- Có một vài thuốc khi dùng cùng lúc với một số đồ ăn, thức uống sẽ gây những tương tác bất lợi. Khi dùng thuốc qua đường tiêu hoá, thuốc được hấp thu tại miệng, tại dạ dày, tại ruột non, tại ruột già, mỗi thuốc sẽ bền vững ở môi trường pH khác nhau. Do đó cần hướng dẫn người bệnh ăn uống hợp lý khi dùng thuốc, đồng thời biết uống thuốc vào thời điểm hợp lý: trước, sau, gần, xa bữa ăn.
- Cho người bệnh uống thuốc với nước đun sôi để nguội là tốt nhất. Cần tránh uống thuốc với :
+ Sữa: Các kháng sinh đều bị sữa làm giảm hấp thu.
+ Nước chè: Gây kết tủa nhiều thuốc.
+ Nước khoáng: Độ kiềm cao gây tăng hấp thu một số thuốc.
+ Rượu: Rượu có thể gây nên tương tác với các nhóm thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ. Rượu tăng tác dụng viêm loét chảy máu của thuốc chống viêm không steroid. Rượu dùng đồng thời thuốc hạ huyết áp gây tụt huyết áp đột ngột. Rượu dùng đồng thời với isoniazid hoặc metronidazol gây phản ứng sợ rượu, người bệnh nghiện rượu sẽ không bỏ rượu mà lại bỏ thuốc.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Câu hỏi đúng sai
Câu 1: Tương kỵ bản chất là một tương tác dược học A. Đúng
B. Sai
Câu 2: Kết hợp cefotaxim với gentamicin gây tương tác nguy hiểm do đó luôn không kết hợp hai thuốc này
A. Đúng B. Sai
Câu 3: Cho người bệnh dùng digoxin lúc đói A. Đúng
B. Sai
Câu 4: Uống Adalat LP 20mg, Aspirin PH8 lúc no là tốt nhất A. Đúng
B. Sai
Câu 5: Phối hợp cimetidin và theophylin có tương tác mức độ 2 (thận trọng khi sử dụng).
A. Đúng B. Sai
Câu 6: Sử dụng cimetidin ở liều bình thường cho người bệnh nghiện rượu có thể bị ngộ độc
A. Đúng B. Sai
Câu 7: Phối hợp dicoumarol và sulfamid chống đái tháo đường ở liều bình thường có thể gây hạ đường huyết.
A. Đúng B. Sai
Chọn một câu trả lời đúng nhất trong số các câu A, B, C, D....
Câu 8: Các tương tác dược động học gồm tương tác ảnh hưởng đến:
A. Hấp thu thuốc tại đường tiêu hóa B. Chuyển hóa thuốc
C. Phân bố thuốc D. Thải trừ thuốc
Đ. Thay đổi vị trí liên kết E. Cả A, B, C
F. Cả A, B, C, D G. Cả A, B, C, D, Đ
Câu 9: Các tương tác dược lực học:
A. Cạnh tranh liên kết . B. Thay đổi vị trí liên kết C. Phân bố thuốc
D. Cả A, B Đ. Cả A, C E. Cả A, B và C
Câu 10.Khi phát hiện 2 thuốc có tương tác bất lợi mà bản chất của tương tác là dược lực học, tốt nhất là:
A. Cho bệnh nhân dùng 2 thuốc cách nhau ít nhất là 2h B. Thay một trong hai thuốc đó
Câu 11: Khi phát hiện 2 thuốc có tương tác bất lợi mà bản chất của tương tác là cảm ứng hoặc ức chế enzym thì tốt nhất là:
A. Cho bệnh nhân dùng 2 thuốc cách nhau ít nhất là 2h B. Thay một trong hai thuốc đó
Câu 12:Chỉ định ceftriaxon (dạng muối natri) pha trong:
A. Dung dịch dextrose 5%
B. Dung dịch dextrose 10%
C. Dung dịch natri clorid 0,9%
D. Cả A, C Đ. Cả B, C
Câu 13:Không chỉ định trộn lẫn trong một bơm tiêm:
A. Dopamin và furosemid B. Máu và ampicilin
C. Lidocain và dung dịch natrihydrocarbonat (NaHCO3) D. Gentamicin và cefotaxim
Đ. Cả A, B E. Cả A, B và C F. Cả A, B, C và D
Câu 14: Không chỉ định tiêm tĩnh mạch thuốc : A. Clindamycin
B. Cloramphenicol C. Procaine penicilin D. Benzathin penicilin Đ. Cả A, B
E. Cả B, C F. Cả C, D
Câu 15: Dùng Dược thư Quốc gia để tra cứu tương tác cho ta biết tương tác một cách A. Định tính
B. Định lượng C. Cả A, B
Câu 16:Tương tác thuốc với thuốc có các trường hợp:
A. Tương tác không dự kiến trước được B. Tương tác dự kiến trước được C. Cả A, B
Câu 17:Các thuốc làm thay đổi pH của nước tiểu dẫn đến hậu quả:
A. Tăng pH của nước tiểu làm tăng tái hấp thu các thuốc gốc bazơ B. Giảm pH của nước tiểu làm tăng tái hấp thu các thuốc gốc acid C. Cả A, B
