Thảo luận và đề xuất

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN BÁO CÁO THIẾT KẾ CẢNH QUẢN MÔI TRƯỜNG ĐAI HỌC NÔNG LÂM 2008 (Trang 33 - 38)

TỔNG QUAN VÀ GIỚI THIỆU

4.2 Thảo luận và đề xuất

* Về cơ sở hạ tầng ở cù lao vẫn chưa phát triển đúng mức để có thể tiến hành phát triển du lịch sinh thái. Cụ thể là:

- Vấn đề về giao thông ở xung quanh cù lao, các trục giao thông ở đây vẫn chỉ là mang tính chất giao thông nông thôn, đường đất đỏ nhỏ hẹp và rất gồ ghề khó đi lại cần phải được cải tạo và xây dựng lại. Và nếu nói riêng thì trục giao thông chính để di chuyển tới cù lao này chỉ có duy nhất là giao thông đường thủy, điều này có thể gây trở ngại cho việc tiếp cận cù lao khi du khách tới nơi này. Vì vậy cần phải tiến hành hợp tác và đầu tư cùng với chính quyền địa phương ở đây nhằm cải thiện lại hệ thống giao thông giúp cho việc tiếp cận cù lao này của các du khách khi viếng thăm nơi này.

- Về mạng lưới điện, vô tuyến thì ở đây đã có hệ thống dây dẫn tới tận phường xã nên có thể tiếp dựng các đường dây vào cù lao nhằm mục đích phục vụ cho nơi này lẫn cho du khách.

- Về nguồn nước thì theo hiện trạng mà đề tài đã điều tra được và theo người dân địa phương thì có thể tận dụng được nước tưới cho cây cối trên cù lao được; điều này thuận lợi cho việc tận dụng nguồn nước tại chỗ rất dồi dào giúp tiết kiệm chi phí đáng kể cho việc tưới tiêu.

* Với các đặc điểm hiện có của cù lao thích hợp cho việc phát triển theo hướng du lịch sinh thái miệt vườn với các đặc trưng như:

- Khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng đặc trưng là của miệt vườn miền Nam.

- Thổ nhưỡng thích hợp để trồng các loài cây đặc trưng của miền Nam.

- Nguồn nhân lực địa phương dồi dào và lâu dài khi kết hợp với công tác giáo dục về môi trường, về du lịch sinh thái.

- Du khách đến đây sẽ có cơ hội tìm hiểu về cảnh quan miệt vườn, các loài cây ăn quả đặc trưng, văn hóa làng quê miền Nam.

24 SVTH: Nguyễn Thanh Ảnh MSSV: 04131001

Từ thực trạng hiện tại, vấn đề trước tiên cần phải có bảng quy hoạch tổng thể cho đến chi tiết cho cù lao như cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đội ngũ nhân viên, cảnh quan tổng thể cho đến chi tiết theo hướng du lịch sinh thái của cù lao. Do giới hạn nhất định của đề tài nên tôi chỉ đề cập đến một phần trong đó là phần cảnh quan của cù lao, cụ thể là mảng cây trồng thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu đã điều tra được nhằm phục vụ cho công tác du lịch sinh thái miệt vườn ở cù lao .

* Và về vấn đề cây trồng trên cù lao, nếu muốn thực hiện phát triển theo hướng du lịch sinh thái thì cần phải:

- Tiến hành khai hoang, đốn bỏ những cây hoang dại không cần thiết như:

gòn, trinh nữ (là loại cây gây hại rất lớn bởi nó có gai nhọn, và mức độ xâm thực rất lớn lấn át những cây khác), sậy, cỏ nga, …

- Đối với những cây lâu năm đã trồng như xoài, chôm chôm, mận… do thời gian bỏ hoang lâu, không có sự chăm sóc nên đã suy kiệt, ngã đổ, dù vẫn còn sống nhưng mức độ sinh trưởng yếu. Vì vậy cần phải tiến hành vun đất, xới gốc, bón phân hữu cơ cho cây, tỉa mé những cành nhánh mọc lòe xòe có thể gây ngã đổ cây khi mưa to gió lớn.

- Cần phải cải tạo những chỗ trũng do vết tích bị đào trước kia dùng nuôi trồng thủy sản hoặc đắp bằng phẳng những vị trí lõm bằng cát đáy sông bơm lên có thể tốn ít chi phí hơn các vật liệu khác cộng với việc phủ lớp đất mặt lên những vị trí đã đắp cát tạo thuận lợi cho việc khôi phục mặt bằng, việc khôi phục mặt bằng có thể căn cứ vào những bờ đất dọc theo các hàng cây lâu năm đã trồng làm chuẩn. Từ đó sẽ dễ dàng cho công việc quy hoạch tổng thể cũng như trồng cây mới ở đây.

- Trồng thành từng cụm, có thể trồng theo các phân khu nhất định các loại cây ăn quả. Điều này giúp cho việc chăm sóc các nhóm cây thuận lợi hơn, đỡ tiêu tốn thời gian cũng như công sức; đồng thời cũng tạo nên thẩm mỹ nhất định cho cù lao.

