4.2 Thực hành ứng dụng phong thủy vào thiết kế sân vườn
4.2.3 Thuyết minh thiết kế
4.2.3.1 Mẫu biệt thự số 1
Diện tích toàn khu (Stk) : 260 m2 Diện tích xây dựng ( Sxd) :150 m2 Diện tích mảng xanh (Smx) : 96 m2 Diện tích mặt nước(Smn) : 14m2
Tỉ lệ diện tích mảng xanh : (Smx + Smn)/Stk*100%= (96 + 14)/260*100% = 42 % Sân vườn được chia thành 3 khu vực: Khu tiếp cận, khu ngắm cảnh và khu vui chơi.
Trong thiết kế sử dụng các quy tắc thiết kế: nổi bật, tỉ lệ, tương phản, hài hòa và thống nhất, đặc thù về không gian.
38
Biệt thự này có hai lối vào: qua lối vào gara hoặc vào lối đi cửa chính. Nhà có hướng chánh tây. Lấy hướng của sân vườn chính là lối đi cửa chính. Gia chủ mang mạng mộc, do đó trong thiết kế dùng gam màu xanh là chủ đạo.
Mô hình tứ linh được áp dụng trong sân vườn như sau:
- Tả thanh long: bên cạnh lối đi vào gara được bố trí một tiểu cảnh trúc nhật cùng với đá, sỏi, phía bên dưới là thảm cỏ nhung xanh mướt, các cao độ khác nhau kết hợp với hiệu ứng đèn phát ra từ khe của bó vỉa đã tạo nên hiệu ứng đặc biệt khi về đêm. Các cây trúc nhật vươn cao thanh thoát tượng trưng cho thanh long
che chắn cho cả khu nhà, vườn. Hình 4.1 Tiểu cảnh 1
- Tiền chu tước: được thể hiện qua quả đồi giả được đắp thoai thoải tượng trưng cho chu tước án ngữ phía trước nhà. Lối đi vào được lát bằng tấm bê tông đan có sỏi, trên đó được cách điệu bởi tấm gạch lát màu ngói đỏ để tạo sự khác lạ, xen kẻ vào đó là cỏ lông heo. Trung tâm của lối đi vào là tấm “gấm hoa đá” hình tròn tượng cho
minh đường thủy tụ.
Hình 4.2 Tiểu cảnh 2
- Hậu huyền vũ: cùng với hàng cau vua phía trước nhà tạo sự thông thoáng,
“trước cau, sau chuối” cau thuộc hành mộc, mộc kích được hỏa giúp về công danh cho chủ nhân tượng trưng cho huyền vũ che chắn phía sau nhà.
39
Nguyên lý tam tài: được thể hiện ở hai bên lối vào chính là tiểu cảnh kết hợp giữa đá và agao mỹ, đá được xếp theo số lẻ, và bố trí theo dạng tam giác tượng trưng cho thiên thời - địa lợi - nhân hòa.
Yếu tố âm dương và ngũ hành được vận dụng xuyên suốt trong thiết kế:
- Lối đi vào vườn sau là được thiết kế uốn lượn, uyển chuyển cùng với các loại hoa bụi xinh tươi theo lối đi nhằm kích hoạt nguồn sinh khí ngay sau khi khí vào qua cửa chính.
- Điểm nhấn ở khu vực ngắm cảnh chính là thác nước độ cao tương đối, vừa kích hoạt được luồng khí mát mẻ, trong lành lại không quá gây sự xáo trộn không cần thiết. Kết hợp với một số cây thích nghi với điều kiện ẩm ướt như thủy trúc, ráy, dương sỉ, cùng với những hòn đá
được đặt ở đây đó…. Hình 4.3 Khu vực hồ nước
Để có một không gian để thoải mải để trò chuyện trong khu ngắm cảnh này ta phải bước qua những phiến đá dậm bước trên mặt nước tạo cảm giác thích thú khi hòa mình, đắm chìm trong thiên nhiên, cùng với dàn dây leo cát đằng tạo sự mát mẻ và giúp sinh khí phát triển không những theo chiều ngang mà còn theo chiều thẳng đứng.
