Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN KHOA
3.2. Các giải pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên Khoa Kinh tế - Trường
3.2.1. Giải pháp đối với sinh viên
Nhận định đúng tầm quan trọng của “kỹ năng mềm”, thế hệ học sinh, sinh viên cần lưu tâm hơn nữa trong việc trau dồi kỹ năng cho mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bởi kiến thức không phải là tất cả và để giải quyết công việc thì không chỉ có kiến thức.
Kỹ năng mềm hay còn gọi là kỹ năng sống là những kỹ năng thuộc về đặc điểm tính cách của con người, vì thế mà mỗi người sở hữu các kỹ năng mềm ở mức độ thành thạo khác nhau. Để phát triển các kỹ năng sống thì trước hết sinh viên phải tự đánh giá xem các kỹ năng sống của mình đã ở mức độ nào, còn yếu ở những kỹ năng nào để chú ý phát triển những kỹ năng đó. Việc làm này không hề đơn giản vì không giống như các kỹ năng cứng (kỹ năng thuộc về chuyên môn, kinh nghiệm), một người rất khó để
xác định xem các kỹ năng tư duy, kỹ năng học và tự học, hay kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề… của mình đang ở mức độ nào và cũng rất khó có thể lượng hóa được thời gian luyện tập cần thiết để hoàn thiện được các kỹ năng đó. Một sinh viên có thể tự đánh giá rằng mình đã tốt ở những kỹ năng này nhưng khi gặp phải những khó khăn trong cuộc sống, công việc thì mới nhận ra những điểm yếu trong kỹ năng sống.
Trong điều kiện học tập tại trường chưa có môn học riêng và các hoạt động ngoại khóa đào tạo, huấn luyện về kỹ năng mềm sinh viên cần chủ động tìm đọc sách báo, tài liệu và tham gia các lớp học giúp trang bị kỹ năng mềm.
Để nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp, ngoài việc tự rèn luyện, học hỏi trong cách ứng xử với người khác, các nguyên tắc trong giao tiếp thì sinh viên cần năng động tham gia các hoạt động đoàn, hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội tại Nhà trường và địa phương.
Riêng đối với kỹ năng học và tự học, kỹ năng tư duy sáng tạo và phản biện, sinh viên cần có sự nhận thức về vai trò chủ động của mình trong quá trình học tập. Đây chính là sự khác biệt giữa việc học đại học và học tập ở cấp phổ thông. Sinh viên đại học cần xác định rõ mục tiêu học tập lâu dài và trước mắt của bản thân mình, giảng viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn. Muốn vậy, sinh viên cần có định hướng rõ ràng về nghề nghiệp tương lai và có tiềm năng vươn lên thích ứng với những yêu cầu trước mắt và lâu dài mà xã hội đặt ra và phải liên hệ được việc học hiện tại với những mục tiêu lâu dài đó. Sinh viên cần phải học tập có kế hoạch, có mục tiêu. Kế hoạch trong học tập là điều quan trọng nhất, nhưng cũng thường bị sinh viên bỏ sót nhất trong quá trình học tập của mình. Mỗi người có thể có một kế hoạch và mục tiêu khác nhau, lập kế hoạch để sinh viên biết được khối lượng kiến thức đang có và sẽ phải có. Kế hoạch học tập giúp sinh viên luôn ý thức được những vấn đề quan trọng, những vấn đề ta còn yếu để chú ý rèn luyện nhiều hơn.
Trong quá trình tự học, sinh viên cũng cần lựa chọn cho mình phương pháp học tập phù hợp với bản thân. Muốn vậy, trước tiên sinh viên phải xác định thói quen, sở thích học tập của mình. Sinh viên có thể áp dụng các phương pháp học như SQ3R hoặc công cụ trợ giúp tư duy như bản đồ tư duy Mind Map của Tonay Buzan để hệ thống hóa kiến thức.
Quá trình tự học không chỉ là xác định mục tiêu và phương pháp học tập, mà sinh viên cần phải học tập với thái độ tích cực, học ở bất kỳ nơi nào, học bất kỳ lúc nào, bất kỳ nguồn nào và từ bất kỳ ai. Trong đó khoảng thời gian học tập trên lớp rất
lược để tiếp cận kiến thức từ thầy cô. Phần lớn học sinh than phiền thời lượng học tập ở lớp quá ít, thầy cô không thể chuyển tải hết kiến thức cho mình. Sinh viên cần phải chủ động tự tìm hiểu tất cả, và thầy cô sẽ hướng dẫn, giải đáp những chỗ khúc mắc của của sinh viên. Đọc bài trước khi nghe giảng sẽ biến bài giảng thành một buổi ôn tập và cho phép hiểu bài sâu hơn, đồng thời sẽ xác định những điều khó hiểu để hỏi giáo viên trong lớp hoặc sau đó. Nếu mỗi lần gặp thầy cô trên lớp mà sinh viên đặt được nhiều câu hỏi, có nghĩa là họ đang sử dụng hiệu quả khoảng thời gian đó.