25 SVTH: Nguyễn Thanh Ảnh MSSV: 04131001

- Cần chú ý tới việc đắp bờ xung quanh cù lao giảm tác hại của việc xói mòn do dòng chảy của sông gây ra bằng cách đắp các bao cát và trồng các loại cây chống xói mòn tốt như tre tầm vông (Bambusa variabilis Munro.), mái dằm (Cyptocoryne ciliata Wydler.), bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.) (khả năng thích nghi của chúng rất tốt)…

- Trồng mới một số cây đặc biệt các chủng loài cây ăn trái đã có từ lâu như dâu ta, dừa, chuối, …

Nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ cho công tác quy hoạch du lịch sinh thái sau này của cù lao và dựa trên kết quả điều tra, khảo sát, đề tài có đề xuất mẫu mặt bằng trồng cây khi tiến hành cải tạo và trồng mới các chủng loài cây phục vụ du lịch sinh thái theo hướng du lịch sinh thái miệt vườn:

Hình 4.2: Mẫu mặt bằng đề nghị phân khu trồng cây

26 SVTH: Nguyễn Thanh Ảnh MSSV: 04131001

+ Phân khu A: với mục đích tạo cảnh quan bên ngoài, là phần cảnh quan sẽ gây ấn tượng ban đầu khi du khách viếng thăm nên cần trồng những loài cây thích hợp với môi trường ngập nước và tác động của chế độ bán nhật triều của sông Đồng Nai như: tràm nước (Melaleuca cajeputi), mái dằm (Cyptocoryne ciliata), tầm vông (Bambusa variabilis), keo lá tràm (Acacia auriculiformis)…

+ Phân khu B: nhằm mục đích trở thành phần trung tâm của cù lao với các loài cây ăn quả; tận dụng những bờ đất có sẵn để có thể cải tạo những cây có sẵn như: xoài (Mangifera indica), chôm chôm (Nephelium lappaceum), mận (Syzygium semarangense) và trồng thêm những loài cây ăn quả thích hợp với khí hậu miền Nam cũng như của cù lao nói riêng như: dâu da (Baccaurea ramiflora), dừa (Cocos nucifera), vú sữa (Chrysophyllum cainito)… dọc theo con rạch vừa tạo cảnh quan miệt vườn vừa tận dụng không gian.

+ Phân khu C: nhằm mục đích tạo cảnh quan làng quê Nam bộ với việc cải tạo các khu trũng, những chỗ mà trước đây được dùng làm hồ nuôi thủy sản, có thể trồng các loài cây như chuối (Musa paradisiaca), sen ( Nelumbo nucifera), tràm nước (Melaleuca cajeputi), dừa (Cocos nucifera)…

Hình 4.3: Mẫu mặt bằng đề nghị trồng cây theo phân khu

27 SVTH: Nguyễn Thanh Ảnh MSSV: 04131001

Qua kết quả điều tra khảo sát và dựa vào các tiêu chí cũng như mục đích phát triểu du lịch sinh thái miệt vườn của cù lao mà đề tài có đề xuất một số loài cây qua bảng danh mục sau đây:

Bảng 4.2: Danh mục các loài cây đề xuất trồng:

STT TÊN THÔNG

THƯỜNG TÊN KHOA HỌC HỌ THỰC VẬT

1 Dừa Cocos nucifera L. Arecaceae

2 Dâu da Baccaurea ramiflora Lour. Euphorbiaceae 3 Keo lá tràm Acacia auticuliformis Fabaceae 4 Măng cụt Garcinia mangostana L. Guttiferae

5 Chiếc Baringtonia sp. Lecythidaceae

6 Bằng lăng Lagerstroemia speciosa (L.) Pers. Lythraceae

7 Bòn bon Lansium domesticum Meliaceae

8 Chuối Musa paradisiaca L. Musaceae

9 Chuối hột Musa balbisiana Colla. Musaceae 10 Sen Nelumbo nucifera Gaertn. Nelumbonaceae 11 Tầm vông Bambusa variabilis Munro. Poaceae

12 Cỏ lá gừng Axonopus compressus Poaceae

13 Bưởi Năm Roi Citrus maxima Rutaceae

14 Cam sành Citrus nobilis Rutaceae

15 Vú sữa Chrysophyllum cainito L. Sapotaceae 16 Cách Premna serratifolia L.. Verbenaceae

28 SVTH: Nguyễn Thanh Ảnh MSSV: 04131001

Sau đây là đề nghị một số cây trồng tiêu biểu cùng vị trí, tác dụng của chúng với mục đích phát triển cù lao theo hướng du lịch sinh thái miệt vườn như sau :

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN BÁO CÁO THIẾT KẾ CẢNH QUẢN MÔI TRƯỜNG ĐAI HỌC NÔNG LÂM 2008 (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)