Câu 18:Có thể điều trị ngộ độc gardenal bằng natribicarbonat do:
A. Natribicarbonat làm tăng pH nước tiểu nên tăng thải trừ gardenal B. Natribicarbonat cạnh tranh vị trí liên kết của gardenal
C. Cả A, B
Câu 19:Kết hợp probenecid với penicilin làm tăng T1/2 của penicilin do:
A. Ức chế thải trừ penicilin B. Tăng hấp thu penicilin C. Cả A, B
Câu 20:Tương tác thuốc nhóm cephalosporin và nhóm aminoglycosid gây:
A. Tăng hiệu lực của nhóm cephalosporin
B. Tăng độc tính với thận và tai của nhóm aminoglycosid C. Cả A, B
Câu 21:Dược sĩ cần trao đổi với bác sĩ khi phát hiện:
A. Tương tác mức độ 1 và 2 B. Tương tác mức độ 3 và 4 C. Các tương tác thuốc quan trọng D. Cả B, C
Câu 22:Một tương tác thuốc không nhất thiết là nguy hiểm khi:
A. Theo dõi sinh học và lâm sàng người bệnh khi dùng kết hợp hai thuốc B. Giảm liều, khoảng cách dùng thuốc hợp lý
C. Cả A, B
Câu 23:Tận dụng tương tác có lợi của thuốc nhằm:
A. Tăng hiệu lực của thuốc B. Giảm liều thuốc
C. Giải độc D. Cả A, B và C
Câu 24:Tương tác bất lợi có thể có hậu quả:
A. Giảm hiệu lực của thuốc
B. Tăng hấp thu gây ngộ độc thuốc C. Tăng tác dụng không mong muốn D. Cả A, B và C
Câu 25:Cimetidin làm tăng tác dụng của diazepam khi dùng đồng thời hai thuốc này do:
A. Tăng hấp thu diazepam
B. Giảm độ thanh thải của diazepam C. Cả A, B
Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Câu 26:Tương tác thuốc là một phản ứng giữa thuốc với ...thứ hai.
Câu 27: Bản chất của tương tác: Tương tác...học, tương tác dược ...học; tương tác ...học.
Câu 28: Tương tác thuốc được chia làm...mức độ, trong đó mức độ... là phối hợp nguy hiểm nhất (theo Mims Interactive, Incompatex, Phần mềm tương tác tiếng Việt).
Câu 29: Các mức độ của tương tác
- Mức độ 1: Cần theo dõi ...
- Mức độ 2: Cần theo dõi...
- Mức độ 3: Cân ... nguy cơ/lợi ích - Mức độ 4: Phối hợp ...
Câu 30: Các thứ tự đặt câu hỏi để tự kiểm tra tương tác thuốc khi kê đơn và dùng thuốc cho người bệnh:
- Giai đoạn ...: Có tương tác thuốc hay không?
- Giai đoạn... …………: Phải xử trí thế nào?
- Giai đoạn…...: Bản chất của tương tác thuốc là gì?
THỰC HÀNH
Phần 1: Học viên chia làm 4 nhóm, thực hành tra cứu trên phần mềm (MIMS interactive, tiếng Việt); Dược thư Quốc gia và Phụ lục 5 để:
- Tìm mức độ, hậu quả và cách xử lý các tương tác bất lợi (nếu có)
- So sánh kết quả tìm được từ Dược thư, phụ lục 5 và phần mềm, tìm tương tác mang tính định tính và định lượng của các cặp phối hợp thuốc sau:
1. Cefotaxim + gentamicin 2. Ampicilin + gentamicin 3. Ceftriaxon + warfarin 4. Ciprofloxacin + theophylin 5. Erythromycin + astemisol 6. Gentamicin + vancomycin 7. Metronidazol + cimetidin 8. Negram + ciclosporin 9. Rifampicin + prednisolon 10. Ofloxacin + antacid 11. Ceftazidim + furosemid 12. Cloramphenicol + gardenal 13. Clopheniramin + diazepam 14. Digoxin + nifedipin
15. Doxycyclin + phenytoin 16. Adrenalin + propanolol 17. Erythromycin + valproic acid 18. Heparin + aspirin
19. Lidocain + furosemid
Phần 2: Học viên tra cứu các thuốc bản thân hay kê đơn phối hợp để tìm tương tác và tự đánh giá sự kết hợp thuốc của mình hợp lý hay không hợp lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ivan H Stockley, (2001), Drug Interaction, Pharmaceutical Press, London-Great Britain.
2. Tatro S.David, (2003), Drug interaction facts, PharmD, St.Louis.
3. Incompatex - 1998- 10ed 4. Phần mềm Incompatex
5. Phần mềm Mims Interactive - Việt Nam (2000) 6. Phần mềm tương tác thuốc tiếng Việt (2001)
BÀI 5