Tự học giữ vai trò lớn lao trong việc hiểu và tiếp thu tri thức. Trong quá trình tự học, sinh viên sẽ gặp nhiều vấn đề mới và việc đi tìm giải đáp cho những vấn đề ấy là cách tốt nhất để kích thích hoạt động trí tuệ cho sinh viên. Nếu thiếu đi sự nỗ lực tự học cảu bản thân sinh viên thì kết quả không thể cao dù có điều kiện ngoại cảnh thuận lợi đến mấy (thầy giỏi, tài liệu hay). Kỹ năng tự học không chỉ quan trọng trong quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường, mà nó cần thiết cho suốt thời gian lao động của cả đời người. Nhất là ngày nay, khi mà thế giới biến đổi quá nhanh, mỗi ngày, mỗi tờ báo đều đăng tải những phát minh mới, sản phẩm mới, phương pháp mới, công cụ mới. Có một câu nói rất hay về kỹ năng học và tự học: “Nếu bạn không có kỹ năng học và tự học để tiếp thu liên tục những đổi mới này, bạn sẽ mãi là người đứng sau”.
Tư duy phản biện là một kĩ năng trong đó người suy nghĩ chủ động hướng tới những vấn đề và tình huống phức tạp dựa trên những suy nghĩ, quan điểm và niềm tin của mình. Người này hoàn toàn có thể khiến chính những suy nghĩ, quan điểm và niềm tin của mình trở nên hợp lí và chính xác hơn bằng cách tự khám phá, đặt ra hàng loạt câu hỏi và tìm ra câu trả lời hay giải pháp cho chính những câu hỏi đó. Trong quá trình áp dụng phương pháp tư duy phản biện, bất cứ ở tại thời điểm nào, người sinh viên cũng phải sẵn sàng động não, suy luận và đánh giá; những hoạt động này sẽ tạo thành một phong cách tư duy, luôn luôn sẵn sàng lắng nghe, nhưng trước khi chấp nhận bất cứ ý kiến nào, người sinh viên phải chủ động phân tích và đánh giá. Hoạt động của não bộ theo phong cách này sẽ giúp sinh viên hình thành vững vàng tư duy duy độc lập và tư duy phản biện. Với tư duy độc lập và tư duy phản biện như nền tảng, và với kiến thức tích lũy thành hệ thống, sinh viên sẽ có điều kiện phát triển tư duy sáng tạo của mình.
3.2.2. Giải pháp đối với giảng viên
Muốn nâng cao, phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên thì trước hết mỗi giảng viên phải trang bị tốt cho mình các kỹ năng đó, đồng thời tìm hiểu, học hỏi các phương pháp đào tạo kỹ năng mềm cho đối tượng sinh viên.
Người giảng viên cần nhận thức về vai trò và trách nhiệm của mình trong việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên. Song song với việc giảng dạy kiến thức chuyên môn trong các môn học, giảng viên nên lồng ghép, kết hợp với đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên. Muốn vậy giảng viên phải luôn cập nhật những phương pháp giảng dạy mới, đặc biệt là phương pháp giảng dạy tích cực – một phương pháp hướng đến sự tích cực của sinh viên và giúp phát triển các kỹ năng sống của sinh viên.
Áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực có nghĩa là khi giảng dạy một môn học giảng viên phải hội tụ được các yếu tố sau:
- Thể hiện rõ vai trò của nguồn thông tin và các nguồn lực sẵn có - Thể hiện rõ được động cơ học tập của người học khi bắt đầu môn học - Thể hiện rõ được bản chất và mức độ kiến thức cần huy động
- Thể hiện rõ được vai trò của người học, người dạy, vai trò của các mối tương tác trong quá trình học
- Thể hiện được kết quả mong đợi của người học
Giảng viên cần giúp sinh viên, đặc biệt là những sinh viên mới bước vào môi trường đại học hiểu rõ vai trò chủ động, tích cực của mình trong quá trình học tập. Ở trung học, học sinh chỉ cần nắm vững những kiến thức được cô giáo truyền giảng ở trên lớp và giáo viên liên tục giao bài tập, kiểm tra, đánh giá học sinh. Ngược lại, ở đại học thì tự học là phương pháp, cách thức cơ bản của mỗi sinh viên phải quán triệt. Bởi vì, phương hướng chủ yếu của trường đại học trong giai đoạn này là nhanh chóng biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo mà thực chất là làm cho sinh viên tự hoàn thiện và làm hong phú thêm vốn tri thức bằng sự nỗ lực tự học, tự nghiên cứu. Sinh viên đại học, học phương pháp là chủ yếu. Thầy cô giáo đóng vai trò là những người hướng dẫn học tập, và các giờ lên lớp chỉ cung cấp được những kiến thức cơ bản nhất, những tài liệu cơ bản, còn việc học tập của sinh viên là sắp xếp trình tự, thời gian để nghiên cứu nắm tài liệu cơ sở và cả tài liệu tham khảo mở rộng. Các giảng viên cũng nên chú trọng đến việc giới thiệu mục tiêu của mỗi môn học và các tài liệu liên quan để sinh viên chủ động trong học tập. Khi thảo luận, đặt câu hỏi, bài tập cũng như ra đề thi, giảng viên cần linh hoạt trong việc đánh giá, khuyến khích sinh viên phát huy khả năng sáng tạo, tự học của mình. Giảng viên nên tạo không khí lớp học cởi mở, tôn trọng ý kiến của sinh viên và khuyến khích tranh luận.
Giảng viên có thể áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực sau:
a. Phương pháp dạy học nhóm
Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác,
nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.
Quy trình dạy học nhóm
Hình 3.1. Quy trình dạy học nhóm b. Phương pháp giải quyết vấn đề
Phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học đặt ra trước sinh viên các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển sinh viên vào tình huống có vấn đề, kích thích họ tự lực, chủ động và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề. Trong chu trình học tập theo phương pháp này, thời gian làm việc độc lập (cá nhân) luôn luân phiên với thời gian làm việc trong nhóm (có sự giúp đỡ của giảng viên, trợ giảng, hoặc người hướng dẫn).
NHẬP ĐỀ VÀ GIAO NHIỆM VỤ Giới thiệu chủ đề
Xác định nhiệm vụ các nhóm Thành lập các nhóm
LÀM VIỆC NHÓM Chuẩn bị chỗ làm việc Lập kế hoạch làm việc Thoả thuận quy tắc làm việc Tiến hành giải quyết nhiệm vụ Chuẩn bị báo cáo kết quả
TRÌNH BÀY KẾT QUẢ / ĐÁNH GIÁ Các nhóm trình bày kết quả
Đánh giá kết quả Làm việc toàn lớp
Làm việc toàn lớp Làm việc nhóm
Cấu trúc của quá trình giải quyết vấn đề:
Hình 3.2. Cấu trúc quá trình giải quyết vấn đề c. Dạy học theo dự án
Dạy học theo dự án còn gọi là phương pháp dự án, trong đó sinh viên thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành.
Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm. Kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được.
Các giai đoạn của dạy học theo dự án:
Vấn đề I) Nhận biết vấn đề Phân tích tình huống
Nhận biết, trình bày vấn đề cần giải quyết
II) Tìm các phương án giải quyết
So sánh với các nhiệm vụ đã giải quyết Tìm các cách giải quyết mới
Hệ thống hóa, sắp xếp các phương án giải quyết
Giải quyết
III) Quyết định phương án (giải quyết vấn đề) Phân tích các phương án
Đánh giá các phương án Quyết định
Hình 3.3. Các giai đoạn của dạy học theo dự án d. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình (case study)
Đây là phương pháp sử dụng các ví dụ điển hình trong thực tế (case) để làm nội dung chính cho sinh viên thảo luận trong các môn học. Với sự phát triển nhanh chóng của nhân loại trên mọi mặt, có thể nói nguồn tư liệu để xây dựng “case” là gần như vô hạn: sách, báo, tạp chí, phim, ảnh, internet,... hoặc giảng viên có thể tự xây dựng các
“case” cho sát với mục tiêu và mục đích của môn học. Vấn đề là người dạy biết cách chọn lọc thông tin sao cho phù hợp với mục đích dạy học và thời gian cho phép.