Âm dương thể hiện rõ nét nhất ở khu vực này, trong bối cảnh yên tĩnh của không gian mang tính chất âm thì yếu tố nước động qua những vòi phun hay tiếng reo của thác đổ đã góp phần làm cho khung cảnh trở nên sinh động hơn, trong âm có dương, trong dương luôn có âm. Thủy là yếu tố tương sinh với hành mộc, việc bố trí thác nước vừa tạo điểm nhấn kết nối không gian, vừa kích hoạt nguồn năng lượng giúp lưu tán khí khắp nơi. Hướng của biệt thự theo hướng chánh tây nên nhờ yếu tố nước điều hòa cái nắng gay gắt vào buổi trưa.
Tiếp theo đó là khu vực vui chơi ngoài trời của cả gia đình, sàn được làm bằng chất liệu gỗ BFT đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và tính bền chắc cùng với ghế xích đu được làm bằng chất liệu sắt chống gỉ tương ứng với hành kim, khu vực này được thiết kế
40
thoáng đãng, dưới bóng mát, hương thơm dịu nhẹ của đại lá tù cùng với một số loại cây bụi như dạ yên thảo, dừa cạn, cẩm tú mai, cúc chuồn hay lu gốm hoa được bố trí ven sàn gỗ, chân tường làm mềm đi khối kiến trúc.
Từ phòng khách nhìn ra có thể thấy một dãi trang đỏ và chuỗi ngọc trồng theo dạng cong tương ứng với hành thủy được cắt xén với độ cao khác nhau trên nền dây đậu phụng, ở đây qui luật tương sinh theo mô hình ngũ hành, màu xanh cây chuỗi ngọc mang hành mộc tương sinh với hành hỏa của hoa trang đỏ, hành hỏa này lại tương sinh với hành thổ của sắc vàng dây đậu phụng, tất cả trồng trong bồn được bo tròn hình vòng cung tương ứng với
hành kim. Ngũ hành được vận dụng ở đây nhằm tạo sự vui tươi, sinh động, hợp lý về màu sắc, tạo cho cả gia đình có cảm giác năng động, thoải mái khi vui chơi ở khu này.
Hình 4.4 Tiểu cảnh đồng quê Khu vực vườn sau nơi tiếp cận với bếp và phòng ăn được thiết kế đơn giản,vài bụi chuối, một ụ rơm tượng trưng, một chú trâu giả dễ thương gợi nhớ về cảnh làng quê bình dị, yên ả, rơm ngoài tính chất dùng trang trí còn dùng làm lửa để chế biến những món ăn dân dã trong các buổi tiệc ngoài trời. Vài cây ớt, chanh, bụi xả được trồng ở đây để tạo không gian bếp núc, lại vừa xua đuổi được côn trùng nhờ mùi hương của chúng. Một chiếc phong linh bằng tre được treo ngay lối vào nhà bếp, tạo nên âm thanh vui tai lại vừa kích hoạt được khí tụ lại ở phần cuối của sân vườn trước khi đi vô nhà.
4.2.3.2 Mẫu 2
Diện tích toàn khu (Stk) : 1.664m2 Diện tích xây dựng (Sxd) : 7522m2 Diện tích mảng xanh (Smx): 897m2 Diện tích mặt nước(Smn) : 15m2
41
Tỉ lệ diện tích mảng xanh: (Smx + Smn)/Stk*100%= (897 + 15)/1664*100% = 55%
Biệt thự này có diện tích dành cho sân vườn lớn, lối vào gara tương đối dài, chất liệu và kiểu dáng của gạch lát được thay đổi nhằm tạo sự mới lạ cũng như hạn chế sinh khí đi vào lối đi chính quá nhanh. Thiết kế sử dụng một số nguyên tắc thiết kế: sự nổi bật, tỉ lệ, tương phản, sự thống nhất và hài hòa, đặc thù về không gian.
