng lớn và thoáng đãng hơn, màu sắc và chiều cao của không gian như được nhân lên, tác động lên tâm lý của con người.Việc bố trí yếu tố nước không hề bị bó buộc dù chủ nhân có một ngôi nhà rộng cho cả một khu thủy tạ, hay chỉ có một góc sân. Trong khung cảnh nào cũng có thể tạo một dòng suối nhỏ với vòi phun nước, những bức tượng, hay một lu nước xinh xinh, ở đó có thể
25
trồng các loài cây thủy sinh dễ trồng và chăm sóc, hay thêm vào đó vài chú cá cảnh nhở nhơ bơi lặn.
Hình 2.18 Hình 2.19
Nước là một trong những yếu tố không thể thiếu trong sân vườn Yếu tố nước có hai dạng:
+ Nước tĩnh: Thích hợp với việc bố trí ở khu nghĩ ngơi yên tĩnh, bao gồm kiểu non bộ với những đường nét mô phỏng tự nhiên kết hợp với cây xanh. Tuy nhiên, kiểu nước tĩnh này không kích hoạt được nguồn sinh khí, gây ra tụ khí sinh ra khí âm vào khu vườn.
+ Nước động: Có giá trị trang trí cao, có khả năng làm phong phú và đa dạng hóa hình khối kiến trúc của công trình, làm cho cảnh vật trở nên sinh động, gần gũi với tự nhiên hơn bởi những âm thanh róc rách của tiếng nước chảy…có thể sử dụng những vòi phun mạnh tạo ra những tia nước, thành chùm, tia xiên, hay tia thẳng, tạo ra những hình thù khác từ nước… trông thật ấn tượng và đẹp mắt nhất là khi đặt nó ở ngay khu trung tâm. Để tăng thêm tính hiệu quả có thể kết hợp với đá, sỏi kết hợp với chiếu sáng bằng đèn. Âm thanh của nước đổ giúp thư giãn và nhẹ nhàng kích hoạt khí trong vườn, làm luân chuyển luồng sinh khí sang các khu vực khác. Trong phong thủy khi sử dụng nước kỵ nhất là nước chảy ra phía ngoài, điều này có nghĩa là tiền tài, danh vọng cũng sẽ không giữ lại được ở bên mình.
26 2.7.1.4 Yếu tố đá
Đá trong bố cục phong cảnh là một hình thái quan trọng trong địa hình bằng phẳng. Trong nhiều trường hợp, đá là yếu tố cơ bản hình thành nên bức tranh phong cảnh. Do đó, hình dạng, tỷ lệ, chất liệu của đá đóng vai trò quan trọng trong bố cục trang trí và xây dựng chủ đề tư tưởng. Đá có 5 hình dạng cơ bản khác nhau: cao, thấp, hình cung, ỷ dốc, dẹt.
Mỗi một hình dạng có thể đứng độc lập hay kết hợp cùng với nhau, và thường thấy là kết hợp đá-cây xanh- mặt nước.
Hình 2.20 Đá được xếp theo tam giác lệch tượng trưng cho thiên - địa – nhân (Nguồn 13)
27
Hình 2.21 Một số dạng đá cơ bản ( Nguồn 13)
Theo quan niệm Phong thủy những viên đá có khả năng cân bằng tính âm dương nếu biết cách sắp xếp hợp lý, ngoài ra những viên đá còn phản ảnh tính thẩm mỹ của chủ nhân, khu vườn vì thế mà trở nên sinh động, phong phú hơn. Sự hiện diện của những viên đá bên cạnh dòng suối, ghềnh thác, bờ hồ, ao, phản ánh hình thể sông - núi bên ngoài thiên nhiên. Để biến những hòn đá tưởng chừng như vô tri vô giác thành những viên đá có tính năng kỳ diệu nên chú ý một số nguyên tắc sau:
- Đá nên được sắp xếp theo số lẻ. Ba tảng đá chủ đạo đầu tiên tạo thành một tam giác lệch tượng trưng cho thiên thời - địa lợi - nhân hòa, những tảng đá nhỏ phụ thêm vào cũng vậy, chúng cũng tạo thành những nhóm nhỏ theo tam giác lệch mà tảng đá lớn là trọng tâm.Với cách sắp xếp này được lý giải một cách khoa học là xử lý bố cục cân bằng bất tương xứng, tạo cho những viên đá thành một khối ba chiều có chiều sâu để có thể nhìn ngắm từ nhiều phía cũng đẹp như nhìn từ chính diện.
- Không để lộ đá hẳn trên mặt đất mà phải chôn chúng sâu ở mức cần thiết để chúng có thể thể hiện được sự vững chãi.
- Cần làm sạch bề mặt của những viên đá, tránh để rêu mọc, tránh ẩm ướt. Năng lượng dương sẽ giảm đi nếu những viên đá bị vấy bẩn.
Tuy nhiên cần phải cẩn trọng khi sử dụng đá có hình dạng ghồ ghề, lởm chởm, theo trường phái hình thức việc sử dụng những hình dạng đá này giống như những động vật hung dữ, sẽ gây tâm lý bất an.
2.7.1.5 Âm thanh trong sân vườn
Việc sử dụng âm thanh phát ra từ nguồn nước hay bộ chuông gió, những ống sáo tre…là cách thức để hấp dẫn giúp kích hoạt năng lượng trong vườn xua tan xạ khí, làm cho không gian như được trải rộng ra. Tuy nhiên, nếu âm thanh quá mạnh mẽ và vội vàng có thể kích hoạt quá mức gây sự xáo động không cần thiết.