Một “case” thường có ba phần chính:
- Phần nội dung: chứa đựng vấn đề cần được phân tích, tìm hiểu, đánh giá
- Phần hệ thống câu hỏi: giúp định hướng người học tìm hiểu và đánh giá vấn đề, vận dụng kết quả tìm hiểu vấn đề vào những tình huống tương tự,...
- Phần hướng dẫn tài liệu: chỉ ra các nguồn tài liệu tham khảo giúp người học tìm hiểu các khía cạnh khác nhau của “case”
Theo Herreid (1994), có thể tiến hành giảng dạy “case” theo các phương pháp sau:
1. Phương pháp thảo luận (Discussion format) QUYẾT ĐỊNH CHỦ ĐỀ
GV /SV đề xuất sáng kiến chủ đề, xác định mục đích dự án
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Sinh viên lập kế hạch làm việc, phân công lao động
THỰC HIỆN
Sinh viên làm việc nhóm và cá nhân theo kế hoạch Kết hợp lý thuyết và thực hành, tạo sản phẩm
GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
Sinh viên thu thập sản phẩm, giới thiệu, công bố sản phẩm dự án
ĐÁNH GIÁ
GV và SV đánh giá kết quả và quá trình Rút ra kinh nghiệm
Giảng viên giới thiệu “case” cho lớp học, sau đó nêu ra hệ thống câu hỏi để hướng dẫn lớp thảo luận. Trong quá trình thảo luận, giảng viên có thể đưa ra các gợi ý để giúp nội dung thảo luận luôn sôi nổi và đi đúng hướng. Tùy theo nội dung vấn đề mà giảng viên nên hoặc không nên tổng kết thảo luận và giải đáp các câu hỏi.
2. Phương pháp tranh luận (Debate format)
Thường được dùng trong trường hợp “case” đề cập đến hai quan điểm hoặc giải pháp trái ngược nhau cho cùng một vấn đề, ví dụ “case” đề cập đến việc uống cà phê là tốt hoặc có hại đối với sức khỏe con người. Để tiến hành thảo luận, GV chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị ý kiến về một quan điểm hoặc giải pháp sau đó lần lượt mỗi nhóm trình bày, nhóm kia đưa ra ý kiến phản bác.
3. Phương pháp công luận (Public hearing format)
Một nhóm sinh viên được chọn để đóng vai chủ tọa đoàn, những sinh viên còn lại có thể nêu lên quan điểm của mình về vấn đề mà “case” đặt ra. Chủ tọa đoàn có thể đặt ra các qui định cho buổi thảo luận, điều hành tiến trình thảo luận, và cho ý kiến nhận xét về các nội dung trao đổi. Giảng viên chỉ đóng vai trò hỗ trợ vào những lúc cần thiết và có thể cho ý kiến đánh giá chung.
4. Phương pháp tranh tụng (Trial format)
Đây là phương pháp sử dụng hình thức giải quyết vấn đề tựa như ở các phiên tòa: một số SV (hoặc cùng với giảng viên) đóng vai trò chủ tọa đoàn, một nhóm sinh viên đóng vai trò “bên nguyên đơn”, một nhóm khác đóng vai trò “bên bị đơn”. Ngoài ra còn có một số sinh viên đóng vai “luật sư biện hộ” và “nhân chứng”.
5. Phương pháp nghiên cứu nhóm (Scientific research team format)
Phương pháp này không chú trọng việc thảo luận như các phương pháp trên mà chủ yếu giúp sinh viên cùng cộng tác để tìm hiểu, giải quyết một vấn đề khoa học, kỹ thuật nào đó. Giảng viên đưa ra một “case” với các yêu cầu cụ thể và các câu hỏi dẫn dắt, trên cơ sở đó nhóm sinh viên tìm tòi tài liệu, nghiên cứu, trao đổi,... để đi tìm lời giải.
3.2.3. Giải pháp đối với Khoa và Nhà trường
Việc rèn luyện các kỹ năng mềm đối với các trường đại học, cao đẳng nói chung và Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên nói riêng hiện nay chưa được chú trọng đúng mức. Trong thời đại thông tin, khối lượng kiến thức của nhân loại gia tăng nhanh chóng. Vấn đề quan trọng không phải là truyền đạt cho sinh viên bao nhiêu kiến thức, mà là trang bị cho sinh viên khả năng tự thu thập kiến thức, tự thân phát triển và năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Ngoài những mục tiêu về kiến thức và