Trong thiết kế này tứ linh được vận dụng thông qua sự sắp xếp các cây, hoa, tiểu cảnh, đồi mô phỏng:
- Thanh long ở bên phải của lối vào được thiết kế một đồi cảnh với ba cây vạn tuế, cùng những lu gốm hoa sắp đặt đây đó bên sườn đồi, nơi đây cũng tượng trưng cho thanh long đang vươn mình.
- Phía bên trái là bạch hổ: lối dẫn vào phòng khách được nhấn mạnh bởi hình họa tiết hoa văn, lối đi uốn lượn giống như bạch hổ đang trải mình ra dẫn bước chân thoải mái kết hợp với các loài cây bụi xinh xắn.
- Hậu huyền vũ: phía sau khu vườn là một không gian mát mẻ với bóng cây xa kê, cùng một hang hoàng nam tượng trưng cho huyền vũ đứng che chắn, bao bọc cho ngôi nà cái lạnh từ hướng bắc đổ về. Phía chánh bắc tương ứng với hành thủy, và từ phòng ăn nhìn ra được thiết kế một tiểu cảnh nước được làm âm vô tường, cùng với ánh sáng của đèn sẽ tạo nên vẻ đẹp lung linh về đêm. Trên tường được phủ xanh bởi dây thằn lằn. Tạo một không gian xanh ngát.Khu
vực phía sau dành một khoảng không gian cho vườn rau của gia đình. Tại góc nhọn phía cuối vườn khí bị tù đọng nhiều, góc nhìn gây ra cảm giác khó chịu. Và một giàn mướp uốn vòm cong là giải pháp để giúp khí lưu chuyển tốt hơn lại vừa làm cho khu đất có vẻ vuông vức, không bị
gãy đứt. Hình 4.5 Vườn sau
Yếu tố âm dương, ngũ hành được vận dụng trong khu vực ngắm cảnh thông qua cách thức sử dụng màu sắc và hình dáng của các loài cây khác nhau:
- Khu ngắm cảnh được bố trí một bể nước nho nhỏ có gắn vòi từ phía trên phun xuống tạo sự mát mẻ và mới lạ, những mảng cây lá trắng, long thủ và mắt nai tương ứng với mô hình tương sinh ngũ hành (thủymộchỏathổkim) được trồng trong
42
từng lớp, với các cao độ khác nhau, trên thành hồ cũng là một chổ ngồi lý tưởng để gióng tầm mắt tới những mảng cỏ xanh mướt.
- Tiểu cảnh thuyền hoa gợi nhớ nơi thôn quê với những mảng hoa cúc chuồn, dạ yên thảo điểm xuyến cũng. Bên cạnh
đó là một hàng cau vua đang vươn cao như mời đón khí tốt, trên nền là thảm dây đậu phộng cùng với vài tảng đá nhỏ. Tại nơi tiếp giáp giữa khu vực trước phòng khách và khu ngắm cảnh được bố trí một tiểu cảnh nước, tiếng chảy róc rách của dòng nước tạo nên âm thanh vui tai, phát
tán sinh khí ra khu vực phía sau. Hình 4.6 Khu vực hồ nước
Khu vực vui chơi của cả gia đình được bố trí ở gần bên hông của gara, gần bếp tiện lợi cho các buổi tiệc ngoài trời. Bên cạnh là tiểu cảnh trầu cau gợi nhớ về một câu chuyện cổ tích nhắc nhở anh em trong gia đình phải yêu thương, gắn bó với nhau. Gần đó là sân cát cho trẻ em vui chơi.
Sự thống nhất và hài hòa trong khu vườn được thể hiện cũng qua các con đường uốn lượn xâu chuỗi toàn bộ không gian,
cả phía trước lẫn phía sau. Lối đi vào phía sau khu vườn bên phía bạch hổ trương đối dài và hẹp, do đó đường đi uốn lượn cùng với những bước giật cấp lên xuống làm nơi dừng chân kết hợp với một số cây hoa bụi nhỏ, hàng trúc nhật, vài bình gốm nhỏ được đặt ngẫu
nhiên đây đó. Hình 4.7 Phối cảnh sân vườn